Xoắn tinh hoàn ở trẻ em là tình trạng cấp cứu y tế, người lớn cần theo dõi và liên hệ ngay với bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm. Triệu chứng điển hình là những cơn đau bìu dữ dội khởi phát cấp tính. Hầu hết các trường hợp đều cần can thiệp phẫu thuật tháo xoắn khẩn cấp, nhằm hạn chế nguy cơ cắt bỏ tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn ở trẻ em là một vấn đề bệnh lý cấp tính liên quan đến mạch máu, thừng tinh bị xoắn quanh trục khiến con đường vận chuyển máu đến cơ quan bị gián đoạn. Tình trạng này gây tổn thương tinh hoàn do thiếu máu cục bộ, rất dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.(1)
Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên cơ quan với triệu chứng đau đớn dữ dội. Đối với trẻ em, tình trạng này thường xuất hiện vào hai giai đoạn điển hình: sơ sinh và trước tuổi dậy thì.
Thừng tinh xoắn, quay quanh trục là căn nguyên của mọi trường hợp xoắn tinh hoàn ở trẻ em. Khi đạt đến mức độ cực đại, dòng chảy của động mạch, tĩnh mạch bị cản trở, dẫn đến thiếu máu cục bộ và tăng áp lực trong cơ quan. Nếu thời gian điều trị kéo dài, nguy cơ cao sẽ làm mất mô tinh hoàn. Mức độ nhẹ hơn có thể gây tắc nghẽn tĩnh mạch, dẫn đến sưng huyết. (2)
Hiện nay, nguyên nhân chính xác về tình trạng này vẫn chưa được xác định rõ. Nhiều yếu tố cho thấy có liên quan nhưng không tuyệt đối. Cụ thể bao gồm:
Trong biến thể giải phẫu này, tinh hoàn treo tự do bên trong bìu, không được cố định bình thường bởi mô nên dễ dàng bị xoắn. Đây cũng là một trong những dị tật thường gặp, có xu hướng xảy ra ở cả hai bên.
Tỷ lệ xoắn tinh hoàn có xu hướng gia tăng ở trẻ em trong giai đoạn chuẩn bị bước vào dậy thì. Nguyên nhân là do nồng độ testosterone tăng đột ngột, dẫn đến tăng thể tích và khối lượng cơ quan. Điều này có thể khiến tinh hoàn bị xoắn bởi tăng tốc độ chuyển động quanh trục của thừng tinh.
Ngoài ra, độ cứng thừng tinh và các lực cản khác cũng có nguy cơ làm hạn chế góc quay. Do đó, hoạt động thể chất bình thường gây ra xung lượng góc, cao hơn lực cản đối lập và dẫn đến xoắn tinh hoàn.
Nhiều bất thường về giải phẫu cũng có liên quan đến tình trạng xoắn tinh hoàn ở trẻ em. Tình trạng điển hình nhất là tinh hoàn ẩn, tinh hoàn nằm ngang, đa tinh hoàn, dị thường mào tinh hoàn…
Trong một số trường hợp, các hoạt động thể chất và chấn thương thể thao cũng có thể gây xoắn tinh hoàn. Nguyên nhân được xác định là do phản xạ cơ bì đột ngột.
Nhiều nghiên cứu cho thấy xoắn tinh hoàn xảy ra phổ biến hơn trong những tháng mùa đông và ở các vĩ độ phía bắc. Nguyên nhân được cho là do sự co thắt cơ bìu bởi nhiệt độ thấp.
Ở trẻ sơ sinh, màng bọc thành bìu chưa dính hoàn toàn vào các mô bên ngoài, dẫn đến hiện tượng xoắn tinh hoàn. Đây là một trong những dạng xoắn phổ biến nhất, có thể xảy ra ở cả hai bên.
Dưới đây là các đối tượng trẻ em dễ bị xoắn tinh hoàn nhất: (3)
Triệu chứng điển hình của xoắn tinh hoàn ở trẻ em là sưng đỏ, đau bìu dữ dội, khởi phát cấp tính. Đa phần các trường hợp đều đau đột ngột và biến mất nhưng đôi khi cũng có thể kéo dài nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày.
