Sau mổ tuyến giáp, một vết thương dài từ 7cm – 10cm sẽ nhanh chóng lành lại. Tuy nhiên, tương tự những phẫu thuật khác, mổ tuyến giáp cũng có một số biến chứng như: nhiễm trùng, chảy máu, vết thương tiết dịch,… Do đó, chăm sóc bệnh nhân sau mổ tuyến giáp đóng vai trò quan trọng, không chỉ giúp người bệnh nhanh hồi phục mà còn hạn chế biến chứng xảy ra. Vậy, những phương pháp chăm sóc bệnh nhân sau mổ tuyến giáp nào mà có thể bạn chưa biết?
Tuyến giáp là cơ quan nhỏ, hình cánh bướm, nằm phía trước cổ và nặng khoảng 10 – 20 gram. Cơ quan này tiết các hormone Thyroxine (T4) và Triiodothyronine (T3) điều chỉnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone đều dẫn đến các bệnh tuyến giáp. (1)
Bệnh tuyến giáp là thuật ngữ chung, dùng để chỉ những rối loạn hormone do tuyến giáp sản xuất quá ít hoặc quá nhiều. Khi lượng hormone không tiết ra đủ để duy trì nhịp độ chuyển hóa bình thường của cơ thể, điều này dẫn tới suy giáp. Ngược lại, khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone khiến tốc độ chuyển hóa tăng nhanh bất thường, dẫn đến cường giáp.
Bệnh tuyến giáp khá phổ biến. Riêng Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết, có khoảng 20 triệu người nước này mắc một số bệnh liên quan đến tuyến giáp. Trong đó, phụ nữ có khả năng mắc bệnh cao gấp 5 – 8 lần so với nam giới.
Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc bệnh tuyến giáp. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ có thể kể đến như:
Triệu chứng của bệnh tuyến giáp có thể biến đổi tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ ảnh hưởng đến tuyến giáp. Dưới đây là một số triệu chứng thường thấy trong các tình trạng bệnh tuyến giáp:
Bệnh tuyến giáp được chẩn đoán thông qua một số phương pháp khác nhau để đánh giá hoạt động của tuyến giáp và xác định tình trạng của nó. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán thường được sử dụng:
Xét nghiệm máu nhằm chẩn đoán, kiểm tra các chức năng của tuyến giáp. Đây là phương pháp được đánh giá cao bởi tính chính xác và độ nhạy. Các thông số cần được xác định sau xét nghiệm gồm: TSH, FT4 (hormone kích thích tuyến giáp).
Chỉ số bình thường TSH, FT4 nằm trong ngưỡng tham chiếu. Các chỉ số TSH, FT4 được xem là bất thường khi nằm ngoài ngưỡng tham chiếu. Các chỉ số xét nghiệm nên được diễn giải trong từng bệnh cảnh lâm sàng cụ thể.
Chỉ số bất thường khi:
Xét nghiệm các kháng thể như: TPOAb hoặc TgAb, TRAb để chẩn đoán bệnh tuyến giáp tự miễn.
Phương pháp sử dụng sóng siêu âm để quan sát hình ảnh tuyến giáp, các đặc điểm trên siêu âm giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp.
Bệnh nhân được sử dụng 1 lượng iod nhất định trước khi tiến hành kiểm tra. Nếu tuyến giáp có độ tập trung iod cao, người bệnh có khả năng bị cường giáp và ngược lại.
Bệnh nhân được sử dụng 1 lượng iod phóng xạ rất nhỏ (I 131) để kiểm tra sự hấp thu của tế bào tuyến giáp. Các iod phóng xạ sau khi vào cơ thể sẽ bị bao vây bởi những tế bào tuyến giáp. Sau đó, tiến hành theo dõi các chất phóng xạ này để ghi lại hình ảnh, phục vụ cho việc chẩn đoán. Cuối cùng, bác sĩ sẽ căn cứ trên những hình ảnh thu được, đưa ra nhận xét về cấu trúc bất thường của tuyến giáp và nhân giáp một cách trực quan.
Được thực hiện khi có nhân tuyến giáp nghi ngờ ác tính. Gây tê vùng cổ và tiến hành chọc hút tế bào bằng kim nhỏ. Sau khi lấy một số tế bào và dịch nhân của tuyến giáp, bác sĩ sẽ soi dưới kính hiển vi để kiểm tra những điểm bất thường.
Tất cả các phẫu thuật đều có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như: chảy máu, nhiễm trùng, phương pháp mổ tuyến giáp cũng không ngoại lệ. Tuy không gây nguy hiểm nhưng sau mổ, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng khó thở, thay đổi giọng nói, hạ canxi máu… Song, những biến chứng này có thể kiểm soát được. (2)
Sau khi mổ tuyến giáp, việc chăm sóc bệnh nhân rất quan trọng để đảm bảo phục hồi nhanh chóng và tránh các biến chứng. Dưới đây là một số hướng chăm sóc bệnh nhân sau mổ tuyến giáp: (3)
Vết mổ thường dài 7cm thường sẽ lành lại sau vài tuần. Chăm sóc đúng cách không chỉ giúp vết thương mau hồi phục mà còn hạn chế hình thành sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ. (4)
Một số lưu ý khi chăm sóc vết thương sau mổ tuyến giáp:
Người bệnh có thể vận động, tập thể dục thể thao bình thường khoảng 4 – 5 ngày sau phẫu thuật. Tuy nhiên, cần hạn chế mang vác vật nặng, tránh hoạt động gắng sức.
Với hầu hết người bệnh, chế độ ăn kiêng sau mổ tuyến giáp là không cần thiết. Tuy nhiên, thời gian đầu nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt. Ăn chậm, uống nhiều nước trong – sau bữa ăn để làm mềm thức ăn và ngăn tắc nghẽn. Ngoài ra, cần tránh những loại thức ăn có nhiều dầu mỡ.
Sau mổ, bệnh nhân sẽ được kiểm tra nồng độ hormon tuyến giáp và chỉ định các thuốc hormon giáp tùy tình trạng bệnh cụ thể. Lưu ý, không dùng những loại thuốc này cùng lúc với thuốc chống axit. Ngoài ra, bệnh nhân cần dùng thuốc trị tuyến giáp theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt. Một điều cần lưu ý là bệnh nhân sau mổ cắt tuyến giáp cần phải kiểm tra chức năng tuyến giáp định kỳ suốt đời.
Bệnh nhân được kê một số loại thuốc để bổ sung canxi và vitamin D như: canxi cacbonat với calcitriol, canxi citrate với calcitriol, caltrate+D,… Cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Hầu hết, phẫu thuật tuyến giáp khá an toàn, tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số rủi ro nhất định. Những biến chứng sau mổ tuyến giáp có thể gặp phải:
Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh với nền tảng nhân lực là đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán, tư vấn, điều trị chuyên sâu bệnh đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, rối loạn nội tiết tố, bệnh to đầu chi, các bệnh nội tiết liên quan tuyến yên, béo phì do rối loạn nội tiết tố,… Ngoài ra, khoa còn được đầu tư đồng bộ trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu chính hãng từ các nước châu Âu giúp người bệnh chẩn đoán chính xác, điều trị nhanh chóng, sớm hồi phục.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bài viết chia sẻ về cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ tuyến giáp, do đó người nhà và bệnh nhân cần lưu ý những lời khuyên của bác sĩ, tái khám định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe, kiểm tra vết mổ để đưa ra những bước điều trị tiếp theo.