Một nghiên cứu trên 50 tiểu bang của Hoa Kỳ cho kết quả, bệnh nhân có 1 trong 13 loại ung thư dưới đây có nguy cơ chuyển biến nặng và tử vong cao hơn so với người không mắc bệnh ung thư khi nhiễm Covid-19, đặc biệt là bệnh nhân ung thư mới phát hiện.
Báo cáo được công bố trên tạp chí JAMA Oncology gần đây cho thấy, nghiên cứu trên 16.570 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm Covid-19, trong đó có 1.200 bệnh nhân ung thư và 690 bệnh nhân ung thư mới được chẩn đoán gần đây của ít nhất 1 trong 13 loại ung thư ([1] ung thư vú, [2] ung thư đại trực tràng, [3] ung thư bàng quang, [4] ung thư thận, [5] ung thư nội mạc tử cung, [6] ung thư máu, [7] ung thư hạch bạch huyết, [8] ung thư phổi, [9] ung thư gan, [10] ung thư tuyến tụy, [11] ung thư hắc tố, [12] ung thư tuyến tiền liệt và [13] ung thư tuyến giáp) cho kết quả, bệnh nhân ung thư mới có nguy cơ nhiễm Covid-19 tăng lên đáng kể. (1)
Nghiên cứu cũng kết luận nhóm bệnh nhân ung thư nhiễm Covid-19 có nguy cơ chuyển biến nặng và tử vong cao hơn so với nhóm bệnh nhân nhiễm Covid-19 mà không bị ung thư và nhóm bệnh nhân bị ung thư mà không nhiễm Covid-19. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết và tầm quan trọng của việc theo dõi, bảo vệ nhóm bệnh nhân ung thư và bệnh nhân ung thư mới phát hiện được an toàn trong dịch Covid-19.
Các nhà nghiên cứu thực hiện một kiểm tra tỷ lệ tổng thể, khi có chẩn đoán nhiễm Covid-19 trên nhóm bệnh nhân có ít nhất 1 trong 13 căn bệnh ung thư với nhóm bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ khác khi mắc Covid-19 như bệnh tim mạch, béo phì, đái tháo đường, hen suyễn, bệnh thận mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), người lớn tuổi… nhận thấy, nhóm bệnh nhân ung thư có nguy cơ nhiễm Covid-19 tăng đáng kể so với các nhóm bệnh nhân khác.
Đặc biệt, nhóm bệnh nhân ung thư mới được chẩn đoán gần đây là những người dễ bị tổn thương nặng nhất, có nguy cơ chuyển nặng và tử vong cao hơn trong tổng số bệnh nhân ung thư. Khi nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố nguy cơ, Covid-19 tác động mạnh nhất trên nhóm bệnh nhân ung thư máu, ung thư phổi, ung thư gan và ung thư tuyến tụy.
Nguyên nhân là vì trong số các bệnh ung thư, ung thư máu ảnh hưởng nhiều nhất lên hệ thống miễn dịch, từ đó làm giảm sức đề kháng của bệnh nhân. Các trường hợp bệnh ung thư tiến triển hoặc di căn sang các cơ quan khác như ung thư gan, phổi… khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong việc chống chọi với Covid-19.
Thông thường, các mầm bệnh như vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng được coi là “kẻ thù địch” bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Hệ miễn dịch được ví như “lực lượng phòng thủ” của cơ thể, bất kỳ vật gì bên ngoài xâm nhập vào cơ thể mà không được hệ miễn dịch công nhận sẽ được coi là thù địch, đưa tín hiệu báo động tấn công.
Tuy nhiên, ở bệnh nhân ung thư hệ miễn dịch sẽ suy yếu, nhất là đang trong thời gian điều trị xạ trị, hóa trị… sẽ làm giảm số lượng bạch cầu ở tủy xương, khiến bệnh nhân dễ nhiễm các mầm bệnh hơn bình thường. Thêm vào đó, vì hệ miễn dịch suy yếu sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ gặp biến chứng nặng hơn khi nhiễm Covid-19.
Một nghiên cứu của Dai và cộng sự vào năm 2020 cho thấy, bệnh nhân ung thư nhiễm Covid-19 có nguy cơ gặp các kết cục nghiêm trọng như hội chứng suy hô hấp cấp, nhập viện ICU, thuyên tắc phổi cùng hàng loạt nhiễm trùng nguy hiểm khác.
Hàng loạt nghiên cứu khác cũng cho nhận định, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân ung thư phổi khi nhiễm Covid-19 sẽ tăng gấp 4 lần. Nguy cơ bệnh nhân ung thư vú và ung thư máu chuyển nặng và tử vong cũng cao hơn. Ở nhóm bệnh nhân ung thư mắc Covid-19 có tiền sử hút thuốc lá, có bệnh lý nền đi kèm hoặc đang hóa trị liệu đều làm tăng nguy cơ tử vong.
