Tiêm gân là phương pháp điều trị hiệu quả cao trong thời gian dài. Tuy nhiên, thủ thuật này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi không được thực hiện đúng cách.
Trước đây, bệnh đau gân do quá tải (overuse tendinopathy) thường được gọi là viêm gân (tendinitis). Các nghiên cứu giải phẫu bệnh học và nghiên cứu gen các mẫu mô gân thương tổn lại cho thấy: Sinh bệnh học ở hầu hết trường hợp là thất bại trong việc đáp ứng liền gân mà hầu như rất ít các tế bào viêm. Điều này đúng cả gân Achilles, gân cơ chày sau, bánh chè, cơ mông, duỗi cổ tay quay ngắn và dai, gấp cổ tay trụ, duỗi các ngón và gân chóp xoay. Vì vậy ngày nay, quan điểm của chúng ta về bệnh đau gân là một bệnh lý thoái hóa gây ra bởi tình trạng quá tải cơ học (lạm dụng) chứ không phải là một bệnh lý viêm. Vì vậy, thuật ngữ viêm gân không còn được chấp nhận. Các thuật ngữ “bệnh đau gân” và “thoái hóa gân” được sử dụng phổ biến hơn. (1)
Gân là cấu trúc màu trắng nằm giữa xương và cơ. Bộ phận này có thành phần chính là những sợi đàn hồi đủ sức mạnh cần thiết để truyền các lực cơ học lớn. Mỗi cơ có 2 gân gồm 1 gân gần và 1 gân xa. Chức năng của gân là truyền lực từ xương và kích thích các khớp chuyển động.
Gân có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của cơ. Gân được phân loại theo vị trí bám: gân tay, gân chân… Những cơ bắp lớn tạo ra nhiều lực có xu hướng gân bám ngắn, rộng hơn so với các cơ thực hiện những chuyển động tinh vi. Các gân tương ứng với những cơ này thường dài và mỏng.
Tiêm gân là kỹ thuật tiêm thuốc vào gân với mục đích điều trị các tổn thương ở gân, những mô xung quanh gân, màng hoạt dịch gân và nơi bám tận gân, qua đó giúp giảm đau và giảm viêm gân hiệu quả. (2)
Trong một số trường hợp bệnh không hề thuyên giảm, có thể phải cần thêm một số điều trị hỗ trợ như kích thích điện hoặc miếng dán glyceryl trinitrate. Tuy nhiên, ngay cả với những trị liệu này, một số người bệnh vẫn gặp nhiều khó khăn khi cố gắng quay trở lại các hoạt động thể thao. Các bác sĩ thường lựa chọn tiêm gân trong những tình huống phức tạp này.
Tùy từng trường hợp đau gân thoái hóa dai dẳng, bác sĩ sẽ có lựa chọn tiêm gân khác nhau. Thông thường là sử dụng cortisone. Đây là thuốc kháng viêm có tác dụng giảm đau tốt. Tuy vậy, thuốc có một số tác dụng phụ như gây yếu hoặc đứt gân. Các lựa chọn khác bao gồm, tiêm tách gân thể tích lớn, tiêm xơ, huyết tương giàu tiểu cầu, axit hyaluronic, cắt/lăn kim.
Các bệnh lý ở gân có thể được chỉ định điều trị tiêm gân gồm viêm gân và viêm bao gân. Ngoài ra, một số trường chống chỉ định thực hiện phương pháp này cần được lưu ý như:
Sau tiêm gân, người bệnh cần ở lại bệnh viện để theo dõi chỉ số huyết áp, mạch, tình trạng chảy máu ở vị trí tiêm, tình trạng viêm trong khoảng 24 giờ. Ngoài ra, trong 24 giờ sau thực hiện thủ thuật này, một số biến chứng cũng có thể xảy ra như:
Bằng chứng y học cho thấy tiêm cortisone có thể giúp giảm đau ngắn hạn cho hầu hết trường hợp thoái hóa gân. Tuy vậy, điều đáng quan tâm hơn là lợi ích dài hạn. Chẳng hạn như trường hợp tiêm cortisone cho viêm điểm bám lồi cầu ngoài, hiệu quả giảm đau tốt trong 6 tuần đầu, nhưng lại đau nhiều hơn khoảng 3 tháng sau tiêm. Ngoài ra có bằng chứng cho thấy, cortisone có thể làm yếu hoặc tăng nguy cơ rách gân.
Huyết tương giàu tiểu cầu là một lựa chọn phổ biến cho thoái hóa gân. Một số nghiên cứu gợi ý rằng PRP sản sinh collagen trong gân. PRP được chứng minh hiệu quả cho thoái hóa khớp. Tuy vậy, với thoái hóa gân lại có ít bằng chứng hơn. Nghiên cứu về PRP cho kết quả rất hứa hẹn với viêm điểm bám lồi cầu ngoài khuỷu tay, viêm cân gan chân, viêm gân cơ dạng và thoái hóa gân chóp xoay. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy PRP hiệu quả với bệnh gân Achilles hoặc gân bánh chè.
Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tiêm gây xơ như dextrose (một loại đường) và polidocanol (thuốc tê tại chỗ) cho một số trường hợp. Thoái hóa gân gây tăng sinh mạch máu bất thường. Do đó, khi tiêm một lượng nhỏ chất gây xơ để phá hủy các mạch máu có thể giúp giảm đau. Có bằng chứng cho việc tiêm xơ hiệu quả trong bệnh đau gân Achilles và viêm điểm bám lồi cầu ngoài xương cánh tay. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu không hoàn toàn thống nhất và không phải lúc nào cũng cho thấy tiêm xơ có hiệu quả.
Một kiểu tiêm đặc biệt cho thoái hóa gân Achilles và bánh chè là tiêm thể tích lớn, cho kết quả khả quan ở một số nghiên cứu. Tuy vậy, nhiều nghiên cứu với chất lượng cao hơn (đối chứng ngẫu nhiên) lại cho kết quả ít tích cực hơn. Khả năng rằng các hiệu quả ngắn hạn của tiêm thể tích lớn là nhờ vào việc sử dụng cortisone hơn là tác dụng của thể tích tiêm lớn.
Bác sĩ áp dụng phương pháp châm gân bằng kim cho thoái hóa gân trong một số trường hợp. Phương pháp này dùng một kim đặc nhỏ (không phải kim rỗng dùng để tiêm thuốc) đâm vào gân, sau khi đã gây tê tại chỗ liều thấp. Châm gân cho thoái hóa gân làm chảy máu bên trong gân và có thể kích thích đáp ứng liền gân. Có bằng chứng cho thấy châm kim cho gân có hiệu quả hơn một số dạng tiêm gân khác.
Có nghiên cứu cho thấy liệu pháp tế bào gốc hiệu quả trong điều trị thoái hóa gân bánh chè. Tuy vậy, đây là một trị liệu đắt đỏ. Ngoài ra, cũng có nghi vấn rằng trị liệu này chưa chắc chắn tốt hơn những trị liệu khác như tiêm PRP hoặc châm gân.
Thực hiện nạo gân cho một số trường hợp thoái hóa gân gót hoặc gân bánh chè. Bác sĩ sử dụng một mũi kim có lưỡi đặc biệt kết hợp hướng dẫn siêu âm để loại bỏ các thần kinh nhận cảm đau. Kết quả ban đầu rất khả quan cho những trường hợp thoái hóa gân phức tạp, Tuy vậy chỉ nên sử dụng kỹ thuật chích nạo gân cho những trường hợp đã thất bại với các trị liệu khác.
Tiêm cortisone (corticosteroid, steroid) là thuốc tiêm gân phổ biến có tác dụng giảm đau và viêm rất tốt. Thuốc tiêm gân thường chứa thuốc cortisone và thuốc gây tê cục bộ. (3)
Trước khi tiêm, người bệnh cần: (4)
Sau tiêm cortisone vào gân, người bệnh có thể bị đỏ, nóng rát ở ngực và mặt. Nếu bị đái tháo đường, cortisone có thể tạm thời làm tăng lượng đường trong máu. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn:
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Tiêm gân là phương pháp điều trị các bệnh lý ở gân, mang lại hiệu quả điều trị cao. Tiêm gân được chỉ định thực hiện cho các trường hợp xuất hiện những triệu chứng viêm gân, sau khi được bác sĩ khám, chẩn đoán xác định. Để phòng ngừa những biến chứng không mong muốn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín nếu có nhu cầu thực hiện thủ thuật này.