50% dân số sống đến 85 tuổi sẽ mắc bệnh zona. Khoảng 30% người nhập viện vì bệnh zona có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc bị ức chế miễn dịch trong quá trình điều trị bệnh. Vậy zona thần kinh có lây không? Lây qua đường nào phổ biến?
Zona thần kinh (hay còn gọi là bệnh giời leo) là bệnh nhiễm trùng do virus Varicella-zoster gây nên, đây cũng là loại virus gây ra bệnh thủy đậu. (1)
Bệnh zona thường chỉ ảnh hưởng đến một vùng nhỏ trên cơ thể. Những triệu chứng của bệnh bao gồm:
Người bệnh cũng có thể xuất hiện các triệu chứng khác như:
Triệu chứng đầu tiên của bệnh zona thường gặp nhất chính là đau, một vài người thậm chí còn bị đau dữ dội. Tùy thuộc vào vị trí của cơn đau mà đôi khi zona có thể bị nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến tim, phổi hoặc thận vì có vài trường hợp da bị đau do zona nhưng da không phát ban.
Bệnh zona có thể phát triển ở dạng một dải mụn nước đỏ trên da, thường xảy ra ở một bên cơ thể, vùng mặt một bên cổ, ngực hoặc mông đùi theo đường phân bố dây thần kinh.
Bệnh zona do virus cùng loại với virus gây bệnh thủy đậu là Varicella zoster gây ra. Bất cứ ai từng bị thủy đậu đều có khả năng phát triển bệnh zona. Sau khi hết thủy đậu, virus vẫn nằm lại ở đầu dây thần kinh và ngừng hoạt động trong nhiều năm. Gặp điều kiện thuận lợi, virus sẽ tái kích hoạt và di chuyển dọc theo các dây thần kinh đến da, tạo ra bệnh zona. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa mà người từng bị thủy đậu có thể bị bệnh zona hoặc không.
Hiện y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh. Zona có thể do cơ thể suy giảm khả năng miễn dịch khi già đi, vì vậy bệnh phổ biến hơn ở người cao tuổi và người có hệ miễn dịch yếu.
Có. Bệnh zona có thể truyền virus varicella-zoster cho bất kỳ ai không miễn dịch với bệnh thủy đậu khi tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở từ người bệnh. Tuy nhiên, người đó sẽ nhiễm bệnh thủy đậu mà không phải zona. Vì vậy, bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với những người chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu, đặc biệt là người có hệ thống miễn dịch suy yếu, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Zona thần kinh có thể lây nhiễm trực tiếp và cả gián tiếp: (2)
Có. Khi không được chữa trị kịp thời, bệnh dễ hình thành các biến chứng nguy hiểm và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về sau như:
Bài viết liên quan: 14 biến chứng zona thần kinh cực kỳ nguy hiểm bạn cần biết
Ngay khi phát hiện ra các triệu chứng của zona, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da ngay để được thăm khám và tư vấn liệu trình điều trị, tránh để lại nhiều biến chứng nguy hại về sau. Thông tin người bệnh cung cấp sẽ giúp ích trong quá trình chẩn đoán của bác sĩ, bao gồm:
Bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da thường có thể chẩn đoán bệnh zona bằng cách hỏi bệnh sử, thăm khám các sang thương da, trong một số trường hợp bác sĩ cũng có thể cho chỉ định như lấy máu hoặc lấy một ít dịch tiết từ mụn nước gửi đến phòng xét nghiệm để chẩn đoán xác định bệnh và tầm soát biến chứng. (3)
Tuy nhiên, chẩn đoán lâm sàng bệnh zona có thể không thực hiện được nếu không có phát ban (nghĩa là trước khi phát ban xuất hiện hoặc trong trường hợp bệnh zona không có phát ban). Zona đôi khi bị nhầm lẫn với các bệnh sau:
Bệnh zona khó chẩn đoán hơn ở trẻ em và người lớn tuổi khi biểu hiện lâm sàng ở người bệnh có thể nhẹ hơn. Ngoài ra, người có hệ thống miễn dịch yếu sẽ có các biểu hiện không điển hình, họ có thể phát ban nghiêm trọng hơn hoặc phát ban toàn thân.
Bệnh zona có thể phát triển ở dạng một dải mụn nước đỏ trên da, thường xảy ra ở một bên cơ thể, vùng mặt một bên cổ, ngực hoặc mông đùi theo đường phân bố dây thần kinh
Bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da sử dụng một số loại thuốc kháng virus để điều trị zona:
Thuốc sẽ rút ngắn thời gian điều trị, đồng thời làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tác dụng của thuốc đạt hiệu quả cao nhất khi người bệnh sử dụng ngay khi phát bệnh, nghĩa là bệnh càng lâu, hiệu quả của thuốc càng suy giảm. Vì vậy nếu nghi ngờ cơ thể mắc các triệu chứng của bệnh zona, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.
Bệnh zona thần kinh gây viêm và đau, vì vậy bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau bao gồm Acetaminophen, Ibuprofen, Naproxen… giúp người bệnh ngăn ngừa chứng đau dây thần kinh postherpetic sau khi phát ban và mụn nước biến mất.
TENS (transcutaneous electrical nerve stimulation) là phương pháp sử dụng các xung điện cực nhỏ xuyên da kích thích dây thần kinh để giảm đau. Thiết bị TENS có kích thước bằng một chiếc điện thoại thông minh và đi kèm với các miếng điện cực. Bác sĩ sẽ đặt chúng lên vùng da bị đau điều chỉnh cường độ phù hợp cho đến khi cơn đau biến mất.
Các mẹo để người bệnh ngăn chặn virus lây lan sang người khác gồm:
Người bệnh có thể tái nhiễm zona khi hệ thống miễn dịch của họ suy yếu do vấn đề sức khỏe hoặc phương pháp điều trị ức chế miễn dịch, chẳng hạn như hóa trị hoặc xạ trị. Người nhiễm zona nên đặc biệt tránh tiếp xúc với:
Người thuộc nhóm bên trên có nguy cơ phát triển bệnh thủy đậu, sau đó là bệnh zona và các biến chứng của bệnh cao hơn.
Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh về da: zona thần kinh, chàm, mề đay, chốc lở, viêm da cơ địa, phát ban,… cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu chính hãng từ Âu – Mỹ sẽ rút ngắn thời gian trị liệu, tăng cường hiệu quả điều trị giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe và cân bằng chất lượng cuộc sống.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Hy vọng thông qua bài viết trên độc giả biết được bệnh Zona thần kinh có lây không. Đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu, bệnh rất dễ phát triển những biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong, vì vậy ngay khi phát hiện bản thân hoặc người xung quanh xuất hiện triệu chứng của bệnh zona thần kinh thì nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da ngay để được điều trị kịp thời với hiệu quả tối ưu.