Các nhà nghiên cứu khẳng định, Covid-19 và ung thư đang là “bộ đôi gây chết người” nguy hiểm nhất.
Từ tháng 02/2021, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê duyệt sử dụng một số vaccine ngừa Covid-19. Tùy thuộc vào sự cấp phép sử dụng vaccine sẽ khác nhau ở từng quốc gia, tại Việt Nam, các vaccine được khuyến cáo sử dụng trên nhóm đối tượng bệnh nhân ung thư bao gồm Pfizer-BioNTech, Moderna và AstraZeneca.
Theo khuyến cáo của Mạng lưới Ung thư toàn diện Quốc gia Hoa Kỳ (NCCN), tất cả bệnh nhân ung thư nên tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19 được FDA cho phép sử dụng. Việc tiêm vaccine được khuyến khích ở tất cả bệnh nhân ung thư, kể cả bệnh nhân đang điều trị tích cực như hóa trị liệu, điều trị đích, điều trị miễn dịch hoặc xạ trị. Tuy nhiên, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ điều trị về thời gian tiêm ngừa phù hợp.
Một nghiên cứu vaccine Covid-19 trên tổng số 5.012 bệnh nhân ung thư, trong đó 2.676 bệnh nhân có khối u ác tính, 2.309 bệnh nhân có khối u đặc và 739 bệnh nhân có khối u được kiểm soát cho kết quả, một liều vaccine chỉ mang lại đáp ứng huyết thanh yếu và không đồng nhất ở các nhóm bệnh nhân. Với liều vaccine thứ hai, tỷ lệ đáp ứng huyết thanh sẽ tăng lên, nhưng hiệu giá kháng thể vẫn giảm so với nhóm khối u được kiểm soát.
Có thể thấy, nhóm bệnh nhân ung thư cần tiêm ít nhất hai mũi vaccine để giảm thiểu nguy cơ nhiễm Covid-19 và chuyển biến nặng. Đồng thời, xem xét bổ sung các phương án dự phòng nhằm tăng kháng thể, bảo vệ đầy đủ cho bệnh nhân chống lại sự lây nhiễm của SARS-CoV-2.
Nghĩa là bệnh nhân ung thư cần thêm “một lá chắn” để bảo vệ sức khỏe trước sự lây nhiễm cũng như xuất hiện của các biến thể mới SARS-CoV-2.
Bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi, Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, hãng dược phẩm AstraZeneca đã nghiên cứu và sản xuất kháng thể đơn dòng Evusheld nhằm tăng cường bảo vệ cho nhóm đối tượng bị suy giảm miễn dịch, không có đáp ứng miễn dịch thỏa đáng hoặc không thể sản sinh đầy đủ kháng thể sau khi tiêm đủ hai liều vaccine ngừa Covid-19.
“Từ hơn 1.500 kháng thể của những người khỏi bệnh Covid-19 trên toàn thế giới, các nhà khoa học đã chọn ra hai kháng thể có hoạt lực mạnh nhất là Tixagevimab và Cilgavimab để tạo ra Evusheld. Các nghiên cứu được AstraZeneca công bố cho thấy, kháng thể đơn dòng Evusheld được kiểm nghiệm trên hơn 7.000 người, qua 3 thử nghiệm pha 3 có thể giúp tạo đủ lượng kháng thể cần thiết cho cơ thể với hiệu quả bảo vệ lên đến 83%, kể cả Omicron và không có trường hợp bệnh nặng hay tử vong trong suốt 6 tháng theo dõi”, bác sĩ Thảo Nghi cho biết thêm.
Hiệu quả này được quan sát ở những người bị suy giảm miễn dịch do bệnh lý hoặc đang sử dụng các thuốc, phác đồ điều trị ức chế miễn dịch và có thể không tạo được đáp ứng miễn dịch với vaccine phòng Covid-19 như người cấy ghép tạng (ghép gan, ghép thận, ghép tim…), ung thư, HIV…
Tại Việt Nam, sau một tuần triển khai tiêm Evusheld phòng Covid-19 tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội và BVĐK Tâm Anh TP.HCM, hàng nghìn người lớn và trẻ em từ 12 tuổi, đặc biệt là những người suy giảm miễn dịch, bệnh ung thư… đã ổn định sức khỏe, sẵn sàng trở lại các hoạt động kinh tế, du lịch, xã hội sau nhiều tháng phải thực hiện các biện pháp cách ly triệt để với gia đình và cộng đồng.
Từ ngày 22/3/2022, người dân có thể đăng ký tư vấn và tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội theo đường link https://tamanhhospital.vn/dang-ky-tiem-evusheld/; hoặc liên hệ đến Bộ phận Chăm sóc khách hàng qua các kênh:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH