Bệnh lý sàn chậu nữ “đã đến lúc cần được quan tâm đúng mức”. Đó là lời nhắn gửi của hai chuyên gia Sản phụ khoa hàng đầu – BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa và ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm, chuyên gia bệnh lý Sàn chậu, TT Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM trong chương trình tư vấn sức khỏe về “Kỹ thuật phục hồi sàn chậu, điều trị sa tử cung, sa âm đạo, són tiểu & chăm sóc sức khỏe sau sinh” diễn ra vào ngày 26/10/2021.
78 tuổi – độ tuổi mà các cụ bà an yên sống vui, sống khỏe bên con cháu, nhưng cụ T.T.G ở Hóc Môn lại phải chịu đựng những cơn đau và bất tiện do bệnh lý sàn chậu gây ra. Có biểu hiện của bệnh gần chục năm nay, nhưng những năm đầu, bà chưa thấy biểu hiện gì đặc hiệu mà chỉ sờ thấy một phần mô thừa lòi ra vùng âm đạo. Nghĩ đơn giản là bệnh phụ nữ bình thường nên bà không đi thăm khám. Cho đến một năm gần đây, các triệu chứng của bệnh tăng nặng, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sống mà còn làm suy giảm sức khỏe, bà bị ra huyết bất thường, chảy nước vàng, bị nấm đầy vùng bẹn và âm đạo, viêm loét, khó tiểu, đi lại khó khăn do vướng khối sa, bà mới đến bệnh viện điều trị.
BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết: “Bệnh nhân G. đã lớn tuổi, có nhiều bệnh lý nội khoa mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, hẹp mạch vành, phải uống thuốc giảm kháng đông liên tục. Thế nên, chúng tôi khá quan ngại khi thực hiện phẫu thuật cho bà. Bà có khối viêm loét quá lớn trên cổ tử cung và thành âm đạo, gây sa tử cung, sa bọng đái, sa trực tràng. Chất lượng cuộc sống sụt giảm nghiêm trọng do khối sa ngày càng lớn, bị chảy máu và nhiễm trùng, cản trở đi lại, gây tiểu khó. Đó là lý do dù tiềm ẩn nhiều rủi ro, chúng tôi vẫn quyết định phẫu thuật cho bà. May mắn là tại BVĐK Tâm Anh có đủ các khoa từ khoa Nội tiết, Tim mạch, Sản Phụ khoa cho đến phòng mổ hiện đại và cả ê kíp gây mê – hồi sức tốt. Nhờ vậy, người bệnh không phải chạy tới chạy lui nhiều bệnh viện, cuộc phẫu thuật được chuẩn bị chu đáo và diễn ra nhanh gọn. Sau khi được cắt bỏ tử cung toàn phần, may nâng đỡ thành âm đạo và vùng sàn chậu, bà G. hồi phục nhanh chóng, tiểu dễ, đi lại ngay trong ngày và xuất viện chỉ 3 ngày sau đó”.
Thống kê cho thấy, có tới 50% phụ nữ trên 40 tuổi bị són tiểu, 50% phụ nữ trên 50 tuổi bị sa bàng quang, tử cung, sa ruột vào trong âm đạo. Trong đó, cứ 5 người thì có 1 người bị sa từ 2 cơ quan trở lên. Không ít chị em khi nhận thấy mình có những bất thường về sàn chậu như són tiểu, tiểu rắt, tiểu khó, các vấn về đề đi tiêu hay phát hiện các khối sa thường không đi thăm khám ngay mà nghĩ đó là điều bình thường sau cuộc sinh nở. Nhiều chị em xem đây là bệnh khó nói nên thường có tâm lý mặc cảm, ngại ngần dẫn đến việc tự chịu đựng, không chủ động thăm khám khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Theo bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi, hàng tháng tại Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM thường xuyên tiếp nhận các trường hợp mắc nhiều hội chứng khác nhau về bệnh lý sa tạng chậu hay có các rối loạn sàn chậu. Đau lòng nhất là nhiều bệnh nhân khi vào đã rất nặng, buộc lòng phải phẫu thuật. Có trường hợp khối sa bị viêm nhiễm nặng, được xếp vào độ 3, độ 4, khiến bệnh nhân mặc cảm với bệnh lý của mình.
Xem thêm: “GIẢI QUYẾT” DỨT ĐIỂM KHỐI SA TẠNG CHẬU
Sàn chậu là một khối cấu trúc được hình thành từ nhiều khối cân và cơ đan xen nhau, khối cân và cơ này bám chắc vào phía trước là thành bụng và xương mu, hai bên là xương chậu hông, phía sau là cột sống thắt lưng xuống đến xương chậu cùng cụt. Sàn chậu là tổng thể của 3 hệ thống: hệ thống sinh dục (tử cung, âm đạo), hệ thống niệu dưới (bàng quang, niệu đạo), hệ thống tiêu hóa dưới (trực tràng, hậu môn). Sàn chậu còn chứa nhiều hệ thống mạch máu và thần kinh.
Sàn chậu ngoài nhiệm vụ giữ cho các các cơ quan nằm đúng vị trí còn có vai trò đóng mở các lỗ đường tiểu, âm đạo, hậu môn, giúp kiểm soát hoạt động đi tiêu và tiểu theo ý muốn, hoạt động tình dục, giúp quá trình sanh dễ dàng hơn. Ba hệ thống này hoạt động hài hòa nhịp nhàng với nhau, hệ thống này nhường nhịn hệ thống kia theo sự điều khiển chủ động của con người.
Theo ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm, chuyên gia bệnh lý Sàn chậu, TT Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết “Một số bệnh lý thường gặp ở sàn chậu nữ, điển hình thường gặp nhất là những bệnh lý liên quan đến đường tiểu, các rối loạn chức năng đi tiểu như tiểu nhiều lần, tiểu són, không cầm được nước tiểu, ho hắt hơi ra nước tiểu. Thứ hai là bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục, tức là sa các tạng ở vùng chậu như sa bàng quang, sa tử cung, sa trực tràng, các khối sa này có thể gây đau, gây chảy máu hoặc gây khó chịu cho người bệnh. Thứ ba là bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa dưới, đó là những bệnh lý liên quan đến táo bón, gây són hơi, són phân, hoặc gây ra cảm giác mắc cầu mà người bệnh không giữ được mà phải đi gấp. Thứ tư là bệnh lý đau mãn tính ở vùng sàn chậu, liên quan đến hệ thống thần kinh cơ, làm cho người bệnh có cảm giác đau ở bên trong sâu âm đạo, triệu chứng đau đó gây ra cảm giác dị cảm ở vùng kín. Tiếp theo là đau vùng lưng do sự co kéo các dây chằng, cân cơ ở vùng sàn chậu khi bị giãn nhão hoặc bị tạng sa lôi ra ngoài.
Bệnh lý sàn chậu ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Một người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, ngoài chuyện sinh con đẻ cái, chúng ta còn có hoạt động liên quan đến quan hệ tình dục. Việc âm đạo có khối sa, gây lở loét, chảy máu, việc giao hợp trở nên khó khăn. Âm đạo giãn nhão khiến hoạt động co thắt hạn chế rất nhiều, ảnh hưởng đến cuộc sống vợ chồng; chưa kể đến các tình trạng són phân, xì hơi không kiềm chế cũng khiến phụ nữ mất tự tin.
Khi các cơ quan bị sa, hệ thống dây chằng nâng đỡ bị hư thì rối loạn sàn chậu càng bị nhiều hơn nữa, do đó hiện nay y học đã có rất nhiều tiến bộ, có thể giải quyết khó khăn, bất tiện đó cho người phụ nữ ngay khi họ mang thai, ngay khi sinh và lâu dài sau khi sinh.
Việc tập luyện cơ sàn chậu đã được chứng minh là phương pháp hiệu quả để ngăn chặn tình trạng thoát vị cơ các cơ quan vùng chậu. Do đó, chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo phụ nữ nên duy trì thực hiện các bài tập này, nhất là trong giai đoạn mang thai và sau sinh.
Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chú trọng phát triển chuyên sâu lĩnh vực sàn chậu nữ với đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Đây là nơi duy nhất trên cả nước hội tụ cả 3 chuyên khoa điều trị hiệu quả bệnh lý sàn chậu nữ gồm: Niệu khoa, Phụ khoa và Hậu môn trực tràng. Hiện tại trong hệ thống BVĐK Tâm Anh có thực hiện 3 gói tập sàn chậu, phù hợp với mọi đối tượng bao gồm:
Đừng để tâm lý mặc cảm, và chịu đựng bệnh khiến chị em đánh mất cơ hội phòng ngừa và chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm – chuyên gia bệnh lý Sàn chậu, TT Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM:
Đối với bệnh lý sàn chậu, hiện các chuyên gia đang cảnh báo độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa. Lý do là giới trẻ có nhu cầu tập gym, tập thể dục nặng để cơ thể săn chắc, vô tình tăng áp lực lên vùng sàn chậu. Nếu không được hướng dẫn bởi chuyên gia sàn chậu thì áp lực tác động lên vùng sàn chậu theo thời gian tồn lưu sẽ gây ra các triệu chứng són tiểu và sa tử cung. Một thống kê ở Mỹ cho thấy cứ 4 người phụ nữ trẻ thì có 1 người bị các vấn đề rối loạn chức năng sàn chậu. Những tồn dư ở người phụ nữ nếu không giải quyết ở giai đoạn còn trẻ thì khi bước qua tuổi 50, cứ 2 người sẽ có 1 người có những triệu chứng rối loạn chức năng sàn chậu.
Bên cạnh đó, các rối loạn sàn chậu có thể manh nha hình thành ngay từ giai đoạn mang thai. Nếu thai phụ dành thời gian để tập luyện dự phòng thì có thể phòng ngừa được các rối loạn sàn chậu do mang thai và sinh đẻ sau này. Sau thai kỳ là giai đoạn hậu phẫu hoặc hậu sản cũng rất quan trọng, đặc biệt là 3 tháng đầu sau sinh chúng ta cần củng cố lại hệ thống sàn chậu. Nếu như chúng ta chăm sóc tốt sàn chậu từ thời điểm 1 năm đầu sau sinh thì sẽ không phải đối diện với rối loạn sàn chậu sau này.
BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Giám đốc TT Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM:
Xin chào bạn, câu hỏi của bạn rất hay, tôi nghĩ bạn rất quan tâm đến vấn đề sàn chậu. Nếu thai của bạn còn nhỏ, tử cung còn nhỏ thì cấu trúc vùng chậu cũng chưa bị tác động nhiều. Tuy nhiên, nếu thai lớn thì vấn đề lại khác, vì khi mang thai, tử cung rất lớn, trong đó có nhau, em bé, nước ối…Khi tử cung phát triển sẽ đè lên sàn chậu, khiến một số cấu trúc trong sàn chậu bị tổn thương. Một số dây chằng, một số khối cơ bị đè dẹp ra trong quá trình mang thai. Chuyện có thai sẽ tác động rất lớn lên sàn chậu và kéo dài trong nhiều tháng, làm vùng sàn chậu bị giãn và bị tổn thương
Thai phụ sẽ cần một số hướng dẫn, bài tập, cũng như khuyến cáo trong vận động để phòng ngừa các nguy cơ sa tạng chậu. Nếu được, xin mời bạn đến BVĐK Tâm Anh để chúng tôi hướng dẫn thêm cho bạn về việc có những bài tập nào để giúp nâng đỡ trong thai kỳ.
Trong quá trình sinh đẻ, phần đầu thai đi qua ống âm đạo là tác động trực tiếp lên sàn chậu, và một số cấu trúc lúc đó có thể bị căng giãn trong quá trình mang thai nay bị đứt ra, khiến cấu trúc bị tổn thương rất nghiêm trọng. Thậm chí có những thai quá lớn, khi xổ ngang âm đạo làm một số cấu trúc bị đứt ra, thậm chí rách rất rộng và tổn thương đến cả trực tràng.
Thông thường, khi thai đi qua ống âm đạo và làm giãn hết khối cơ nâng đỡ sàn chậu, khối dây chằng, thì chắc chắn những triệu chứng của đường tiết niệu, đường âm đạo cũng như hậu môn đều bị ảnh hưởng. Vì thế, nhiều chị em phụ nữ sau sinh có thể bị bí tiểu, đi ngoài rất khó khăn, rất đau, thậm chí có may tầng sinh môn nên thành ra ít vận động, cũng không dám sờ, không dám chạm, sợ những gì liên quan đến sàn chậu. Đó là những vấn đề tác động rất xấu lên sự phục hồi sàn chậu.
Vì vậy hiện nay trong y học có một bộ môn gọi là vật lý trị liệu sàn chậu, có những bài tập giúp phục hồi lại cấu trúc sàn chậu, giúp việc đi tiểu đỡ bị són, dễ đi hơn, hậu môn co thắt tốt hơn, giữ phân tốt hơn, đặc biệt là cải thiện sự co thắt của âm đạo… Nếu như chúng ta có những bài tập co thắt thì có thể ngăn chặn được các tiến trình tổn thương làm sa các tạng chậu, cũng như phục hồi sự co thắt của âm đạo, trả về trạng thái quan hệ tình dục có co thắt, tăng sự khoái cảm cho cặp đôi. Đồng thời, như bác sĩ Thanh Tâm vừa nói, nếu chúng ta quan tâm vấn đề sàn chậu ngay từ lúc mang thai, đặc biệt là trong vòng 4 – 6 tuần lễ sau sinh – khi vùng sàn chậu bị chấn thương nghiêm trọng…, nếu tăng cường phục hồi sàn chậu bằng cách tập các bài tập sàn chậu thì chúng ta có thể hạn chế những diễn tiến xấu khi chúng ta có tuổi, nhất là từ sau độ tuổi 50, 60 trở đi.
ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm: Về biểu hiện của sa thành âm đạo có rất nhiều biểu hiện, giai đoạn sớm nhất đôi khi có thể có những biểu hiện mơ hồ như đau lưng, hoặc cảm giác có một khối chì nặng từ vùng hạ vị, trên xương mu đi xuống dưới vùng âm đạo. Bên cạnh đó, nếu bạn thấy khối thịt lấp ló ở cửa mình, bạn cần tới bệnh viện khám với bác sĩ chuyên khoa Sản Phụ khoa để có thể xác định rõ có phải là khối sa hay không. Đa phần thì các khối sa nếu phát hiện sớm, chỉ mới lấp ló ở vùng cửa mình thì có rất nhiều cơ may phục hồi khối đó trở lại vị trí bình thường.
BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi: Ở trong vùng chậu của nữ thì có bọng đái, tử cung, 2 vòi trứng, buồng trứng, trực tràng. Viêm mãn nghĩa là tình trạng viêm đã xảy ra, lặp đi lặp lại rất nhiều lần, có thể trước đây là 1 đợt viêm cấp, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng rồi viêm tử cung, hay bàng quang. Nhưng sau đó những cấp này nó đã đi qua và để lại 1 số di chứng, và thi thoảng nó có thể quay lại tình trạng viêm mãn và lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc đời phụ nữ, nhất là ở độ tuổi hoạt động sinh dục. Và lâu dần hình thành nên những mảng dây dính tử cung và vòi trứng hay buồng trứng, trực tràng, bàng quang và nó làm thành 1 khối, khiến cho người phụ nữ có cảm giác trằn nặng phía bên dưới và gây đau. Đối với những tình trạng viêm mãn, bình thường thì đơn thuần chỉ sẽ gây đa, còn nếu đi kèm với sốt, tiết dịch âm đạo bất thường thì nên uống kháng sinh để giảm đau lại và sau đó đi tái khám để xem đáp ứng có tốt không.
Đối với những phụ nữ bị viêm nhiễm lặp đi lặp lại như vậy thì vùng ở trên sàn chậu có thể bị tác động, cổ tử cung vốn dĩ đã sa rồi, cộng với việc viêm nhiễm sẽ khiến vùng sa bị nhiều hơn nữa. Do đó nếu có 1 lần chúng ta bị viêm cấp vùng chậu thì nên điều trị cho đúng thuốc, đủ thuốc được khám, chẩn đoán chắc chắn rằng nó đã hết. Đồng thời có những biện pháp dự phòng để tránh ngoài việc viêm nhiễm vùng chậu thì những yếu tố cộng hưởng sẽ làm cho sa tử cung, sa thành âm đạo trở nên nhiều hơn.
ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm: Đối với 5 tháng sau sinh thì tử cung đã co hồi tốt và trở về vị trí bình thường. Nếu em sờ thấy 1 khối trơn, thấp, nằm gần vùng cửa mình thì cần đi kiểm tra bác sĩ. Vì có thể đó là 1 khối sa thật sự: sa tử cung hay là bàng quang sa xuống dưới hoặc trực tràng phồng lên thì cũng cần có bác sĩ thăm khám và đánh giá để có hướng điều trị thích hợp.
Trong trường hợp nếu như em chưa tới bác sĩ khám liền, thì em có thể tập một số bài tập co thắt âm đạo hay còn gọi là bài tập Kegel. Mục đích là khi co thắt âm đạo thì khối sa sẽ co rút lên từ từ. Bên cạnh đó, một số biện pháp có thể ngăn ngừa cho em không có bị khối sa đó nhiều hơn, tiến triển cấp tính nặng hơn đó chính là không nên mang vác nặng. Ví dụ những trường hợp xách nặng khoảng 5,10kg thì đôi khi sẽ khiến khối sa tiến triển nhanh hơn hoặc những đợt táo bón 5,7 ngày không đi được mà phải rặn thì đó là những điều cần chú ý trước khi đến bệnh viện thăm khám.
ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm: Tình trạng đi tiểu khó sau sinh cần phải kiểm tra lại thật kỹ. Có thể là bàng quang bị tổn thương, bầm dập khi em bé đi ngang qua âm đạo. Bên cạnh đó, cũng coi lại những tổn thương về sàn chậu, trong đó có những tổn thương về thần kinh cũng làm cho giảm cảm giác vận động của bàng quang.
Đối với trường hợp của em thì nên đến bác sĩ Sản Phụ khoa chuyên về sàn chậu để kiểm tra lại. Vì cảm giác đi tiểu bình thường phải thật rõ ràng, mỗi 3-6 tiếng là phải có cảm giác đi tiểu và đi phải đi dễ, thoải mái, đi thành tia mạnh và lượng nước tiểu mỗi lần đi phải đạt được từ 100-200ml hoặc đi xong phải thấy thoải mái, không cần đi thêm. Đối với triệu chứng của em, rõ ràng là bàng quang có ảnh hưởng sau sinh, em cần đi kiểm tra bác sĩ liền.
BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi: Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi khuyến khích nên đến bệnh viện hoặc ghé qua những cơ sở y tế có khoa Sản Phụ khoa để kiểm tra lại. Bởi vì rối loạn chức năng của sàn chậu là do căng giãn, tổn thương của những hệ thống nâng đỡ nên chúng ta có thể thấy những triệu chứng đau. Khi đó những cơn đau rất mơ hồ: đau vùng bụng dưới, đau lưng, 2 bên háng hoặc vùng kín…, cần đi kiểm tra lại để biết nguyên nhân này là do gì, từ đâu.
Bạn có đặt ra vấn đề là âm đạo bị sa, có phải hay không? Thật ra âm đạo bị sa thì 1 phần là âm đạo, đồng thời có thể bị dính ở thành trước của âm đạo là bàng quang, thành sau của âm đạo là trực tràng. Như vậy là đã có thể 2 trường hợp sa này đi kèm với nhau. Để chẩn đoán chính xác những tổn thương này là gì, có tổn thương thật sự hay không, tổn thương này có liên quan đến sa bàng quang, trực tràng, tử cung hay chỉ là thành âm đạo bị trĩu nặng xuống thôi… thì bạn nên đi khám phụ khoa.
Bạn có thể ghé đến Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh, khám phụ khoa & sàn chậu để tầm soát phát hiện các bệnh lý sa tạng chậu. Đồng thời có những bài tập nâng đỡ giúp cấu trúc được phục hồi, sớm ngăn chặn lại tình trạng diễn tiến nặng. Trong tương lai, chúng ta có thể không có những tình trạng đau mơ hồ như vậy nữa, và lâu dài những bài tập hỗ trợ làm chậm tiến trình sa nếu có.
ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm: Thông thường thời gian tập sau sinh sẽ được chia làm 2 giai đoạn.
Nếu cơ thể bạn phục hồi tốt ngay sau sinh, sẵn sàng vận động thì trước khi xuất viện (tức là hậu phẫu, hậu sản ngày thứ 2, thứ 3) thì các bác sĩ sàn chậu có thể hướng dẫn những bài tập giúp cho mình khi về nhà duy trì để tập, trước thời điểm tái khám 1 tháng. Trước thời điểm đó, có thể làm những động tác để có thể phục hồi, không chỉ sàn chậu không mà còn là hệ thống cơ để săn chắc lại vùng bụng, thắt lưng cũng như là toàn bộ hệ thống mông đùi & làm vững chắc khớp xương để giữ thăng bằng, tránh té ngã. Cũng như thực hiện được những chức năng của người mẹ như ẵm con, bế con, chăm sóc con do hệ thống xương vững chắc vì có tập luyện cũng sẽ giúp đỡ rất nhiều.
Nếu bỏ qua cơ hội đó thì chúng ta còn giai đoạn 1 tháng sau sinh, nên qua bên sàn chậu để tập phục hồi về hệ thống sàn chậu.
Tập phục hồi sẽ chia làm 2 mảng. Mảng 1 là tập thể dục về sàn chậu, các động tác vật lý trị liệu để làm săn chắc vùng cơ sàn chậu, mất thời gian khoảng 30-60 phút, tùy theo khả năng tiếp thu của từng người. Tại BVĐK Tâm Anh có trang bị hệ thống máy móc tập sàn chậu chuyên biệt, mục đích là để tập riêng biệt cho hệ thống cơ ở âm đạo, giúp cho người phụ nữ có được phản hồi sinh học, đánh giá được khả năng tập của mình là đúng hay sai. Cũng như thực hiện theo đúng các Protocol mà các chuyên gia về sàn chậu trên thế giới đã thiết lập ra cho chúng ta tập dự phòng cũng như là điều trị các rối loạn chức năng sàn chậu.
ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm: Đây là vấn đề rất thời sự và được sự quan tâm của nhiều chị em phụ nữ. Công nghệ laser được các bác sĩ trên Thế giới đánh giá cao trong điều trị sa – giãn thành âm đạo nhờ tính hiệu quả, giúp tăng sinh collagen tự nhiên làm săn chắc thành âm đạo mà không xâm lấn, không gây đau, không chảy máu.
Công nghệ laser này rất đặc biệt. Ở bước sóng hay mức độ gây tổn thương rất ít, tức là đối với những trường hợp này tia laser sẽ kích thích sản sinh ra Collagen để làm đầy, dày thành âm đạo lên. Theo như nghiên cứu thì khẩu kính của thành âm đạo được thu lên từ 1.4-2cm nếu trải qua liệu trình laser thu nhỏ thành âm đạo. Và thường liệu trình này diễn ra 3 lần, cách nhau 2 tuần.
Hiện nay tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM cũng trang bị hệ thống laser để phục hồi thành âm đạo. Ưu thế của phương pháp này là thu nhỏ âm đạo mà không trải qua tiểu phẫu, không có vết thương cũng như không phải chăm sóc về kháng sinh cũng như là không có nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng. Đó là 1 lợi thế của tia laser. Ngoài ra, tia laser này dành cho những phụ nữ tuổi mãn kinh bị các triệu chứng về khô, teo âm đạo cũng như rối loạn niệu dục ở tuổi mãn kinh.
Theo thống kê, sinh ngả âm đạo có tăng cơ nguy hơn so với sinh mổ. Tuy nhiên trong quá trình mang thai, sức nặng của thai lên sàn chậu từ tam cá nguyệt thứ hai đã làm tăng nguy cơ cho bệnh lý vùng sàn chậu rồi. Đó là nguyên nhân khiến nguy cơ bị bệnh lý sàn chậu ở nữ giới tăng gấp 4 lần so với nam giới.
BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi: Bản thân việc mang thai đã làm cho sàn chậu bị tổn thương nghiêm trọng rồi, và việc rặn sanh ngả âm đạo cũng góp phần làm cho những tổn thương này nặng hơn. Tuy nhiên, nếu vì vậy mà né sanh thường, chọn sanh mổ thì điều này cần cân nhắc rất nhiều. Mổ lấy thai là phương pháp sanh không được khuyến khích lắm vì phải gây tê, gây mê, rạch trên thành bụng, rạch cơ tử cung… làm tăng nguy cơ dị ứng, nhiễm trùng thành bụng, nhiễm trùng vết mổ cơ tử cung, mất luôn tử cung nếu nhiễm phải vi trùng có độc tính mạnh. Cho nên, chỉ định mổ lấy thai phải thuộc về phía y khoa chứ không phải phía sản phụ.
Hiện nay, các quốc gia đang hướng tới việc làm sao để tỷ lệ mổ lấy thai ở nước mình giảm xuống dưới 20%. Tại Việt Nam, tỷ lệ này khá cao có nơi lên tới 80, 90%. Tại BVĐK Tâm Anh, 40% mổ lấy thai và 60% sanh ngả âm đạo, bởi chúng tôi ý thức được nguy cơ của mổ lấy thai trong tương lai là có thể xuất hiện nhau tiền đạo, cài răng lược, thai bám sẹo mổ lấy thai. Lúc đó, người phụ nữ mang thai lần tiếp theo sẽ tăng nguy cơ ngừng thai sớm, thai ngoài tử cung, vỡ tử cung…
ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm: Trước tiên, bạn cần kiểm tra sức khỏe tổng quát, vì nếu tình trạng viêm nhiễm đã được điều trị mà vẫn không cải thiện, thậm chí nặng hơn thì cần tìm nguyên nhân xem có phải bạn bị các bệnh lý như tiểu đường, cường giáp, các bệnh làm giảm đề kháng hay không. Hoặc bạn sẽ phải làm chẩn đoán chuyên biệt hơn, chẳng hạn như cấy kiểm tra xem tác nhân gây bệnh đó là gì thì mới điều trị triệt để được.
