Chạy bộ giúp rèn luyện sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, chấn thương khi chạy bộ là điều khó tránh khỏi. Mỗi mức độ tổn thương sẽ có ảnh hưởng khác nhau. Thậm chí, một số trường hợp phải tạm dừng chạy trong một thời gian. Vì thế, người tập cần nắm rõ những biện pháp phòng tránh hoặc biết cách xử trí khi gặp phải chấn thương khi chạy bộ.
Chấn thương khi chạy bộ là điều khó tránh đối với những ai đam mê loại hình thể thao này. Các hoạt động lặp đi lặp lại ở chân thường xuyên có thể khiến người tập đối mặt với nhiều rủi ro. Khi chạy bộ không đúng kỹ thuật, bạn có thể gây tổn hại cho các cơ, khớp, mô liên kết ở chân.
Theo một số nghiên cứu vào năm 2015, đầu gối, cẳng chân và bàn chân là những vùng người chạy bộ dễ bị chấn thương nhất. Tỷ lệ mắc chấn thương ở các vùng này như sau:
Viêm gân bánh chè (viêm gân đầu gối) là tình trạng xảy ra khi khớp gối hoạt động liên tục kéo dài hoặc không được khởi động kỹ trước khi vào bài tập chính. Điều này sẽ khiến gân xương bánh chè bị sưng tấy, đau do viêm. Viêm gân bánh chè thường gặp ở người chơi thể thao và người vận động nhiều.
Căng thẳng lặp đi lặp lại nhiều lần ở chân là nguyên nhân chủ yếu gây viêm gân Achilles (viêm gân gót chân). Chấn thương này thường xảy ra ở người tập luyện quá mức, đặc biệt là vận động viên. Những dấu hiệu có thể gặp khi viêm gân gót chân như đau rát bỏng hoặc đau cứng phần thấp bắp chân vào buổi sáng; đau vùng gót, nhất là khi căng gót hoặc đứng trên đầu mũi chân. Nếu bị đứt gân, người tập sẽ bị đau dai dẳng, gót chân bị phù nề do có chảy máu giữa những sợi gân. (1)
Khi vận động chân quá sức, đặc biệt là nếu tăng cường độ tập luyện quá nhanh, dải chậu chày có thể bị căng, gây viêm. Đối tượng dễ mắc hội chứng dải chậu chày là người thường xuyên chạy bộ, đặc biệt là người chạy đường dài. Trong những chấn thương thường gặp khi chạy bộ, tỷ lệ mắc chấn thương này lên tới 12%.
Hội chứng căng xương chày là tình trạng đau dọc mặt trước hoặc mặt trong xương chày (cẳng chân). Các cơ bắp, gân và mô xương trở nên quá tải. Phần lớn trường hợp mắc chấn thương này đều không nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số trường hợp nếu không được điều trị đúng cách, hội chứng căng xương chày có thể tiến triển thành gãy xương do mỏi (stress fractures).
Chấn thương các cơ vùng sau đùi là tình trạng một hay nhiều cơ ở mặt sau của đùi (hamstring) bị co giãn quá mức hoặc thậm chí là bị rách. Phần lớn các trường hợp chấn thương các cơ vùng sau đùi có thể tự lành sau một thời gian. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh phải đối mặt với tình trạng mất khả năng hoạt động chân linh hoạt.
Nguyên nhân gây viêm cân gan bàn chân (viêm gân gan bàn chân) gồm những tác nhân tác động gây chấn thương lên cơ gan bàn chân. Tổn thương làm gân cơ bàn chân bị kéo căng, mất tính đàn hồi và giảm khả năng chịu lực.
Chấn thương này tác động tiêu cực đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Điều trị viêm cân gan bàn chân cần được thực hiện đúng cách, kịp thời nhằm phòng ngừa chấn thương chuyển sang mạn tính, tái phát nhiều lần, ảnh hưởng xấu đến dáng đi và chất lượng cuộc sống của người bệnh. (2)
Gãy xương do mỏi là những vết nứt nhỏ hình thành trong xương do các cử động, vận động lặp đi lặp lại hoặc di chuyển liên tục như chạy bộ quá lâu không ngừng nghỉ. Đối với người chạy bộ, gãy xương do mỏi thường xảy ra ở đầu bàn chân, gót chân, cẳng chân. Cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng theo thời gian, đi kèm các triệu chứng sưng và bầm tím tại vùng xương gãy.