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng phụ thuộc vào việc tinh hoàn bị xoắn một phần hay toàn bộ. Dấu hiệu cụ thể cũng có thể khác nhau giữa các đối tượng, phổ biến có thể kể đến như:
Xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến chết mô, hoại tử và buộc phải cắt bỏ toàn bộ bộ phận. Nhiều trường hợp còn gây ra nhiễm trùng huyết đồng thời tăng nguy cơ vô sinh trong tương lai.
Điều trị kịp thời là điều cốt yếu đối với tình trạng xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ. Vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu bất thường ở bé, bố mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán sớm. Đặc biệt, trẻ em trước tuổi dậy thì bị xoắn tinh hoàn cấp tính có nguy cơ cao phải cắt bỏ toàn bộ bộ phận. Do đó, việc điều trị đúng lúc là thực sự quan trọng.
Xoắn tinh hoàn ở trẻ em là một trường hợp cấp cứu ngoại khoa, cần được đưa đến phòng phẫu thuật càng nhanh càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm. Kết quả điều trị phụ thuộc rất lớn vào thời gian thiếu máu cực bộ.
Đôi khi, việc lãng phí thời gian vào việc xét nghiệm, nghiên cứu hình ảnh hoặc các thủ tục chẩn đoán khác sẽ dẫn đến chết mô tinh hoàn. Dưới đây là một số phương pháp đang được áp dụng phổ biến: (4)
Tháo xoắn thủ công giúp ổn định lại dòng chảy của mạch máu. Kỹ thuật này liên quan đến việc điều chỉnh tinh hoàn sao cho bề mặt phía trước xoay từ giữa sang bên. Nếu phương pháp này thực hiện thành công, ở hầu hết các trường hợp, cơn đau có thể cải thiện ngay lập tức.
Tháo xoắn thủ công là lựa chọn tốt nhất để kéo dài thời gian cho đến đội ngũ phẫu thuật sẵn sàng, không thay thế cho quy trình mổ sau đó. Các báo cáo đều cho thấy phương pháp này mang lại hiệu quả cao, làm giảm tính khẩn cấp của tình trạng xoắn tinh hoàn, đặc biệt là ở trẻ em. Tỷ lệ cứu sống được ghi nhận là 100%.
Tuy nhiên, trên thực tế, kỹ thuật tháo xoắn thủ công gặp phải nhiều khó khăn và không được sử dụng phổ biến. Việc áp dụng thủ thuật này trong môi trường khoa cấp cứu có thể khó hoặc không thực hiện được nếu không gây mê. Hơn nữa, tinh hoàn có thể không bị xoắn hoàn toàn hoặc tái phát lần nữa ngay sau khi xuất viện.
Ngoài ra, phương pháp tháo xoắn thủ công không có khả năng tiên nghiệm tinh hoàn bị xoắn theo hướng nào. Do đó, trong một số trường hợp, việc cố gắng thực hiện có thể chỉ làm trầm trọng thêm mức độ xoắn.
Ở trẻ sơ sinh, phẫu thuật đối với tình trạng xoắn tinh hoàn cấp tính khi sinh hoặc sau sinh vài ngày còn gây nhiều tranh cãi. Ngoài ra, nguy cơ gây mê ở trẻ em dưới 1 tuổi cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định.
Ở các bé trai trước tuổi dậy thì, bác sĩ thường chỉ định thực hiện phẫu thuật orchiopexy đối bên. Bên cạnh đó, các chẩn đoán phân biệt cũng được yêu cầu tiến hành, điển hình là siêu âm Doppler.
Đối với thanh thiếu niên, phẫu orchiopexy cũng được chỉ định. Nếu tình trạng đã ở mức nghiêm trọng, không còn giải pháp nào khác, phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn cùng bên sẽ tiến hành.
Hiện nay, tình trạng xoắn tinh hoàn ở trẻ không thể được phòng ngừa tuyệt đối, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Với trẻ em giai đoạn trước tuổi dậy thì, phụ huynh nên trang bị đồ bảo hộ cho con trong quá trình tập luyện, chơi thể thao để phòng tránh chấn thương. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường ở tinh hoàn, giải pháp tốt nhất là liên hệ ngay với bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm.
Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.
Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, BS.CKII Đinh Cẩm Tú, BS.CKII Ngô Đồng Dũng, BS.CKII Võ Thị Kim Thanh ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…
Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu.
Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin hữu ích về tình trạng xoắn tinh hoàn ở trẻ em. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, mỗi người sẽ chủ động theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh ngay từ sớm, nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.