Thông liên thất là một dị tật tim bẩm sinh phổ biến. Nếu lỗ thông lớn mà không được điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ. Phương pháp hiệu quả nhất thường được áp dụng đối với trường hợp này là bít dù thông liên thất.
Tim có 4 ngăn: 2 ngăn trên (tâm nhĩ) và 2 ngăn dưới (tâm thất). Máu có nhiều oxy sẽ chảy từ tâm nhĩ trái đến tâm thất trái và ra ngoài cơ thể, đi đến các cơ quan quan trọng như gan, thận, dạ dày, tứ chi… Máu có ít oxy hơn sẽ chảy từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải và ra phổi để hấp thụ oxy.
Bít dù thông liên thất (đóng thông liên thất) là một kỹ thuật can thiệp tim mạch chuyên sâu nhằm bít lỗ thông nằm giữa tâm thất trái và phải của tim. (1)
Thông thường, một vách ngăn sẽ tồn tại giữa tâm nhĩ trái – tâm nhĩ phải (vách liên nhĩ) và giữa tâm thất trái – tâm thất phải (vách liên thất). Một đứa trẻ bị thông liên thất sẽ hình thành lỗ thông trên vách liên thất. Chính lỗ thủng này làm cho máu chảy bất thường từ tâm thất trái vào tâm thất phải. Kết quả là quá nhiều máu được bơm đến phổi, khiến tim và phổi phải làm việc nhiều hơn.
Mục đích của thủ thuật đóng thông liên thất là để giảm bớt các triệu chứng do bệnh gây ra cũng như ngăn ngừa biến chứng trong tương lai.
Không phải tất cả bệnh nhân đều phải tiến hành thủ thuật này. Với những lỗ thông rất nhỏ trên vách ngăn tâm thất, lượng máu đi qua giữa các tâm thất không quá lớn, tim và phổi không phải làm việc nhiều hơn. Vì vậy, không cần phải đóng thông liên thất. Hơn nữa, lỗ thông nhỏ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và có khả năng tự đóng. Thông thường, bác sĩ sẽ theo dõi trẻ một thời gian, nếu nhận thấy lỗ thông không tự đóng được thì mới cân nhắc phẫu thuật. (2)
Ở những trẻ có lỗ thông liên thất từ trung bình đến lớn, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như thở nhanh và khó hơn bình thường. Theo thời gian, tình trạng này sẽ làm tăng áp lực trong các mạch máu trong phổi (tăng áp động mạch phổi), đồng thời gây biến chứng suy tim. Vì thế, những trẻ này cần được phẫu thuật bít dù thông liên thất để ngăn ngừa tổn thương lâu dài cho phổi và tim.
Thủ thuật bít lỗ thông liên thất thường được tiến hành ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ lớn. Đôi khi, người lớn cũng cần đóng thông liên thất nếu bệnh lý của họ không được phát hiện ở thời thơ ấu.
Những đối tượng sau đây chống chỉ định với thủ thuật đóng lỗ thông liên thất:
Quy trình bít dù thông liên thất diễn ra như sau: (3)
Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn về việc cho bé kiêng ăn uống trước khi làm thủ thuật. Đồng thời, bé cũng có thể phải ngưng dùng các loại thuốc đang uống để cuộc thủ thuật diễn ra an toàn.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định trẻ làm một số xét nghiệm bổ sung, bao gồm:
Trẻ sẽ được gây mê qua đường tĩnh mạch trước khi thủ thuật bắt đầu. Trước tiên, bác sĩ luồn ống thông qua mạch máu (tĩnh mạch và động mạch) ở bẹn để đến vách liên thất. Bên trong ống thông có một thiết bị bít lỗ thông (dù). Khi đến đúng vị trí, bác sĩ sẽ đẩy thiết bị này ra khỏi ống, mở thiết bị và bít lỗ thông lại, sau đó cố định thiết bị.
Trong suốt quá trình làm thủ thuật, bác sĩ có thể sử dụng hệ thống máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) và siêu âm tim để xem chính xác vị trí của ống thông. Trong một vài trường hợp, bác sĩ sử dụng siêu âm tim qua thực quản để xem ống thông. Khi đó, thiết bị siêu âm được đưa qua đường miệng đến thực quản.
Sau khi công đoạn bít lỗ thông đã xong, ống thông sẽ được rút ra qua mạch máu theo đúng kỹ thuật. Cuối cùng, bác sĩ đóng và băng vết rạch ở bẹn, nơi ống thông được đưa vào.
Mọi cuộc phẫu thuật/thủ thuật đều có rủi ro, và thủ thuật đóng thông liên thất không ngoại lệ. Một số rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành bít dù thông liên thất là:
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, được sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị hiện đại, cập nhật các kỹ thuật tiên tiến, can thiệp ít xâm lấn giúp giảm đau, trẻ mau hồi phục, hạn chế biến chứng sau can thiệp.
Sau thủ thuật, trẻ sẽ nằm vài giờ trong phòng hồi sức. Tốt nhất, trẻ nên nằm thẳng, không gập chân để ngăn ngừa chảy máu. (4)
Bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu quan trọng bao gồm nhịp tim, huyết áp, mức oxy và nhịp thở. Trẻ có thể cần uống thuốc giảm đau và thuốc ngăn ngừa cục máu đông.
Sau khi tình trạng sức khỏe của trẻ ổn định, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các cận lâm sàng như điện tâm đồ hoặc siêu âm tim, nhằm đánh giá hiệu quả của ca thủ thuật. Nếu kết quả tốt, trẻ sẽ được xuất viện.
Sau khi xuất viện, trẻ cần một chế độ chăm sóc đặc biệt để duy trì hiệu quả ca thủ thuật cũng như nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Ba mẹ nên:
Khoa Tim bẩm sinh, Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được đầu tư máy siêu âm tim 4D hiện đại, giúp phát hiện sớm các bệnh lý tim bẩm sinh như thông liên thất, thông liên nhĩ, tứ chứng Fallot, còn ống động mạch… Trung tâm quy tụ đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong can thiệp, phẫu thuật điều trị tim bẩm sinh, chuyên thực hiện các kỹ thuật hiện đại, ít xâm lấn như đặt stent ống động mạch, nong và đặt stent động mạch phổi, nong hẹp van 2 lá bằng bóng, bít thông liên nhĩ, bít thông liên thất, bít ống động mạch, tách van động mạch phổi bằng sóng cao tần và bóng qua da… nhằm giảm thiểu tối đa biến chứng sau can thiệp và giúp bệnh nhi hồi phục nhanh, có một trái tim khỏe để hòa nhịp cuộc sống bình thường.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bít dù thông liên thất là một thủ thuật an toàn, ít nguy cơ, giúp giải quyết triệt để tổn thương thông liên thất ở trẻ. Trẻ cần được theo dõi chặt chẽ sau can thiệp, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống – sinh hoạt, đồng thời tái khám đúng lịch hẹn để duy trì hiệu quả ca thủ thuật và phát hiện bất thường (nếu có) để can thiệp kịp thời.