Viêm túi thừa đại tràng là vấn đề bệnh lý thường gặp, có biểu hiện lâm sàng và mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào từng vị trí tổn thương. Với những trường hợp nhẹ, các phương pháp điều trị nội khoa hoàn toàn có thể kiểm soát. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng, người bệnh cần được can thiệp phẫu thuật sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.
Viêm túi thừa là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở túi thừa, gây đau cấp tính kèm một số triệu chứng khác. Thông thường, sự phát triển của túi thừa trong ruột hoàn toàn không gây hại cho đến khi bị nhiễm trùng. Đối với trường hợp nhẹ, các phương pháp điều trị nội khoa có thể mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, nếu viêm nhiễm tiến triển nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật để tránh biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như: thủng đại tràng, viêm phúc mạc…
Biểu hiện lâm sàng của viêm túi thừa tùy thuộc vào vị trí tổn thương, mức độ nghiêm trọng của quá trình viêm cũng như sự xuất hiện biến chứng. Một số triệu chứng ban đầu có thể nhận thấy gồm:
Một số dấu hiệu khác thường được phát hiện trong quá trình khám sức khỏe bao gồm:
Viêm túi thừa được phân loại như sau:
Viêm túi thừa bắt đầu ở tình trạng cấp tính, xuất hiện đột ngột và nhanh chóng biến mất sau khi điều trị. Tuy nhiên, nếu tổn thương trong giai đoạn này không hồi phục hoàn toàn, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính. Chứng viêm nhiễm tái phát nhiều lần, nguy cơ cao để lại biến chứng nguy hiểm.
Tình trạng viêm nhiễm ở túi thừa có thể không xảy ra biến chứng nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Trong trường hợp ngược lại, tổn thương trở nên nghiêm trọng sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình như: vỡ túi thừa, hình thành sẹo, viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết…(3)
Dựa theo mức độ nghiêm trọng, viêm túi thừa được phân chia thành các giai đoạn như sau:
Túi thừa hình thành dọc theo đường tiêu hóa, điển hình là ở đại tràng. Tình trạng viêm xảy ra khi phân hoặc thức ăn chặn ngay lỗ mở của túi thừa. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bao gồm:
Viêm túi thừa thường được chẩn đoán trong giai đoạn cấp tính. Ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe, bao gồm kiểm tra vùng bụng và vụng chậu (đối với nữ giới) để loại trừ các nguyên nhân khác. Sau đó, một số xét nghiệm sau đây có thể được chỉ định để đưa ra kết luận chính xác:
Các biến chứng của viêm túi thừa thường nghiêm trọng hơn ở những người bệnh suy giảm miễn dịch (người mắc HIV, ghép tạng, sử dụng corticosteroid dài hạn…). Đặc biệt, nguy cơ thủng ruột chiếm tỷ lệ cao nhất. Một số biến chứng đáng lo ngại khác phải kể đến bao gồm:(1)
Phương pháp điều trị viêm túi thừa sẽ được chỉ định tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, tình trạng xuất hiện biến chứng và các bệnh nền kèm theo. Cụ thể như sau:
Ban đầu, bác sĩ sẽ xác định tình trạng viêm đang có biến chứng hay không biến chứng dựa theo kết quả chụp cắt lớp vi tính (CT). Đối với trường hợp thứ hai, giải pháp ưu tiên là dùng thuốc kết hợp chăm sóc phù hợp, bao gồm:
Trong vòng 2 – 3 ngày sau khi nhập viện, triệu chứng sốt, đau, tăng bạch cầu được kiểm soát, người bệnh sẽ bắt đầu theo chế độ ăn lỏng và tăng dần mức dung nạp. Nếu sức khỏe ổn định về mặt lâm sàng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định xuất viện để hoàn thành liệu trình điều trị bằng kháng sinh đường uống kéo dài 7 – 10 ngày.
Nếu tình trạng sốt và tăng bạch cầu không cải thiện sau 2 – 3 ngày điều trị, các dấu hiệu lâm sàng chuyển biến xấu hoặc xuất hiện triệu chứng bất thường trong phúc mạc, người bệnh cần chụp CT để kiểm tra áp xe bụng hoặc những biến chứng khác.
Phẫu thuật cắt đại tràng khẩn cấp được chỉ định khi viêm túi thừa xuất hiện biến chứng nghiêm trọng hoặc người bệnh không thể đáp ứng với điều trị y tế, bao gồm:
Phẫu thuật cắt bỏ được khuyến nghị thực hiện sớm đối với người bệnh trẻ tuổi hoặc đang mắc suy giảm miễn dịch. Đối với áp xe, khối mềm lớn hơn 4cm có thể dẫn lưu qua da, nếu nhỏ hơn 3cm hoặc liền kề với các cấu trúc quan trọng, ngược lại không thể dẫn lưu qua da. Triệu chứng không cải thiện trong vòng 24 – 48 giờ sau dẫn lưu sẽ buộc phải can thiệp phẫu thuật. Ngoài ra, các trường hợp điều trị thành công bằng kháng sinh hoặc dẫn lưu cũng nên được chỉ định mổ chọn lọc để giảm tỷ lệ tái phát.
Nếu viêm túi thừa tiến triển nghiêm trọng hoặc cần phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị chế độ ăn lỏng, chẳng hạn như:(2)
Sau 1 – 2 ngày, người bệnh sẽ chuyển từ chế độ ăn lỏng sang chế độ ăn ít chất xơ kể cả khi cơn đau không cải thiện. Nếu ăn kiêng kéo dài, cơ thể sẽ rất dễ bị suy dinh dưỡng.
Đối với các trường hợp viêm túi thừa nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định chế độ ăn ít chất xơ với hàm lượng từ 8 – 12gr. Người bệnh có thể tham khảo các thực phẩm sau để thêm vào thực đơn hàng ngày:
Ngoài ra, dưới đây là các thực phẩm nên tránh khi mắc viêm túi thừa:
Tình trạng viêm túi thừa có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng một số giải pháp sau:
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…). Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến bệnh viêm túi thừa, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị hiệu quả. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, bạn đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để chủ động theo dõi, phát hiện bệnh từ sớm, nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.