Mặc dù tiền mãn kinh và mãn kinh là sự chuyển tiếp tự nhiên giữa các giai đoạn sinh lý mà mọi phụ nữ đều phải trải qua trong đời, tuy nhiên, chị em cần có sự chuẩn bị cũng như can thiệp sớm để đảm bảo cuộc sống viên mãn.
Thông tin trên được các chuyên gia của Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM chia sẻ trong chương trình Tư vấn sức khỏe trực tuyến “Rối loạn thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh” tối ngày 13/4/2022 vừa qua. Độc giả có thể xem lại chương trình tư vấn tại đây.
Thông thường, một người phụ nữ sẽ trải qua nhiều cột mốc sinh lý: dậy thì (xuất hiện kinh nguyệt) đánh dấu sự xuất hiện buồng trứng, tiếp đến là những hoạt động sinh dục (từ năm 18 đến trước 45 tuổi) và sau đó là giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Tuy nhiên, ở nhiều phụ nữ, quá trình này có thể diễn ra sớm hơn khi mới 30 tuổi đã có sự thay đổi về trục hạ đồi tuyến yên – buồng trứng, dẫn đến xuất hiện dấu hiệu thời kỳ tiền mãn kinh khá sớm ở độ tuổi 30-35.
Trực tiếp thăm khám và tư vấn cho hàng triệu chị em phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết, phụ nữ bước vào tuổi 45 không còn xuân sắc. Họ dễ mặc cảm, tự ti, có thể rơi vào trạng thái trầm mặc, lo lắng bạn đời “thay lòng” khi cả hai bước vào tuổi xế chiều. Nhiều trường hợp sự thay đổi tâm sinh lý liên quan đến chuyện quan hệ vợ chồng đã khiến nhiều gia đình tan vỡ bởi vợ cảm thấy như cực hình, còn chồng thì không thể có được cảm giác như xưa.
“Phụ nữ nên tìm hiểu về tiền mãn kinh và mãn kinh để nhận biết sớm sự thay đổi, và đến gặp bác sĩ phụ khoa sớm để được tư vấn cách điều chỉnh, có biện pháp hỗ trợ giúp chị em có cuộc sống viên mãn chứ không nên đợi đến 45, 48 tuổi mới bắt đầu tìm hiểu”, bác sĩ Mỹ Nhi khuyến cáo.
Chia sẻ về những dấu hiệu nhận biết sớm thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm – Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết biểu hiện của thời kỳ này rất đa dạng, trong đó 3 biểu hiện thường gặp nhất là: xuất hiện những cơn bốc hỏa ở mặt và cả người, những vấn đề tại đường sinh dục như khô hạn, giảm ham muốn, giảm cảm giác kèm theo rối loạn chu kỳ kinh nguyệt (kinh kéo dài, kinh quá nhiều hoặc quá thưa) và cuối cùng là trầm cảm, không còn hứng thú trong cuộc sống, hạn chế giao tiếp xã hội, tự ti ở những chốn đông người.
Tiền mãn kinh và mãn kinh nếu không được can thiệp và điều chỉnh kịp thời có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. BS.CKI Nguyễn Quang Nhật – Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM chia sẻ, những cơn bốc hỏa và ảnh hưởng ở cơ quan sinh dục nếu không được xử lý có thể dẫn đến viêm nhiễm cơ quan sinh dục tái phát nhiều lần. Sự thiếu hụt nội tiết có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan trên cơ thể như loãng xương, tim mạch.
