Nhiều người bệnh luôn lo lắng liệu bệnh lậu có chữa được không. Thực tế, tình trạng này hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng phương pháp điều trị hợp lý, kết hợp kiêng cữ theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh không thể tự khỏi nếu không can thiệp y tế, thậm chí có nguy cơ tiến triển với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc phát hiện và kiểm soát kịp thời là thực sự cần thiết.
Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, do vi khuẩn N. gonorrhoeae (Neisseria gonorrhoeae) gây nên. Hiện nay, tình trạng bệnh lý này vô cùng phổ biến, thường xuất hiện với triệu chứng không rõ ràng và có thể điều trị thành công bằng thuốc kháng sinh. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là thanh thiếu niên có đời sống tình dục không lành mạnh. (1)
Nguyên nhân gây bệnh lậu là do quan hệ tình dục không an toàn với người đang nhiễm bệnh. Tình trạng nhiễm trùng có thể lây lan qua đường âm đạo, hậu môn, miệng bởi vi khuẩn tồn tại trong tinh dịch, chất dịch tiền xuất tinh và dịch âm đạo.
Các bộ phận trên cơ thể dễ bị ảnh hưởng nhất bao gồm: dương vật, âm đạo, cổ tử cung, niệu đạo, cổ họng, hậu môn và mắt. Bệnh có thể lây lan ngay cả khi dương vật không đi hết vào hậu môn hoặc âm đạo. Một số con đường lây nhiễm khác có thể kể đến như:
Tuy nhiên, tình trạng này không lây lan qua tiếp xúc thông thường, chẳng hạn như: dùng chung đồ ăn, thức uống, ôm, hôn, nắm tay, ho, hắt hơi hoặc dùng chung bệ bồn cầu.
Nữ giới mắc bệnh lậu thường không nhận thấy triệu chứng rõ rệt. Nếu có, dấu hiệu thường sẽ xuất hiện trong vòng một tuần sau nhiễm bệnh, bao gồm:
Đối với bệnh lậu ở nam, triệu chứng biểu hiện có xu hướng rõ ràng hơn, chẳng hạn như:
Bệnh lậu cũng có thể lây nhiễm vào hậu môn nếu quan hệ tình dục thông qua đường này hoặc một số tiếp xúc khác. Một số triệu chứng có thể nhận thấy như:
Ngoài ra, nếu bệnh lậu tiến triển ở vùng họng, dấu hiệu điển hình nhất là đau họng.
Mặc dù bệnh lậu không gây ra triệu chứng rõ rệt nhưng có thể tiến triển rất nghiêm trọng nếu không được điều trị hiệu quả. Một số biến chứng đáng lo ngại phải kể đến gồm: (2)
Bệnh lậu rất khó có thể tự khỏi nếu không can thiệp điều trị y tế. Nhiều trường hợp cho thấy chữa khỏi hoàn toàn sau khi dùng thuốc kháng sinh. (3)
Bệnh lậu có chữa được không? Tình trạng nhiễm trùng này hoàn toàn có thể điều trị thành công bằng thuốc khác sinh. Một số chủng vi khuẩn có khả năng kháng thuốc nên rất khó tiêu diệt. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ kê nhiều hơn một loại thuốc kháng sinh, ở dạng tiêm hoặc uống. Các phương pháp điều trị khác được chỉ định thực hiện trong vòng 7 ngày. (4)
Người bệnh cần xét nghiệm lại bệnh lậu sau 3 tháng kể từ lần điều trị đầu tiên để đánh giá tác dụng thuốc cũng như khả năng tái nhiễm. Trong giai đoạn này, mọi hình thức quan hệ tình dục cần kiêng tuyệt đối cho đến khi cả hai đều đã được chữa khỏi. Nhiều trường hợp cho thấy triệu chứng biến mất trong vòng một tuần nếu áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Cách duy nhất để xác định có đang mắc bệnh lậu hay không là thực hiện xét nghiệm. Việc trì hoãn có thể khiến tình trạng tiến triển nghiêm trọng hơn, từ đó có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Các phương pháp chẩn đoán thường được thực hiện trong vòng từ 2 ngày đến 1 tuần sau khi quan hệ tình dục. Xét nghiệm tiến hành đối với nữ giới và nam giới có thể khác nhau. Cụ thể như sau:
Tăm bông trông hơi giống tăm bông nhưng nhỏ hơn và tròn hơn. Nó được quét qua các bộ phận của cơ thể có thể bị nhiễm bệnh để lấy mẫu chất thải. Quá trình này chỉ mất vài giây và không gây đau đớn, mặc dù có thể hơi khó chịu.