Đốt lộ tuyến là phương pháp phù hợp đối với tình trạng của bạn. Tuy nhiên, chúng ta chưa biết đốt đó là đốt khỏi hoàn toàn chưa hay mới đốt 1 lần. Tình trạng lộ tuyến cũng gây tiết dịch rất nhiều, nếu để lâu không được điều trị cộng với mầm mống viêm nhiễm sẵn có thì tình trạng viêm nhiễm sẽ ngày càng nặng hơn.
BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi: Bạn có tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục và hiện nay đã tạm ổn. Để xác định đây là sa tử cung, sa bàng quang, sa trực tràng hay là cả 3 thì bạn cần đến gặp bác sĩ phụ khoa để được thăm khám kỹ. Đối với các bệnh lý sa tạng chậu thì thường có hiện tượng viêm loét, chảy nước vàng do đã bị bội nhiễm. Vì thế, nghe qua thì có thể nghĩ đến tình trạng viêm nhiễm nhưng ở độ tuổi sinh đẻ như bạn (nhất là khi bạn đã sinh đẻ rồi) thì cần nghĩ thêm đến các bệnh lý sa tạng chậu. Ngay cả những phụ nữ chưa sinh vẫn có thể bị bệnh lý này do cấu trúc collagen ở một số người không được bền vững.
ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm: Việc xông hơ vùng kín cần được thực hiện đúng phương pháp, có nghĩa là vùng sàn chậu hoặc vết thương khi sinh ngả âm đạo rất dễ bị tổn thương bởi những áp lực của nhiệt độ. Nếu xông hơ ở nhiệt độ cao hoặc khoảng cách gần thì không hề có lợi, có nguy cơ gây phỏng, tăng tiết dịch, bục chỉ tầng sinh môn. Ở các bệnh viện lớn cũng có phương pháp xông hơ nhưng nhiệt độ phù hợp (40-60 độ) và khoảng cách xa hơn (60-70cm). Và nhiệt độ này có thể điều chỉnh được tùy theo cảm nhận của sản phụ.
BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi: Hiện nay tại các bệnh viện phụ sản lớn, việc thực hiện xông hơ để phục hồi sàn chậu sau sinh ngoài việc để nhiệt độ và khoảng cách phù hợp để không bị phỏng, bục chỉ thì tinh dầu được sử dụng để xông là tinh dầu thảo dược, và trong tinh dầu đó có mùi thơm rất dễ chịu khiến sản phụ có cảm giác thư thái, đồng thời tinh dầu có khả năng làm sạch chất dơ do cuộc sinh gây ra, sự tưới máu ở vùng chậu tốt hơn, vết thương tầng sinh môn mau lành hơn, tăng tưới máu ở một số cơ giúp cơ săn chắc hơn, giảm tình trạng giãn nhão. Mặc dù xông hơ không hoàn toàn phục hồi được 100% nhưng sẽ giúp sản phụ thư giãn, làm sạch vùng chậu, đồng thời tạo thuận lợi hơn cho việc tái cấu trúc vùng chậu một cách tự nhiên.
Theo phương pháp xông hơ dân gian, chậu than được đặt ngay dưới giường, có nguy cơ gây phỏng, cháy nhà. Nó cũng làm biến thể các cấu trúc chỉ ở vùng chậu, phỏng tầng sinh môn. Than tạo ra một loại khí rất độc là khí CO, kết hợp với máu của em bé tạo thành 1 chất làm đứa bé ko được giải phóng oxy lấy từ phổi cung cấp cho các mô, khiến bé chết ngạt do bụi than. Do đó, y khoa khuyến khích không nên tự xông hơi do có quá nhiều nguy cơ cho cả sản phụ và em bé.
ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm: May thẩm mỹ tầng sinh môn là cách thu nhỏ âm đạo, cắt lọc niêm mạc âm đạo dư thừa do quá trình mang thai và sinh nở làm giãn ra hoặc đẩy ra. Nếu sinh con so, bác sĩ chỉ có thể cắt lọc phần dư thừa và may thẩm mỹ tối đa để phần cửa mình thu nhỏ kích thước có thể nhất và đẹp nhất. Như vậy, em cần suy nghĩ xem mình có cần may thẩm mỹ ngay thời điểm sinh con so hay không. Tất nhiên trong quá trình may, bác sĩ sẽ cắt lọc những phần dư thừa để tầng sinh môn sau này đẹp nhất.
ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm: Theo như bạn mô tả thì có khả năng đang bị sa tạng chậu, khối sa có thể bàng quang, tử cung, trực tràng. Để xác định chính xác khối sa đó là cơ quan nào thì nên tới bác sĩ phụ khoa để thăm khám. Về phần điều trị, ở phụ nữ trẻ phải hiểu rằng cấu trúc sàn chậu đã bị sa là những tổn thương trong khi mang thai hoặc trong cuộc đẻ. Đối với phụ nữ trẻ thì chúng tôi phục hồi bằng phương pháp treo nâng. Những khối sa đã sa hẳn ra ngoài thì khả năng tập vật lý trị liệu phục hồi rất thấp mà phải tiến hành phẫu thuật treo nâng.
Hiện nay phẫu thuật này được gọi là phẫu thuật ít xâm lấn, phục hồi sức khỏe nhanh. Như ngày hôm nay tại BVĐK Tâm Anh chúng tôi cũng vừa cho xuất viện 1 bà cụ 70 tuổi, sau phẫu thuật treo nâng đó cũng chỉ nằm viện 3 ngày thì xuất viện, thuốc dùng cũng tối thiểu. Do đó phẫu thuật này cũng không ảnh hưởng nhiều đến quá trình cho con bú, và bạn cũng nên giải quyết khối này càng sớm càng tốt. Tại vị để khối sa ảnh hưởng chức năng bàng quang như đi tiểu khó, són tiểu hoặc đi cầu khó chẳng hạn, hoặc bị loét chảy máu thì khả năng giải quyết của chúng ta càng ngày càng khó hơn.
BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi: Rất nhiều chị em phụ nữ mang thai ra huyết và lo lắng như bạn. Khi thăm khám sản khoa nếu có ra máu thì bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm để xác định tình trạng chảy máu này có liên quan đến 1 bệnh lý hay nhắc tới là nhau tiền đạo hay không. Nhau ở trong giai đoạn đầu của thai kỳ là nhau tiền đạo nhưng nhau ở tuần 32 trở đi thì trở thành 1 nhau bình thường. Có những nhau ở tuần 12,13 là nhau tiền đạo rồi nhưng sau đó nó vẫn thực sự là nhau tiền đạo, có ra huyết và đó là những tình huống nguy hiểm cho cả mẹ và thai. Bời vì 5 tháng thì còn non, nếu có nhau tiền đạo chảy máu thì phải sanh non, bé có thể rất khó nuôi.
Nếu siêu âm không thấy nhau tiền đạo mà có viêm cổ tử cung có lộ tuyến. Trong thai kỳ cố tử cung sẽ có mô tuyến đi ra ngoài nhiều hơn ở ngoài thai kỳ do đó rất dễ chảy máu khi chạm vào. Ở 1 số tình huống, các mạch máu ở vùng cố tử cung trong khi có thai tăng sinh rất nhiều đôi khi bị vỡ gây chảy máu nhưng không phải dọa sinh non hay do nhau tiền đạo.
Nếu có viêm lộ tuyến trong thai kỳ thì chắc chắn sẽ không có bất kỳ can thiệp nào, trừ khi bị chảy máu quá nhiều thì sẽ phải cầm máu bằng thuốc hoặc may lại. Còn viêm lộ tuyến thì chắc chắn ai trong đời của người phụ nữ có gia đình, có sanh con đều có lộ tuyến, tùy mức độ lộ tuyến nhiều hay ít. Lộ tuyến khi nào có tình trạng bội nhiễm lên trên dịch tiết của âm đạo nhiều thì mới gọi là viêm lộ tuyến cổ tử cung, nếu không chỉ gọi là lộ tuyến. Xác nhận lại 1 lần nữa lộ tuyến là 1 tình trạng có thể có do mô tuyến đi từ trong ra ngoài và đó không phải là viêm.
Đối với trường hợp của bạn, tôi nghĩ sẽ không có điều trị gì cả nếu bác sĩ đã khám và khẳng định không có nhau tiền đạo, không dọa sinh non mà chỉ có tình trạng mô tuyến từ trong đi ra ngoài nhiều gây chảy máu thì có lẽ chúng ta chỉ cầm máu bằng thuốc hoặc chèn gạc cầm máu, tạm thời chưa có điều trị. Nhưng sau 6 tuần lễ sau sanh, bạn nên tái khám để đánh giá tình trạng lộ tuyến có nghiêm trọng hay không, có cần can thiệp gì không, gặp các bác sĩ phụ khoa để nghe tư vấn thêm về sàn chậu bên cạnh điều trị lộ tuyến nếu cần.
ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm: Đối với trẻ nhỏ, nếu có bất thường mà mẹ quan sát thấy ở vùng sinh dục thì nên lưu ý có thể có dị vật hoặc viêm nhiễm do quá trình vệ sinh cho con có thể chưa được chú ý. Về tình trạng có bị sa tử cung bẩm sinh hay không, theo y văn vẫn thống kê có những tình trạng sa tử cung bẩm sinh. Thậm chí những khối đỏ đỏ mà bạn quan sát thấy ở bé đôi khi có thể là lộ tuyến bẩm sinh của cố tử cung. Để biết chính xác tình trạng đó là như thế nào bạn nên cần đưa bé thăm khám bác sĩ phụ khoa để được thăm khám và có câu trả lời cụ thể.
ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm: Khí hư ở người phụ nữ chia làm 2 loại. Loại sinh lý thay đổi theo tính chất chu kỳ nguyệt của người phụ nữ, tiết dịch nhiều ở giai đoạn giữa chu kỳ, có tính chất trong, lỏng và có thể kéo thành sợi dài. Lượng tiết nhiều thậm chí là nhiều chị em phụ nữ cảm thấy ẩm ướt, đi khám vì nghĩ là mình bị viêm nhiễm. Khí hư này sau sạch kinh hoặc rụng trứng sẽ đặc hơn tuy nhiên vẫn giữ được tính chất dai và có thể kéo được. Còn đối với khí hư bệnh lý sẽ vón cục, có màu mùi lạ. Có thể màu trắng đục như sữa, vàng, xanh, có bọt, có mùi hôi. Đó là 2 đặc điểm rất khác nhau của khí hư sinh lý và khí hư bệnh lý.
Để phòng ngừa khí hư bệnh lý thì vệ sinh sinh dục rất quan trọng, vệ sinh này không chỉ là hàng ngày trong thói quen mà còn trong quan hệ tình dục. Không nên quá lạm dụng những sản phẩm rửa phụ khoa, hàng ngày rửa quá nhiều trong khi khí hư đó chỉ là sinh lý không hề bị viêm nhiễm nhưng khi lạm dụng như vậy sẽ làm rối loạn môi trường âm đạo khỏe mạnh; như vậy vi khuẩn, nấm sẽ có cơ hội phát triển. Hoặc ở trường hợp phụ nữ có nhiều bạn tình cũng rất dễ viêm nhiễm, hoặc quan hệ tình dục không có bảo vệ thì cũng là đường lây truyền gây ra viêm nhiễm sinh dục.
BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi: Đây là câu hỏi chúng tôi cũng rất hay gặp khi tham gia thăm khám phụ khoa. Hiện nay có 1 số tình huống khuyến khích người phụ nữ đó tạm thời để cho thoáng bằng cách không mặc quần lót. Ví dụ trường hợp bị nấm âm đạo, nấm âm hộ lan rất rộng. Nấm âm hộ này có thể lan ra vùng bẹn thậm chí là đùi luôn. Đặc biệt trên 1 số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ sử dụng kháng sinh dài ngày thì tình trạng nấm da lan rất rộng. Khi đó nếu ở trong tình trạng âm đạo, âm hộ liên tục ẩm ướt và kín thì việc điều trị khó có thể hiệu quả được. Vì vậy, trong thời điểm cần điều trị, không để thuốc bôi lên da bị dính vào quần thì mới cần không nên mặc đồ lót.
Nhưng với những trường hợp người bình thường, khoẻ mạnh, có sàn âm đạo sạch, không mắc bệnh phụ khoa gây tiết dịch nghiêm trọng, không bị nấm da phải bôi thuốc thì tôi nghĩ chúng ta vẫn sử dụng quần lót chứ không phải là không nên mặc quần lót. Vì dịch trong âm đạo vẫn đổ ra liên tục, có quần lót thì dịch sẽ thẩm thấu vào quần lót, không lan khắp nơi, vấy bẩn những vùng xung quanh. Do đó chỉ trừ những trường hợp đặc biệt như tôi nói ban nãy mới không sử dụng quần lót trong thời gian nhất định còn thì vẫn sử dụng quần lót. Và nên ưu tiên chọn những loại quần lót có đáy quần là bằng vải cotton hút nước được và thay quần thường xuyên trong ngày tối thiểu là 2 lần trong ngày. Đối với phụ nữ có thai thì số lần thay quần lót sẽ tăng nhiều hơn, có thể sẽ phải 4 lần trong 1 ngày vì khi có thai sẽ tiết dịch âm đạo nhiều.
Về sử dụng băng vệ sinh, chúng tôi không khuyến khích sử dụng băng vệ sinh từ sáng tới tối. Trong băng vệ sinh có nhiều bông gòn, sử dụng cotton là vật liệu hút nước rất tốt, khi dịch âm đạo chảy ra sẽ thấm vào băng vệ sinh đó sẽ cho cảm giác rất khô ráo. Nhưng thật ra trong băng ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn do dính chất từ vùng hậu môn qua, trong nước tiểu, trong dịch âm đạo… nên băng vệ sinh có môi trường cấy khuẩn rất tốt. Cho nên vì lý do gì đó chúng ta phải đi xa hoặc trong những ngày đi xa thì chúng ta bắt buộc phải đặt băng vệ sinh, các bác sĩ sản phụ khoa vẫn khuyến khích chị em phụ nữ là tối đa mỗi 6 giờ phải thay băng dù có nhiều máu hay không để tránh tình trạng viêm nhiễm. Như vậy đối với băng dùng hàng ngày nếu sử dụng thì vẫn phải thay băng đó, không thể mang 1 băng từ sáng tới tối khi đi làm về mới thay.
ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm: Đối với khối polyp như em mô tả thì cần xem xét lại có thực sự là polyp hay không chỉ là khối nhân xơ ở trong lòng tử cung và thòng vào tử cung. Bời vì không thể nào trong vòng 6 tháng mà xuất hiện khối polyp to đến mức bác sĩ phải chỉ định cắt tử cung. Em cần phải đem hết hỗ sơ khám tới bác sĩ phụ khoa để đánh giá lại. Đối với phụ nữ tuổi còn trẻ, còn muốn sinh con thì hoàn toàn có thể bảo tồn được nếu tất cả khối u đó bác sĩ không nghi ngờ là ác tính. Có thể bóc tách và cắt khối u đó để giữ lại tử cung.
Cảm ơn 2 chuyên gia đã tận tình giải đáp thắc mắc và cung cấp những thông tin khoa học, hữu ích cho độc giả!
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, độc giả có thể tiếp tục gửi câu hỏi để được các chuyên gia tại Trung tâm Sản Phụ khoa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh giải đáp tại đây. Bên cạnh đó, độc giả cũng có thể đặt hẹn thăm khám với các chuyên gia bác sĩ qua tổng đài chăm sóc khách hàng: 0287 102 6789 (TP.HCM) hoặc 1800 6858 (Hà Nội) hoặc gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, bên cạnh đó trung tâm còn chú trọng phát triển chuyên sâu lĩnh vực sàn chậu nữ với đầy đủ hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là nơi duy nhất trên cả nước hội tụ đầy đủ cả 3 chuyên khoa chú trọng phát triển điều trị hiệu quả bệnh lý sàn chậu nữ là Phụ khoa, Niệu khoa và Hậu môn trực tràng.
Xem thêm: TỰ HÀO NGÀY HỘI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN TẠI BVĐK TÂM ANH
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH