Sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi có thể gây viêm và nhiễm trùng do sự bít tắc dòng chảy của nước bọt.
Tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi và tuyến dưới hàm là 3 tuyến nước bọt chính. Sỏi tuyến nước bọt có thể hình thành ở bất kỳ tuyến nước bọt nào, phổ biến nhất là sỏi trong tuyến dưới hàm chiếm 70-80% trường hợp, tuyến mang tai khoảng 15%, tuyến dưới lưỡi và tuyến nước bọt phụ chiếm khoảng 2%. Sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi có thể gây viêm và nhiễm trùng do sự bít tắc dòng chảy của nước bọt. Điều này dẫn đến cảm giác vướng hoặc sưng, đau, ảnh hưởng tới chức năng của lưỡi cũng như cảm giác ngon miệng của người bệnh.
Sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi là những viên sỏi nhỏ hình thành trong tuyến nước bọt dưới lưỡi. Sỏi này thường không nghiêm trọng nhưng nên được loại bỏ sớm, vì chúng có thể làm tắc ống dẫn nước bọt, gây ra tình trạng viêm và đau.
Sỏi tuyến dưới lưỡi nhìn chung hiếm gặp, vị trí phát hiện thường gặp trong ống tuyến. Kích thước sỏi nhỏ hơn so với sỏi trong các tuyến nước bọt chính khác, dạng tròn hoặc bầu dục hoặc đôi khi có hình thon dài theo hình dạng của ống tuyến.
Do đặc điểm tuyến và ống tuyến dưới lưỡi nằm vùng dưới lưỡi nên đôi khi có thể quan sát hoặc sờ thấy sỏi ở sàn miệng. Sỏi nước bọt thường có hình bầu dục hoặc hình tròn và có màu trắng hoặc vàng khi kiểm tra trực quan. Những trường hợp sỏi nhỏ, nằm sát lỗ đổ của ống tuyến có thể tự đẩy ra ngoài theo hoạt động co bóp của ống hoặc được nặn ra khỏi ống.
Các triệu chứng sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi còn có thể bao gồm:
Nguyên nhân gây ra sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi là do sự tích tụ khoáng chất trong các ống dẫn lưu tuyến nước bọt. Lâu ngày, các khoáng chất này sẽ vón vào nhau tạo thành khối chặt cứng như viên sỏi gây tắc ống dẫn nước bọt.(1)
Ngoài ra, các nguyên nhân gây sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi còn bao gồm:
Người lớn tuổi sử dụng nhiều loại thuốc có thể dẫn đến tác dụng phụ là khô miệng.
Khi nước bọt đọng lại phía sau một vật cản trong ống dẫn, tuyến này có thể bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng các hạch bạch huyết do đau họng hoặc cảm lạnh cũng có thể gây nhiễm trùng thứ cấp ở tuyến nước bọt.
Các bệnh như HIV-AIDS, rối loạn tự miễn dịch như bệnh Sjögren và viêm khớp dạng thấp có thể làm cho tuyến nước bọt bị viêm, đau. Bệnh tiểu đường cũng có thể làm mở rộng các tuyến nước bọt. Những người sử dụng rượu bia có thể bị sưng tuyến nước bọt, nhưng thường ở cả hai bên mặt.
Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh, khám sức khỏe và thực hiện kiểm tra cận lâm sàng để chẩn đoán rối loạn tiết nước bọt. Các phương pháp này sẽ được chỉ định tùy vào từng trường hợp.
Là phương pháp đơn giản, không xâm lấn để chẩn đoán xác định sỏi tuyến nước bọt với độ nhạy và đặc hiệu cao.
Phương pháp này giúp bác sĩ khảo sát tình trạng ống tuyến, phân biệt giữa tắc nghẽn ống tuyến do u hay do sỏi.
Là phương tiện hình ảnh học rất hữu ích để chẩn đoán xác định sỏi tuyến nước bọt nói chung và sỏi tuyến dưới lưỡi. Ngoài ra, CT và MRI còn hỗ trợ đánh giá mô mềm của tuyến và quanh tuyến nước bọt để phát hiện thêm các bệnh lý khác đi kèm.
Quản lý sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi nên bắt đầu bằng các biện pháp bảo tồn, bao gồm xoa bóp tuyến nước bọt, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và sialogues (kẹo viên ngậm thường có vị chua giúp tăng tiết nước bọt), khi có dấu hiệu nhiễm trùng cần sử dụng thêm kháng sinh…
Do ống tuyến ngắn và tuyến nước bọt nằm sát sàn miệng. Việc xử trí sỏi của tuyến này có phần ít phức tạp hơn so với tuyến dưới hàm và tuyến mang tai.(2)
Thủ thuật xâm lấn tối thiểu là hình thức điều trị phổ biến được sử dụng để điều trị sỏi tuyến nước bọt kích thước nhỏ hoặc trung bình nhất là với các sỏi ống tuyến. Bằng phương pháp nội soi ống tuyến lấy sỏi, bệnh nhân vẫn có thể bảo tồn được tuyến nước bọt và tránh được các di chứng khi cắt bỏ tuyến nước bọt. Sỏi vừa hoặc lớn, thường ở tuyến mang tai, có thể được phá vỡ bằng tia laser (tán sỏi).
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến nước bọt chỉ được thực hiện khi không thể tiến hành thủ thuật xâm lấn tối thiểu để lấy sỏi trên bệnh nhân. Trường hợp sỏi tuyến nước bọt lớn có thể cần kết hợp phẫu thuật với nội soi để loại bỏ chúng.
Mặc dù việc cắt bỏ tuyến nước bọt không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nước bọt tổng thể, nhưng xạ trị thường gây khô miệng, làm tăng nguy cơ sâu răng và nhiễm trùng miệng.
Dưới đây là một số lưu ý để giữ ẩm cho miệng:
Sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi có thể gây biến chứng viêm cấp tính hoặc mạn tính và teo tuyến nước bọt.
Tắc nghẽn tuyến nước bọt do sỏi ngăn chặn dòng chảy của nước bọt dẫn đến sưng và đau. Ngoài ra, sự tắc nghẽn dòng chảy này còn ngăn cản việc loại bỏ vi khuẩn và mảnh vụn khỏi ống dẫn nước bọt, dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn.
Nếu tắc nghẽn mạn tính, dòng nước bọt bị chặn sẽ làm hỏng các tế bào của tuyến nước bọt, dẫn đến viêm cục bộ. Nếu không được điều trị thích hợp, có thể dẫn đến xơ hóa vĩnh viễn và teo tuyến.
Vì nguyên nhân gây sỏi tuyến nước bọt đến nay vẫn chưa được biết rõ nên không có biện pháp nào có thể giúp phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên những khuyến nghị về bảo vệ sức khỏe vòm miệng nói chung có thể góp phần phòng tránh các bệnh lý về miệng họng.
Một số biện pháp có thể phòng ngừa bao gồm:
Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi và các bệnh lý Tai – Mũi – Họng tại Trung tâm Tai Mũi Họng, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi mặc dù là tình trạng lành tính nhưng cần điều trị nếu xuất hiện tình trạng viêm hay nhiễm trùng. Chức năng tuyến nước bọt đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ tiêu hóa và các chức năng miệng họng. Một khi tuyến nước bọt bị ách tắc, nhiễm trùng sẽ gây ra một loạt các hệ luỵ ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ sỏi tuyến nước bọt, người bệnh nên tới bệnh viện thăm khám để xác định đúng nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.