//= SITE_URL ?>
Bệnh trĩ khi mang thai là tình trạng thường gặp ở giai đoạn cuối thai kỳ. Việc bị trĩ sẽ khiến các mẹ bầu cảm thấy khó chịu, gây ra tâm lý lo lắng ảnh hưởng đến quá trình mang thai của người mẹ.
Trĩ khi mang thai là tình trạng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị sưng lên do liên tục chịu áp lực hoặc dây thần kinh của hậu môn bị chèn ép quá nhiều. Trĩ có thể gây đau rát, ngứa hoặc chảy máu khi đại tiện. Trong quá trình mang thai, phụ nữ thường xuyên bị táo bón, kèm theo áp lực từ thai nhi trong tử cung, tạo sức ép lên vùng hậu môn gây ra trĩ. Thai phụ bị trĩ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe thai kỳ.(1)
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Hậu, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trĩ khi mang thai. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Trong tam cá nguyệt đầu, khả năng thai phụ mắc bệnh trĩ thấp hơn các giai đoạn sau. Vì thời gian này cơ thể chưa có nhiều thay đổi.
Ở giai đoạn này, thai nhi đã có sự phát triển nhất định. Vì thế, thai có thể gây áp lực lên vùng xương chậu và hậu môn. Trong giai đoạn này, nếu thai phụ bị táo bón hoặc trong chế độ ăn bổ sung không đủ rau, củ, trái cây đều có thể dẫn tới bệnh trĩ.
Bệnh trĩ trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ khá phổ biến. Lúc này, tử cung đã mở rộng, gây áp lực lên tĩnh mạch, làm sưng tĩnh mạch ở vùng hậu môn và hình thành búi trĩ.
Các dấu hiệu bệnh trĩ ở thai phụ cũng giống như ở người không có thai. Các biểu hiện gồm đại tiện chảy máu, ngứa hậu môn, khó chịu đau rát vùng hậu môn hoặc búi trĩ sa ra ngoài hậu môn.
Để thuận tiện hơn trong việc khám và chữa trị bệnh trĩ cho thai phụ, dựa vào vị trí búi trĩ, bác sĩ có thể chia trĩ làm hai loại là trĩ nội (búi trĩ được hình thành bên trong trực tràng) và trĩ ngoại (bũi trĩ hình thành ở lớp da gần hậu môn)
Trĩ ngoại xuất phát từ tĩnh mạch trĩ dưới đường lược, có thể đi kèm với trĩ nội tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ có thể nằm dưới hậu môn, nổi lên lớp da ngay gần hậu môn, dễ nhìn và sờ thấy được kể cả khi có kích thước nhỏ. Trĩ ngoại thường gây cảm giác đau đớn, khó chịu do thường xuyên tiếp xúc với bề mặt quần áo, ghế ngồi… Hơn thế nữa, khi bị trĩ ngoại sẽ có cảm giác ngứa rát và sưng xung quanh nhiều hơn trĩ nội, tình trạng này trầm trọng theo thời gian nếu không được chữa trị kịp thời.
Trĩ nội là sự giãn tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng (trên đường lược) bị sưng/ phình to, búi trĩ thường nằm trong trực tràng nên thường khó nhìn thấy được. Ở giai đoạn nặng, búi trĩ có thể sa ra ngoài khi đại tiện và co lại vào bên trong sau khi vệ sinh hoặc dùng tay đẩy ngược vào.
Bà bầu khi bị trĩ nội sẽ ít có cảm giác đau rát như trĩ ngoại, nhưng có dịch nhầy tiết ra và cảm giác đi đại tiện chưa hết. Bệnh trĩ nội khi còn nhẹ sẽ khó phát hiện hơn trĩ ngoại, đến khi bà bầu bị sa búi trĩ thì có thể nhận biết bởi hình dạng cục u nhỏ, mềm và màu hồng đỏ hoặc giống màu da, búi trĩ thường tự đẩy vào hậu môn sau đó.
Bệnh trĩ trong giai đoạn thai kỳ thường không gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu quá nhiều.
Bà bầu bị trĩ nhẹ khi mang thai sẽ tự hết sau khi sinh. Các trường hợp bị trĩ nặng hoặc biến chứng, bác sĩ sẽ cân nhắc và lựa chọn các phương pháp an toàn cho thai kỳ như dùng thuốc đặt hoặc thuốc bôi an toàn cho thai nhi, mềm phân không hấp thu, diếp cá đông dược hoặc chiếu plasma lạnh.(3)
Ngoài ra, bác sĩ Nguyễn Văn Hậu cũng khuyến nghị một số phương pháp điều trị an toàn dành cho thai phụ, có thể thực hiện tại nhà để giảm nhẹ triệu chứng, giúp bà bầu dễ chịu hơn:
Tóm lại các phương pháp điều trị trĩ khi mang thai tập trung chủ yếu vào việc tăng hàm lượng chất xơ trong chế độ ăn uống, dùng thuốc làm mềm phân, tăng lượng chất lỏng, tập luyện thói quen đi vệ sinh.
Theo thực tế, bác sĩ sẽ không chỉ định thực hiện phẫu thuật khi bà bầu bị trĩ, do có quá nhiều nguy hiểm đi kèm như biến cố gây mê/tê, phản ứng thuốc sau phẫu thuật, dễ nhiễm trùng, gặp tình trạng không cầm máu sau mổ…
Thông thường, các triệu chứng bệnh trĩ sẽ tự khỏi sau khi sinh. Có hơn 90% trường hợp bà bầu bị trĩ khỏi hoàn toàn sau sinh mà không cần đến phẫu thuật. Trừ những trường hợp bắt buộc phải xử lý búi trĩ trước hoặc sau sinh, bác sĩ sẽ cân nhắc kĩ lưỡng các nguy cơ và lợi ích.
Hạn chế tối đa can thiệp trĩ trong thời kỳ có thai nhất là trong 3 tháng đầu và 3 tháng thứ hai thai kỳ, vì có quá nhiều nguy cơ cho thai nhi.
Có nhiều cách phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai mà các bà bầu có thể tham khảo:
Thực phẩm bà bầu nên ăn:
Thực phẩm bà bầu nên hạn chế:
Nhìn chung, đa phần bà bầu bị trĩ khi mang thai đều không gây ảnh hưởng đến quá trình sinh con. Do đó, thai phụ vẫn có thể sinh thường được. Tuy nhiên, nếu trường hợp trĩ nặng, quá to gây đau rát nhiều, cản trở việc sinh nở, khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định nếu cần thiết phải phẫu thuật loại bỏ búi trĩ.
Trên thực tế, có hai loại trĩ là trĩ thực thể và trĩ triệu chứng. Trĩ triệu chứng xuất hiện được xem là tác nhân phụ của bệnh cảnh hay sinh lý nhất định. Loại trĩ triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị xơ gan hay ở phụ nữ mang thai. Loại trĩ này sẽ biến mất khi các vấn đề sinh lý được giải quyết.
Vì thế, trong hầu hết trường hợp, bệnh trĩ có thể biến mất hoàn toàn mà không cần điều trị sau sinh. Khi nồng độ nội tiết tố, lượng máu và áp lực trong ổ bụng sẽ giảm về mức bình thường.
Tùy mức độ bệnh trĩ nặng hay nhẹ, bà bầu có thể tự khỏi bệnh sau khi sinh. Tuy nhiên một số trường hợp nặng sẽ cần phẫu thuật cắt búi trĩ sau sinh. Vì thế, ngay khi có dấu hiệu của bệnh trĩ trong thai kì, bà bầu nên đến bệnh viện để được khám và điều trị nhanh nhất.
Bệnh trĩ trong giai đoạn thai kỳ hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi trĩ xảy ra ở vùng hậu môn và trực tràng, không dính đến bộ phận sinh dục, không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Việc sinh con sẽ diễn ra bình thường.(4)
Có thể làm co búi trĩ bằng cách ngâm hậu môn trong nước ấm hoặc đắp nước muối ưu trương lên búi trĩ. Trong trường hợp búi trĩ sưng đau, bà bầu có thể ngâm hậu môn trong nước ấm từ 15-20 phút, ngâm nước ấm trước hoặc sau khi đi đại tiện. Nước ấm không chỉ làm dịu cơn đau mà còn giúp búi trĩ bớt kích ứng, giảm sưng. Với những búi trĩ ngoại, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để đắp các loại thảo dược làm dịu cơn đau do búi trĩ.
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…). Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh:
Để tân hưởng trọn vẹn thai kì, tránh nguy cơ bị bệnh trĩ khi mang thai, bà bầu nên có các chế độ ăn uống khoa học, bổ sung chất xơ cũng kết hợp chế độ vận động nhẹ nhàng. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ bệnh trĩ, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn điều trị nhanh chóng. Trĩ trong thời gian có thai nên được khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.