Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh thường không gây nguy hiểm và sẽ tự biến mất sau vài tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ bị vàng da có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết? Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị vàng da?
Vàng da sơ sinh là hiện tượng thường gặp, chiếm 60% trẻ sinh đủ tháng và 80% trẻ sinh non trước 37 tuần tuổi. Đây là tình trạng da bé bị vàng ở các phần của cơ thể như vùng mặt, ngực, mắt (bao gồm cả kết mạc và củng mạc-lòng trắng mắt), bụng, cánh tay, chân,…
Trẻ sơ sinh bị vàng da thường khỏe mạnh nhưng đôi khi đi kèm một số bệnh lý… Thông thường, các biểu hiện vàng da của trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện sau 1-2 ngày sau sinh và có thể nhận thấy bằng mắt thường. (1)
Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh được gây ra bởi sự tích tụ bilirubin trong máu. Đây là một chất có màu vàng được tạo ra khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Gan là cơ quan có chức năng loại bỏ bilirubin bằng cách di chuyển chúng vào ruột rồi tống ra ngoài. Tuy nhiên, gan của trẻ sơ sinh còn non yếu nên chưa thể loại bỏ bilirubin một cách nhanh chóng dẫn đến tình trạng tích tụ bilirubin gây vàng da. (2)
Trong một số trường hợp, trẻ bị có thể bị vàng da do bệnh lý bao gồm:
Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ vàng da ở trẻ sơ sinh như:
Vàng da ở trẻ sơ sinh được chia làm hai loại chính:
Vàng da sinh lý là một hiện tượng thường gặp ở trẻ em, không gây nguy hiểm và thường sẽ tự hết sau 2 tuần. Trẻ chỉ bị vàng da ở vùng mặt, cổ, ngực, phần bụng phía trên rốn và không có các triệu chứng nguy hiểm như gan lách to, thiếu máu, bỏ bú,…
Trẻ bị vàng da sinh lý có chỉ số bilirubin không quá ngưỡng phải can thiệp điều trị. Đồng thời, tốc độ tăng bilirubin không quá 3mg%/24 giờ.
Vàng da bệnh lý là một tình trạng nguy hiểm, cần được bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm như bệnh não cấp tính do tăng bilirubin và vàng da nhân. Trẻ bị vàng da bệnh lý không chỉ vàng da ở vùng mặt, mắt mà còn lan ra nhiều khu vực khác của cơ thể như cánh tay, bụng, chân và có thể kèm theo các triệu chứng như nôn trớ, sốt cao, khóc liên tục, bỏ bú, phân bạc màu,…
Thông thường, trẻ sinh đủ tháng bị vàng da sinh lý sẽ khỏi sau 7 ngày; trẻ sinh non bị vàng da sinh lý sẽ khỏi sau 2 tuần. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ bilirubin và khả năng hoạt động của gan trẻ.
Nếu tình trạng vàng da của trẻ đã kéo dài 2 tuần nhưng không có dấu hiệu cải thiện, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị sớm vì rất có thể trẻ bị vàng da bệnh lý.
Hầu hết các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi mà không cần bất kỳ biện pháp y tế hỗ trợ nào. Tuy nhiên, nếu tình trạng vàng da ở trẻ không có dấu hiệu giảm nhẹ trong 2-3 tuần và có các biểu hiện bất thường hay trẻ bị nghi ngờ vàng da bệnh lý, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị. Một số phương pháp điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh thường được sử dụng: (3)
Đối với trẻ sơ sinh bị vàng da, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau để cải thiện tính trạng vàng da cho bé, giúp bé nhanh khỏi bệnh:
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ sơ sinh và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Trung tâm sơ sinh, BVĐK Tâm Anh theo địa chỉ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Qua những chia sẻ về vấn đề “Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?”, hy vọng bố mẹ đã có thêm những kiến thức hữu ích về tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, bố mẹ nên cho trẻ kiêm tra các dấu hiệu vàng da sau sinh, trước khi xuất viện và vài ngày sau khi xuất hiện để có thể phát hiện sớm các nguy cơ, biểu hiện và có phương pháp điều trị phù hợp, an toàn cho trẻ.
Giản Đơn