Thêm vào đó, phụ nữ có triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh nặng đang điều trị liệu pháp hormone thay thế có nguy cơ phải đối mặt với ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, chảy máu bất thường từ tử cung… Chính vì thế, các chuyên gia phụ khoa luôn khuyến cáo phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát sớm những yếu tố nguy cơ bệnh lý để có kế hoạch quản lý tốt, sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
Dưới đây là phần giải đáp của các chuyên gia Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM trước những thắc mắc của khán giả cả nước gửi về chương trình tư vấn:
Mẹ em 50 tuổi, đang ở thời kỳ tiền mãn kinh đã kéo dài được 6 tháng, hay bị bốc hỏa, khó ngủ và tiểu đêm. Gần đây mẹ còn bị đau mỏi người, ngồi hoặc nằm một lúc là cả người đau nhức, tay sưng, ngón tay khó cử động, đau đến mức khó ngủ. Cảm giác mỗi ngày vận động khó khăn hơn, có đi bệnh viện khám nhưng chưa tìm ra bệnh gì. Có phải mẹ em bị triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh hay không? Có cách nào làm giảm triệu chứng đau nhức cho mẹ em không? (khán giả Huyền Trang gửi câu hỏi về chương trình)
BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi: Những triệu chứng bạn mô tả khá điển hình của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Đứng ở góc nhìn của chuyên gia Sản Phụ khoa, sau khi liên kết các dữ kiện bạn cung cấp, tôi mong bạn có thể đưa mẹ đến gặp chúng tôi sớm để được thăm khám phụ khoa, từ đó có thể nhận định mẹ bạn đã bước vào thời kỳ tiền mãn kinh hay là vấn đề bệnh lý nào khác.
Ngoài ra, mẹ của bạn cần được hỗ trợ về mặt tinh thần bằng cách bổ sung các loại nội tiết từ thảo dược, các loại nội tiết tổng hợp tại chỗ hoặc toàn thân. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn bổ sung phù hợp cho mẹ.
Khám tiền mãn kinh và mãn kinh gồm những bước nào? Có cần làm xét nghiệm không? Nếu có thì có cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm không? (khán giả Nguyện Vân gửi câu hỏi về chương trình)
BS.CKI Nguyễn Quang Nhật: Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh là một quá trình sinh lý bình thường mà tất cả phụ nữ sẽ trải qua. Định lượng nội tiết không giữ vai trò quan trọng trong chẩn đoán tiền mãn kinh và mãn kinh, bác sĩ sẽ chỉ định phụ nữ làm xét nghiệm lượng nội tiết trong trường hợp nghi ngờ mãn kinh sớm trước 40 tuổi, hoặc ở những phụ nữ có cắt tử cung do bệnh lý phụ khoa… Do đó, để chuẩn bị cho thời kỳ mãn kinh và mãn kinh, các chuyên gia Sản Phụ khoa khuyến cáo phụ nữ trên 30 tuổi nên thăm khám phụ khoa định kỳ để tầm soát các bệnh lý phụ khoa, thông báo ngay cho bác sĩ khi gặp các triệu chứng khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày để được tư vấn, hướng dẫn cách xử lý phù hợp.
Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh nhưng kinh nguyệt vẫn đều thì nên sử dụng phương pháp tránh thai nào? Ưu, nhược điểm của từng phương pháp? (khán giả Trần Thu Hà gửi câu hỏi về chương trình)
ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm: Ở giai đoạn tiền mãn kinh, nếu chị em vẫn còn kinh nguyệt và không có bất cứ triệu chứng khó chịu nào vẫn có thể sử dụng các biện pháp tránh thai thông thường như đặt vòng, dùng thuốc, bao cao su, xuất tinh ngoài, cấy que ngừa thai… Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ có thể có những bệnh lý hệ thống, tức là bệnh ở các cơ quan khác như tiểu đường, tim mạch, tăng lipid máu… do đó cần thận trọng khi dùng thuốc ngừa thai. Tốt nhất chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp tránh thai phù hợp.
Năm nay tôi 43 tuổi, khoảng 3 năm trở lại đây kinh nguyệt tôi nhiều nhưng chu kỳ 28 ngày rất chuẩn xác. Tuy nhiên, 2 tháng nay kinh nguyệt tôi không đều, tháng trước trễ 6 ngày, tháng này trễ 12 ngày và hiện vẫn chưa có kinh nguyệt. Tôi có dùng que thử thai nhưng không có thai, có phải tôi bị tiền mãn kinh sớm hay không? Tôi nên thăm khám như thế nào và có nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ nào không? (khán giả Phương Nguyễn gửi câu hỏi về chương trình)
BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi: Theo thông tin bạn cung cấp, bạn 43 tuổi cộng với những thay đổi ở chu kỳ kinh nguyệt khá tương đồng với biểu hiện của thời kỳ tiền mãn kinh. Hoạt động rụng trứng ở thời kỳ này bị thay đổi, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn cũng thay đổi, không liên quan đến việc mang thai. Để xác định chắc chắn, bạn nên thăm khám phụ khoa để được xem xét kỹ càng cơ quan sinh dục có rơi đúng vào giai đoạn tiền mãn kinh hay chưa. Sau thăm khám và các tầm soát cần thiết, bác sĩ sẽ có chỉ định thuốc hỗ trợ hoặc thảo dược hỗ trợ phù hợp.
