Metapneumovirus là một chủng virus gây ra các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Trong đó, viêm phổi do Metapneumovirus là một bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Viêm phổi do Metapneumovirus là tình trạng nhu mô phổi bị viêm nhiễm, bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng do sự xâm nhập và lây lan nhanh chóng của Metapneumovirus.
Trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn trên 65 tuổi và những người có hệ thống miễn dịch yếu là đối tượng dễ mắc viêm phổi do Metapneumovirus. Khi một trẻ nhiễm bệnh sẽ dễ lây bệnh cho người khác trong gia đình, trường học, khu vui chơi… từ đó bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Hơn nữa, khi mắc bệnh, tình trạng bệnh có nguy cơ xuất hiện biến chứng cao hơn. (1)
Sốt, ho, chảy nước mũi, khó thở là những triệu chứng phổ biến của viêm phổi do Metapneumovirus
Các triệu chứng của bệnh viêm phổi do Metapneumovirus thường sẽ có biểu hiện sau khoảng 3-5 ngày kể từ khi bị nhiễm virus gây bệnh. Các triệu chứng ban đầu thường diễn ra ở mức độ nhẹ, dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường như:
Sau đó, bệnh bắt đầu trở nên tồi tệ hơn sau một vài ngày với các triệu chứng như:
Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm phổi này là do sự xâm nhập của Metapneumovirus (Human Metapneumovirus- hMPV).
Metapneumovirus là một virus mới thuộc họ Paramyxovirus được phát hiện từ năm 2001 bởi các nhà khoa học ở Hà Lan, có nhiều đặc điểm dịch tễ tương tự như RSV, virus hợp bào hô hấp thường gây bệnh vào dịp đông – xuân tại Việt Nam.
Metapneumovirus được lây truyền từ người này sang người khác chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn có chứa virus gây bệnh trong không khí được người bệnh giải phóng ra khỏi cơ thể khi giao tiếp, ho, hắt hơi,… Một số ít trường hợp, bệnh nhân bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với các bề mặt có chứa virus gây bệnh nhưng tay nắm cửa, đồ chơi, đồ dùng cá nhân,…
Chủng virus này có thể gây viêm đường hô hấp cấp trên và dưới ở mọi lứa tuổi. Khi nhiễm virus, người bệnh xuất hiện các triệu chứng hô hấp trên như ho nhiều, khó thở kèm theo sốt. Sau đó bệnh tiến triển thêm với các dấu hiệu ho nhiều, cảm giác khó thở, thở khò khè, một số trường hợp nặng hơn có dấu hiệu tổn thương phổi khi chụp X-quang, viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản.
Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, Metapneumovirus ít phổ biến và thường không gây diễn tiến nặng. Tuy nhiên, tại miền Bắc nước ta, giai đoạn chuyển mùa đông và đầu mùa xuân thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm trong không khí cao tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh hô hấp như RSV, phế cầu, cúm, Hib, Metapneumovirus… phát triển mạnh, từ đó làm gia tăng số ca mắc bệnh. (2)
Khi đồng nhiễm Metapneumovirus cùng các vi khuẩn, virus khác thì nguy cơ bệnh diễn tiến nặng, gây biến chứng sẽ tăng cao. Bên cạnh đó, việc gia tăng số ca bệnh diễn tiến nặng do Metapneumovirus có nguyên nhân cộng hưởng do “nợ miễn dịch” sau thời gian giãn cách xã hội và giảm tiếp xúc trong đại dịch Covid-19.
Để chẩn đoán viêm phổi do Metapneumovirus, bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, hỏi về các tiền sử bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm một số thủ thuật y khoa để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của bênh, từ đó, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Trẻ bị viêm phổi nặng do Metapneumovirus được điều trị và chăm sóc đặc biệt tại bệnh v
Hiện tại, chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về thuốc điều trị đặc hiệu hay biến chứng sau khi nhiễm Metapneumovirus. Các phương pháp điều trị hiện có đều hướng đến điều trị triệu chứng, nhiễm trùng và ngăn ngừa xuất hiện biến chứng, gồm:
Thông thường, các trường hợp viêm phổi ở mức độ nhẹ, bệnh sẽ tự hết sau khoảng 7 ngày nếu được chăm sóc và hỗ trợ điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để được hỗ trợ nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm sau khoảng 7-10 ngày hoặc xuất hiện dấu hiệu bất thường như:
Ngoài ra, khi trẻ mắc bệnh viêm phổi do Metapneumovirus, mẹ có thể theo dõi tại nhà bằng cách đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên, ngủ yên, không quấy khóc. Nếu nhịp thở của trẻ vượt qua các chỉ số sau, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt:
Hiện nay, Metapneumovirus chưa có vacxin phòng ngừa, tuy nhiên chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa sau:
Viêm phổi do Metapneumovirus nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể kéo dài dẫn đến đồng nhiễm vi khuẩn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe, bạn có thể liên hệ Khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh theo địa chỉ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Phần lớn các trường hợp viêm phổi do Metapneumovirus đều xuất hiện ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan vì bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn và để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách.