//= SITE_URL ?>
Tổn thương gan do ngộ độc paracetamol là một vấn đề toàn cầu. Mỗi năm có hơn 50% trường hợp suy gan cấp liên quan đến quá liều paracetamol và khoảng 20% các trường hợp trong số đó đã phải ghép gan; khoảng 300 trường hợp tử vong ở Hoa Kỳ.
Paracetamol là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng rộng rãi và có tác dụng phụ là tổn thương gan nếu sử dụng quá liều. Theo một bài viết xuất bản trên Tạp chí Gan mật World Journal of Hepatology, ngộ độc gan do thuốc (DILI) là nguyên nhân phổ biến gây ra tổn thương gan cấp và paracetamol là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ngộ độc gan do thuốc.
Đối với những người nhiễm Covid-19 được theo dõi và điều trị tại nhà, nếu sử dụng Paracetamol để hạ sốt cần nắm rõ liều lượng khuyến cáo để tránh nguy cơ ngộ độc gan cấp, tuyệt đối không nên tự ý uống thêm liều hoặc uống nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau để “nhanh hạ sốt” – BS.CKI Huỳnh Văn Trung – TT Nội soi & Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh lưu ý.
Paracetamol là một loại thuốc được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới nhưng dễ gây độc cho gan khi dùng quá liều.
Paracetamol còn được gọi là acetaminophen hoặc N-acetyl-p-aminophenol, là một loại thuốc được dùng phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam với mục đích hạ sốt và giảm đau mà không cần bác sĩ kê đơn.
Hiện ở Việt Nam, các loại thuốc như Hapaco, Panadol, Paracetamol, Efferalgan hoặc Tylenol đều chứa cùng một hoạt chất acetaminophen và có tác dụng như nhau. Do đó, khi điều trị hạ sốt giảm đau, chỉ cần sử dụng một trong số các loại thuốc này là được, cũng như nên chú ý đến liều lượng được khuyến cáo để tránh nguy cơ ngộ độc gan do paracetamol.
Ngộ độc paracetamol là tình trạng dùng quá liều thuốc paracetamol hoặc các loại thuốc có chứa thành phần paracetamol, dẫn đến ngộ độc gan.
Paracetamol có sinh khả dụng cao, với gần 80% lượng thuốc được hấp thu khi dùng qua đường uống. Nếu uống đúng liều lượng thì sau 2-3h, paracetamol sẽ được bài tiết qua thận. Song nếu uống quá liều, paracetamol sẽ bị chuyển hóa thành chất độc hại là NAPQI, gây viêm gan cấp tính.
Ngộ độc paracetamol có thể do uống cấp một liều hoặc uống kéo dài mãn tính.
Biểu hiện lâm sàng của ngộ độc gan cấp do paracetamol phụ thuộc vào thời điểm người bệnh đến cấp cứu và lượng thuốc đã uống. Có thể chia các biểu hiện thành bốn giai đoạn: Giai đoạn khởi đầu – giai đoạn tổn thương gan – giai đoạn suy gan – giai đoạn hồi phục.
Một số nhóm đối tượng đặc biệt có nguy cơ cao bị ngộ độc gan cấp dù chỉ sử dụng paracetamol ở liều thấp. Có thể kể đến như:
Khi bị ngộ độc paracetamol, người bệnh cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. Thông thường, các bác sĩ sẽ áp dụng một hoặc nhiều các phương pháp bên dưới, tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người bệnh:
Bác sĩ điều trị sẽ đưa ra đề nghị truyền tĩnh mạch trong các trường hợp:
Người bị suy gan cấp do ngộ độc paracetamol có tỷ lệ tử vong cao tới 30% nếu không được ghép gan kịp thời. Những người bị tổn thương gan giai đoạn 3 và có dấu hiệu rối loạn chức năng cơ quan tiến triển, nhiễm toan nặng hoặc suy đa cơ quan có tiên lượng xấu sẽ được bác sĩ cân nhắc phẫu thuật ghép gan. Tỷ lệ sống hơn 5 năm ở những người ghép gan khá tốt là thường trên 70%.
Suy gan cấp do ngộ độc paracetamol có tỷ lệ tử vong cao 30% nếu không được ghép gan kịp thời.
Ngộ độc paracetamol vô tình hay cố ý đều rất phổ biến trên thế giới. Đây là nguyên nhân gây ra gần một nửa số trường hợp suy gan cấp tính ở Hoa Kỳ và là nguyên nhân hàng đầu của các ca ghép gan. Người dân cần nâng cao nhận thức trong việc dùng thuốc paracetamol hoặc các loại thuốc, thực phẩm chức năng có chứa thành phần paracetamol để tránh xảy ra ngộ độc gan gây nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng, số người mắc Covid-19 xuất hiện triệu chứng sốt đang hạ sốt bằng paracetamol ngày càng nhiều – Bác sĩ Huỳnh Văn Trung khuyến cáo.