Bong dây chằng cổ chân (ankle sprain) là tình trạng dây chằng cổ chân bị căng giãn hoặc đứt. Chấn thương này thường xảy ra sau khi va chạm hoặc té ngã trong quá trình di chuyển. Khi bị chấn thương, tư thế bàn chân bị lật vào trong gây tổn thương dây chằng bên ngoài hoặc lật ra ngoài gây tổn thương dây chằng bên trong.
Đây là tình trạng thân móng không mọc thẳng mà quặp lại như móng vuốt, cắm sâu vào phần thịt hai bên khóe ngón chân, gây đau nhức. Tình trạng móng chân mọc ngược khi không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới nhiễm trùng xương và nhiễm trùng máu.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch, thường gặp nhất là sử dụng khớp quá mức. Bao hoạt dịch là một lớp đệm mỏng nằm ở trong bao khớp, chứa chất nhầy là hoạt dịch. Tác dụng của hoạt dịch là bôi trơn hệ thống xương khớp, nuôi dưỡng các sụn khớp trong cơ thể. Khi chạy bộ trong thời gian dài, người tập buộc phải dùng khớp gối nhiều, gây quá tải ở khu vực này, rất dễ dẫn tới viêm bao hoạt dịch. (3)
Chức năng của sụn chêm là giúp ổn định khớp, bảo vệ xương không bị hao mòn. Tuy nhiên, chỉ cần một cú xoay gối đột ngột khi tập luyện, chơi thể thao hay tai nạn trong lao động và giao thông đều có thể gây rách sụn chêm. Trong một số trường hợp khác, một phần sụn gối bị rách, vỡ ra, kẹt vào khớp có thể gây thoái hóa khớp.
Căng cơ bắp chân là tình trạng tổn thương các cơ ở phía sau chân. Các cơ ở bắp chân bị căng gây khó chịu, khiến bàn chân, mắt cá chân và đầu gối đều không thể hoạt động như bình thường. Điều này khiến người bệnh phải tạm ngừng những hoạt động thể dục thể thao yêu thích, thậm chí việc đi lại khi đó cũng vô cùng khó khăn.
Khi chạy bộ, nếu gặp phải những triệu chứng dưới đây, người bệnh nên dừng ngay mọi hoạt động, để chân thư giãn. Các triệu chứng gồm:
Thông thường, bác sĩ có thể chẩn đoán các chấn thương khi chạy bộ dựa trên mô tả triệu chứng của người bệnh và khám thực tế. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ cần tới các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, MRI.
Khi mắc phải chấn thương, người tập cần dừng ngay mọi hoạt động để chân có thời gian nghỉ ngơi. Tiếp theo, bạn nên áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như chườm lạnh, băng ép, kê cao chân. Nếu chủ quan trước các chấn thương khi chạy bộ, người tập có thể đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như đau dai dẳng, thoái hóa khớp, gãy xương, nhiễm trùng xương…
Nếu gặp chấn thương, người tập cần ngừng chạy ngay lập tức. Tiếp theo, bạn nên sơ cứu với phương pháp RICE, sau đó nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán và có hướng can thiệp kịp thời.
Lưu ý, không chạy lại cho tới khi chấn thương khỏi hoàn toàn. Trong thời gian chờ đợi, khi triệu chứng đau nhức đã thuyên giảm, bạn có thể chuyển sang hình thức tập luyện nhẹ nhàng hơn như bơi lội để không làm chấn thương trầm trọng thêm. (4)
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Nếu không có biện pháp chăm sóc tốt, các chấn thương khi chạy bộ sẽ gây nhiều cản trở trong sinh hoạt của người bệnh. Một số trường hợp mắc chấn thương nghiêm trọng sẽ phải ngừng chạy trong thời gian dài, có khả năng đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới khả năng chạy bộ sau này. Vì thế, khi mắc chấn thương, người tập nên nhanh chóng đi tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.