Bệnh viêm tuyến giáp mạn tính còn gọi là viêm giáp Hashimoto hay viêm giáp lympho bào, độ tuổi từ 40 – 60 tuổi. Tuy nhiên, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh gấp khoảng 7 lần nam giới. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị viêm tuyến giáp mạn tính là như thế nào?
BS. Hà Thị Ngọc Bích, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM.
Viêm tuyến giáp mạn tính là tình trạng hệ thống miễn dịch phản ứng chống lại tuyến giáp, đặc trưng là sự xâm nhập tế bào lympho vào tế bào tuyến giáp. Sự tích tụ số lượng lớn tế bào bạch cầu (tế bào lympho) trong tuyến giáp gây viêm, làm tổn thương tuyến giáp. Tổn thương theo thời gian sẽ làm tuyến giáp suy giảm chức năng, từ đó sản xuất không đủ lượng hormon giáp cơ thể cần. Nhưng không phải người bệnh viêm giáp Hashimoto nào cũng bị suy giáp. (1)
Khi tuyến giáp bị ảnh hưởng sẽ không thể sản xuất đủ hormone tuyến giáp dẫn đến các triệu chứng suy giáp như: mệt mỏi, tăng cân, da khô, táo bón,… Nếu tuyến giáp to lên khiến cổ to ra (dân gian hay gọi bướu cổ) và phải mất vài tháng hoặc nhiều năm để phát hiện vì bướu cổ tiến triển chậm.
Viêm tuyến giáp mạn tính không thể chữa khỏi triệt để nhưng có thể làm giảm các triệu chứng suy giáp khi điều trị bằng bổ sung hormon giáp levothyroxine. Levothyroxine sử dụng nhằm thay thế hormone tuyến giáp mà cơ thể sản xuất bị thiếu. Nếu người bệnh viêm tuyến giáp mạn tính bị suy giáp sẽ phải sử dụng thuốc levothyroxine hầu như suốt đời.
Những nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến giáp mạn tính như: (2)
Một số dấu hiệu viêm tuyến giáp mạn tính do suy giáp bao gồm:
Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp, người bệnh viêm tuyến giáp mạn tính có thể không có triệu chứng nào.
Viêm tuyến giáp mạn tính thường không nguy hiểm đến tính mạng. Trong giai đoạn đầu người bệnh cũng có thể gặp phải một số triệu chứng của nhiễm độc giáp như hồi hộp, tim đập nhanh, sụt cân,… Tuy nhiên giai đoạn này thường thoáng qua, kéo dài khoảng 2-4 tuần, sau đó về bình thường và có thể diễn tiến đến suy giáp.
Để chẩn đoán viêm tuyến giáp mạn tính, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, tiền sử bệnh, khám lâm sàng.
Sau khi đánh giá, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để chẩn đoán tình trạng viêm tuyến giáp mạn tính, bao gồm:
Một số cách điều trị viêm tuyến giáp mạn tính bao gồm:
Chỉ đinh điều trị bổ sung hormone tuyến giáp khi bệnh nhân có bướu cổ hay suy giáp trên lâm sàng. Bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung hormone tuyến giáp như levothyroxine. Người bệnh sẽ sử dụng thuốc này suốt đời vì bệnh viêm tuyến giáp mạn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn.
Điều trị nội khoa vẫn lựa chọn hàng đầu. Bệnh tự miễn ảnh hưởng đến toàn bộ tuyến giáp, có mối liên hệ cao với ung thư biểu mô tuyến giáp biệt hóa chiếm khoảng 37,5%. Vì thế phẫu thuật cũng được xem xét trong một số trường hợp viêm giáp có kèm nhân giáp có nguy cơ ác tính, hoặc bướu giáp to gây triệu chứng chèn ép như khó thở, nuốt nghẹn. (4)
Các biến chứng viêm tuyến giáp mạn tính có thể xảy ra nếu không được điều trị kịp thời bao gồm:
Không có cách để phòng ngừa tuyến giáp bị viêm mạn tính vì viêm tuyến giáp do tình trạng tự miễn dịch, không phòng ngừa được.
Viêm tuyến giáp mạn tính cần được phát hiện sớm để có phương pháp điều trị kịp thời. Do đó, nếu phát hiện bất thường ở cổ hay triệu chứng nghi ngờ thì người bệnh nên đi khám để tầm soát bệnh. Viêm tuyến giáp mạn tính có thể phải dùng thuốc điều trị suốt đời nên người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để an toàn cho sức khỏe.
Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có trang thiết bị hiện đại, quy tụ nhiều chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao trong việc khám, chẩn đoán, tư vấn điều trị kịp thời cho người bệnh viêm tuyến giáp mạn tính, ung thư tuyến giáp, tiểu đường, các rối loạn nội tiết khác… giúp người bệnh an tâm điều trị, cải thiện sức khỏe sớm.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Viêm tuyến giáp mạn tính cần được phát hiện sớm để có phương pháp điều trị kịp thời. Do đó, nếu phát hiện bất thường ở cổ người bệnh nên đi khám để tầm soát bệnh. Viêm tuyến giáp mạn tính có thể phải dùng thuốc điều trị suốt đời nên người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để an toàn cho sức khỏe.