Bác sĩ thường sẽ dùng tăm bông để lấy mẫu dịch từ âm đạo, cổ tử cung hoặc niệu đạo (ống dẫn nước tiểu). Quá trình này mất khoảng vài giây để hoàn tất, có thể gây khó chịu nhưng không để lại đau đớn. Đối với phụ nữ, xét nghiệm nước tiểu thường không được yêu cầu trong chẩn đoán bệnh lậu do kết quả kém chính xác.
Đối với nam giới, bác sĩ thường yêu cầu cung cấp mẫu nước tiểu hoặc sử dụng tăm bông để lấy mẫu dịch từ đầu dương vật. Nếu người bệnh thực hiện theo phương pháp đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định không được đi tiểu trước khoảng 2 giờ. Điều này có thể rửa trôi vi khuẩn ra ngoài và ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Nếu bác sĩ nghi ngờ trực tràng, cổ họng hoặc mắt bị nhiễm trùng, dịch từ những vị trí này sẽ được lấy ra bằng tăm bông để mang đi xét nghiệm. Hầu hết các trường hợp này đều rất nghiêm trọng, bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn.
Bệnh lậu có chữa được không? Thông thường, tình trạng này sẽ được điều trị bằng một mũi tiêm kháng sinh duy nhất vào mông hoặc đùi. Với hầu hết các trường hợp, triệu chứng đều cải thiện trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, nếu vi khuẩn thuộc chủng kháng thuốc, người bệnh có thể được kê đơn 2 loại thuốc kháng sinh cùng lúc.
Sau khi điều trị khoảng 1 – 2 tuần, bác sĩ sẽ chỉ định tái khám, thực hiện xét nghiệm để đánh giá nhiễm trùng. Trong quá trình này, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
Thời gian điều trị bệnh lậu thường kéo dài từ 1 – 2 tuần tùy vào từng mức độ nghiêm trọng. Sau giai đoạn này, nếu triệu chứng vẫn không thuyên giảm, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định phương pháp mới.
Điều trị bệnh lậu thành công không đồng nghĩa sẽ không tái nhiễm. Tình trạng này hoàn toàn có thể xảy ra nhiều lần nữa trong tương lai. Theo thống kê, tỷ lệ tái phát ở bệnh lậu cấp và bán cấp chiếm 6,3%, mãn tính là 5,2% và có biến chứng là 4,5%.
Các đợt tái phát trung bình được quan sát thấy trong khoảng 5 ngày sau khi điều trị các trường hợp mắc mới và 9 ngày sau khi điều trị bệnh mãn tính. Trong đó, tỷ lệ đối với điều trị bằng kháng sinh và kết hợp lần lượt là 50,2% và 49,8%.
Một lần tái phát xảy ra ở 85,6% trường hợp, tái phát từ hai lần trở lên chiếm 14,4%. Bệnh tái phát sau khi điều trị bằng penicillin, aminoglycoside, tetracyclin lần lượt là 6,5%, 6,9% và 4,2%.
Bệnh lậu có thể được phòng ngừa hiệu quả thông qua một số biện pháp hữu ích như sau:
Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.
Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, BS.CKII Đinh Cẩm Tú, BS.CKII Ngô Đồng Dũng, BS.CKII Võ Thị Kim Thanh ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…
Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu.
Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin hữu ích giải đáp thắc mắc bệnh lậu có chữa được không. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, mỗi người sẽ chủ động theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh ngay từ sớm, nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.