Khi cân nhắc chỉ định dùng thuốc hỗ trợ giai đoạn tiền mãn kinh, bác sĩ sẽ phải đánh giá tiền sử xem bạn có những yếu tố nguy cơ hay không, cũng như đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả khi bổ sung thảo dược.
Chị em có thể sử dụng sản phẩm chứa 2 tinh chất quý từ thiên nhiên Lepidium Meyenii và P.Leucotomos có tác dụng cân bằng hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng để sản sinh đúng và đủ bộ 3 nội tiết tố Estrogen, Progesterone và Testosterone giúp phụ nữ tăng cường sức khỏe, duy trì sắc đẹp và cải thiện các triệu chứng khó chịu ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Trong trường hợp các triệu chứng bạn gặp phải khó chịu hơn, bác sĩ sẽ có chỉ định phối hợp sử dụng nội tiết tổng hợp.
Em năm nay 36 tuổi, dạo gần đây em cảm thấy khá khô hạn mặc dù em đã uống nước và ăn trái cây rất nhiều, vận động thường xuyên. Cho em hỏi khô hạn như vậy có phải do suy giảm nội tiết tố hay không? Độ tuổi của em có uống Angela Gold được không? (khán giả Nguyễn Nhã Nam gửi câu hỏi về chương trình)
ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm: Độ tuổi 36 là khá lưng chừng, tức là không còn trẻ mà cũng không phải quá lớn. Nếu bạn đã xuất hiện những triệu chứng ở đường sinh dục, bạn hoàn toàn có thể sử dụng Angela Gold để điều chỉnh lại nội tiết tố bên trong cơ thể. Tuy nhiên, cảm giác khô hạn này chỉ mới là cảm nhận của bạn, bạn cần thăm khám với bác sĩ để được xác định chính xác tình trạng, không nên quy chụp vào một nguyên nhân.
Em năm nay đã 40 tuổi, kinh nguyệt có dấu hiệu không đều, da sạm, mắt có nếp nhăn. Vợ chồng em đã có một bé và vẫn có ý định sinh thêm. Bác sĩ cho em hỏi độ tuổi của em nếu chẳng may bước vào giai đoạn tiền mãn kinh sớm thì khả năng đậu thai có cao không? (khán giả Vương Quỳnh gửi câu hỏi về chương trình)
BS.CKI Nguyễn Quang Nhật: Theo những thông tin bạn cung cấp, bạn cần thăm khám sớm với bác sĩ phụ khoa để xác định rối loạn kinh nguyệt bạn đang gặp phải thuộc dạng chu kỳ ngắn, thưa, rong kinh hay cường kinh… cũng như nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là gì. Trường hợp sau thăm khám và các tầm soát phần phụ khoa đều ổn, loại trừ nguy cơ bệnh lý thì bạn có thể yên tâm đó là biểu hiện của độ tuổi tiền mãn kinh.
Về vấn đề vợ chồng bạn có ý định sinh thêm bé, theo nguyên tắc nếu buồng trứng của bạn còn hoạt động thì bạn vẫn còn có khả năng thụ thai. Nhiều trường hợp phụ nữ 45 tuổi vẫn có thể mang thai và sinh em bé bình thường, tuy nhiên càng lớn tuổi khả năng đậu thai càng giảm, hầu như sau 40 tuổi khả năng đậu thai rất thấp. Do đó, nếu vợ chồng bạn thực sự muốn sinh thêm bé, vợ chồng bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt. Hệ thống BVĐK Tâm Anh có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa, đặc biệt là Trung tâm Sản Phụ khoa và Trung tâm Hỗ trợ sinh sản sẵn sàng hỗ trợ vợ chồng bạn.
Mẹ em năm nay 58 tuổi, đã mãn kinh được 1 năm nhưng vừa rồi mẹ bảo có kinh nguyệt trở lại, xuất hiện kinh trong vòng 2 ngày. Bác sĩ cho em hỏi hiện tượng có kinh trở lại sau mãn kinh có bình thường không? Liệu mẹ em có bị bệnh phụ khoa nguy hiểm nào không? (khán giả Huệ Đặng gửi câu hỏi về chương trình)
BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi: Theo định nghĩa mãn kinh, phụ nữ từng có kinh nguyệt đều đặn hoặc tương đối đều, nếu sau 1 năm không có kinh thì có thể kết luận là mãn kinh. Do đó, đầu tiên mẹ của bạn cần xác định thời điểm hành kinh cuối cùng cho đến thời điểm hiện tại là bao lâu. Nếu thời gian đó vẫn chưa hơn 1 năm thì vẫn đang trong bối cảnh tiền mãn kinh, chưa phải làm mãn kinh.
Nếu mẹ của bạn đã mãn kinh 1 năm, có ra kinh trở lại thì trong y khoa gọi là xuất huyết âm đạo bất thường tuổi mãn kinh hoặc gọi là rong huyết hậu mãn kinh. Trong trường hợp này, mẹ của bạn cần thăm khám để được kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng việc xuất huyết là do tự nhiên hay do sử dụng hormone ngoại lai.
Nếu mẹ của bạn xuất huyết tự nhiên, bác sĩ sẽ chỉ định tầm soát ung thư cổ tử cung, xem có bướu hay không để ngăn ngừa vấn đề chảy máu do bướu ở tử cung. Nếu cổ tử cung không có vấn đề gì, bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra dữ liệu buồng tử cung hay lòng tử cung, xem xét có ung thư nội mạc cổ tử cung gây chảy máu hay không.
Ngoài ra còn có trường hợp mới mãn kinh 1 năm nên sót một vài nang noãn, khi các nang noãn rụng sẽ có hiện tượng xuất huyết. Do đó, bạn nên đưa mẹ đi thăm khám sớm để kiểm tra chính xác tình trạng mẹ của bạn thuộc nhóm nguyên nhân nào.
Tôi năm nay 41 tuổi, chồng tôi 42 tuổi. Tôi mới phát hiện mình mang thai được 2 tháng, ban đầu tôi nghĩ mình đau bao tử nhưng thử que lên 2 vạch khiến vợ chồng tôi rất hoang mang. Tôi không nghĩ mình sẽ mang thai vì chu kỳ kinh nguyệt của tôi thưa thớt. Xin hỏi bác sĩ ở độ tuổi này tôi có thai thì cần chú ý những gì để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé? (khán giả Hồ Minh Tâm gửi câu hỏi về chương trình)
BS.CKI Nguyễn Quang Nhật: Phụ nữ tuổi càng lớn thì khả năng đậu thai tự nhiên càng giảm. Thông thường, sau 35 tuổi khả năng thụ thai tự nhiên đã bắt đầu giảm, sau 40 tuổi càng giảm nhiều hơn. Đồng thời, phụ nữ lớn tuổi khi mang thai có thể mệt hơn, thai nhi có nguy cơ tăng các bất thường nhiễm sắc thể và dị tật bẩm sinh. Do đó, bạn cần tuân thủ đúng lịch khám thai theo chỉ định của bác sĩ để được tầm soát các bệnh lý đúng thời điểm, nhờ đó có can thiệp kịp thời để quá trình chăm sóc thai kỳ tốt hơn, em bé khỏe mạnh hơn.
Tôi có dấu hiệu tiền mãn kinh cách đây 2 năm, người bốc hỏa, khó chịu và mất ngủ. Tôi có đi bệnh viện tỉnh khám 2 lần, khám tổng quát, siêu âm và được cho toa thuốc về uống nhưng cũng chỉ đỡ một thời gian. Tôi cũng mua thực phẩm chức năng về uống nhưng cũng bị bốc hỏa trở lại. Hiện tại tôi thấy kinh nguyệt không đều, nếu có cũng ra rất ít. Tôi vẫn bị bốc hỏa, mất ngủ nặng, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc. Liệu tôi nên dùng thuốc gì và có nên dùng nội tiết thay thế không bác sĩ? (khán giả Hải Châu gửi câu hỏi về chương trình)
ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm: Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu triệu chứng bốc hỏa của mình, xem loại thuốc đang dùng có phù hợp hay chưa bởi khả năng đáp ứng cũng như hấp thu thuốc ở mỗi người sẽ khác nhau. Liệu pháp hormone điều chỉnh trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh cũng sẽ thay đổi theo thể trạng của từng người.
Thêm vào đó, giai đoạn tiền mãn kinh trước khi bước vào mãn kinh sẽ kéo dài đến vài năm, thông thường 2-7 năm. Các triệu chứng hiện tại bạn gặp phải vẫn có thể kéo dài thêm vài năm nữa. Do đó, bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được chúng tôi xem xét lại toàn bộ các loại thuốc mà bạn đã sử dụng, cũng như sự tuân thủ và liều lượng dùng thuốc của bạn. Qua đó, bác sĩ có thể cá thể hóa điều trị trường hợp của bạn, xóa đi những cảm giác khó chịu ở giai đoạn tiền mãn kinh.
Em 38 tuổi bị buồng trứng đa nang, đang trong quá trình điều trị nhưng không hiểu sao em có đủ dấu hiệu của tiền mãn kinh. Liệu bị buồng trứng đa nang có dẫn đến tiền mãn kinh sớm không bác sĩ? (khán giả Trang Phạm gửi câu hỏi về chương trình)
BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi: Thông thường, chỉ định điều trị hội chứng buồng trứng đa nang sẽ được cá thể hóa ở từng người. Chẳng hạn, một phụ nữ có thể trạng gặp phải thay đổi nội tiết theo chiều hướng rối loạn chuyển hóa như béo phì, hoặc phụ nữ có mụn trứng cá khắp mặt, có lông tay và lông chân nhiều gây mất thẩm mỹ… bác sĩ sẽ có từng phác đồ điều trị riêng giúp điều chỉnh tình trạng buồng trứng đa nang.
Khi sử dụng thuốc điều trị hội chứng buồng trứng đa nang, một số tác dụng phụ của thuốc như progestin có thể làm chị em thấy buồn, trầm cảm hoặc có triệu chứng căng tức vú… Điều đó khiến chị em có thể thấy cơ thể mình bị thay đổi kỳ lạ, nghĩ rằng mình đang có triệu chứng tiền mãn kinh nên sử dụng thêm thuốc nội tiết để điều chỉnh. Do đó, chúng tôi cần bạn cung cấp thêm thông tin loại thuốc bạn đang sử dụng. Bạn cũng có thể đến gặp chúng tôi tại Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM để được tư vấn cụ thể.
Em có hiện tượng bốc hỏa và mất ngủ, triệu chứng kéo dài được 8 tháng rồi. Em cũng bị mất kinh nhưng sau đó có lại, lượng ít hơn, đôi lúc có vã mồ hôi. Nhờ bác sĩ tư vấn tình trạng này là gì và cách kiểm soát, khắc phục? (khán giả Minh Phạm gửi câu hỏi về chương trình)
ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm: Những triệu chứng bạn mô tả rất điển hình của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Bạn cần thăm khám với bác sĩ Sản Phụ khoa để được thực hiện các xét nghiệm, đánh giá tổng thể tình trạng để được tư vấn hướng điều trị giảm triệu chứng. Những triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng, gây phiền toái cần ưu tiên điều trị.
Trong trường hợp bạn chưa thể đến gặp bác sĩ, bạn có thể tham khảo sử dụng dược phẩm như Angela Gold để giải quyết sự khó chịu ban đầu. Sau đó, bạn nên sắp xếp đến gặp bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn cách điều chỉnh cân bằng cuộc sống trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH