Bệnh quai bị ở trẻ em là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em. Tuy lành tính, nhưng nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh có khả năng gây biến chứng, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống sau này.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Quai bị ở trẻ em (hay còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị) do virus quai bị (Mumps virus) gây ra, làm sưng, đau tuyến nước bọt mang tai. Các tuyến này nằm 2 bên mặt, giữa tai và hàm. Mặc dù bệnh quai bị ở trẻ em thường ít có các biểu hiện nghiêm trọng nhưng hầu hết, khi trẻ mắc bệnh đều cảm thấy đau các khu vực này. (1)
Bệnh quai bị ít gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, thường chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 2 và thanh thiếu niên, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ. Tần suất mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi, đạt đỉnh cao ở lứa tuổi 10-19.
Thông thường khi trẻ bị nhiễm bệnh, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống lại loại virus này suốt đời. Vì vậy, đa số trẻ chỉ bị quai bị duy nhất một lần trong đời, rất hiếm khi mắc bệnh này lần hai.
Tại Việt Nam, bệnh quai bị có thể xảy ra quanh năm, nhất là vào mùa Thu – Đông. Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở những vùng đông dân, các tỉnh miền Bắc và khu vực Tây Nguyên.
Hiện tượng quai bị lây lan khi trẻ tiếp xúc với các chất dịch từ miệng, mũi và họng khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Hơn nữa, virus này có thể tồn tại khá lâu ở môi trường ngoài cơ thể: khoảng 30 – 60 ngày trong môi trường có nhiệt độ 15 – 20 độ C và khoảng 1-2 năm ở những nơi nhiệt độ -25 tới -70 độ C. Do đó, chúng vẫn có thể sống trên các bề mặt như tay nắm cửa, dụng cụ ăn uống, đồ chơi, ly uống nước, đồ dùng cá nhân của bệnh nhân. (2)
Thời điểm virus quai bị dễ lây lan cho người khác nhất là khoảng 1-2 ngày trước khi tuyến nước bọt sưng, đau và kéo dài đến tận 6 ngày sau khi trẻ đã hết bệnh. Do đó, khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh, cha mẹ nên cách ly trẻ và bắt đầu thực hiện các biện pháp điều trị dự phòng. Ngược lại, bố mẹ cũng nên tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc người có nguy cơ mắc bệnh quai bị cao.
Nghiên cứu cho thấy, các trẻ chưa được tiêm vacxin phòng bệnh quai bị và xung quanh có người đang mắc bệnh quai bị sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Do đó, việc chủ động phòng ngừa, tiêm phòng vacxin phòng bệnh này cho trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Hầu hết các triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em khá giống với triệu chứng của cảm cúm thông thường. Chúng sẽ dẫn có biểu hiện sau khoảng 2 tuần kể từ khi trẻ tiếp xúc với virus quai bị và bị bị nhiễm virus, bao gồm:
Trẻ bị quai bị có thể có hoặc không có triệu chứng rõ ràng của bệnh. Tỷ lệ trẻ không xuất hiện triệu chứng hoặc chỉ có các biểu hiện nhẹ chỉ chiếm khoảng ⅓ tổng số trẻ mắc quai bị. Do đó, khi nghi ngờ trẻ bị bệnh quai bị, các triệu chứng của bệnh rất nhẹ, khó xác định…, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện được kiểm tra và hỗ trợ điều trị.
Hiện tượng quai bị ở trẻ em thường sẽ được chẩn đoán nhanh chóng thông qua việc thăm khám lâm sàng. Vì vậy, khi trẻ bắt đầu có biểu hiện, mẹ nên ghi nhớ các triệu chứng đã xuất hiện để cung cấp cho bác sĩ. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ hỏi mẹ về tiền sử bệnh của trẻ để hỗ trợ cho việc chẩn đoán bệnh cho trẻ. (3)
Ngoài ra, trẻ có thể được yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm dịch tiết từ mũi, cổ họng của trẻ để chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.
Hiện nay, bệnh quai bị vẫn chưa có thuốc đặc trị. Quai bị là bệnh do virus gây ra nên thuốc kháng sinh sẽ không được dùng trong điều trị bệnh này. Việc điều trị bệnh quai bị ở trẻ nhỏ sẽ dựa vào các triệu chứng đã xuất hiện ở trẻ, độ tuổi, tiền sử bệnh, mức độ nghiêm trọng và tình hình sức khỏe của trẻ.
Bệnh quai bị ở trẻ em thường sẽ khỏi sau khoảng 10-12 ngày kể từ khi phát bệnh nếu trẻ được chăm sóc và điều trị đúng cách. Lúc này, tuyến nước bọt của trẻ sẽ không còn sưng và đau nữa. Tuy nhiên, vì thời điểm tuyến nước bọt ở hai bên sưng lên khác nhau, nên một bên tuyến nước bọt sẽ giảm sưng trước bên còn lại.
Đa số trẻ mắc bệnh quai bị thường nhẹ và dễ điều trị, trẻ có thể khỏi bệnh vá không gặp bất kỳ di chứng nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ không được điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây viêm nhiễm những bộ phận khác của cơ thể, dẫn đến các biến chứng quai bị nguy hiểm như:
Cách phòng ngựa bệnh quai bị cho trẻ hiệu quả nhất là tiêm phòng vacxin ngừa bệnh quai bị. Hiện nay vẫn chưa có vacxin dành riêng cho bệnh quai bị. Tuy nhiên, vacxin MMR là một loại vacxin kết hợp phòng bệnh sởi, quai bị và rubella được Bộ Y tế khuyến cáo tiêm phòng cho trẻ. Sau khi được tiêm đủ 2 liều vacxin MMR, trẻ sẽ có khả năng miễn dịch với virus quai bị lên đến 95%.
Lịch tiêm vacxin kết hợp MMR-II phòng bệnh quai bị như sau:
Bên cạnh đó, virus quai bị có thể bị tiêu diệt nhanh chóng trong môi trường có nhiệt độ trên 56 độ C hoặc dưới tác động của ánh sáng mặt trời, tia tử ngoại, các hợp chất khử khuẩn hằng ngày. Do đó, để ngăn ngừa nguy cơ lây lan virus cho trẻ, mẹ nên:
Mặc dù các triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em không nghiêm trọng như ở người lớn nhưng chúng khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Điều này khiến các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng, bất an về tình trạng sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về bệnh quai bị ở trẻ em.
Các triệu chứng của bệnh quai bị dễ gây nhầm lẫn với cảm cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng hô hấp khác. Việc điều trị và chăm sóc đúng cách, đúng bệnh sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn, do đó, điều đầu tiên và quan trọng nhất là xác định chính xác rằng trẻ có mắc bệnh quai bị không. Để thực hiện điều này, cha mẹ nên đứa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác.
Bên cạnh đó, mẹ có thể thực hiện các cách chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà để giúp trẻ làm giảm nhẹ các triệu chứng: cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, bù nước và điện giải, ăn thức ăn dạng mềm, dễ nuốt,…
Ngoài ra, quai bị là một bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, giọt bắt chứa virus của người bệnh khi ho, hắt hơi hay nói chuyện. Do đó, khi trẻ bị mắc bệnh quai bị, cha mẹ nên thông báo cho giáo viên quản lý của trẻ và cho trẻ cách ly tại nhà, tránh để bệnh lây lan cho những trẻ khác.
Như đã đề cập ở trên, bệnh quai bị ở trẻ em rất dễ lây lan, nhất là những khu vực đông đúc, nhiều trẻ em, như trường học, nhà giữ trẻ, công viên, khu vui chơi… trẻ có thể bị lây nhiễm virus quai bị khi tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn hoặc dịch tiết từ mũi, họng của trẻ bắn ra khi bệnh nhân nói chuyện, khạc nhổ, ho, hắt hơi,… hoặc dùng chung hay chạm vào đồ dùng dính dịch tiết từ bệnh nhân.
Một số nghiên cứu cho thấy, những giọt bắt có chứa virus gây bệnh với kích thước từ 5-100mm sẽ có thể phát tán mạnh trong phạm vi 1,5m. Còn những giọt bắn có kích thước nhỏ hơn, ở dạng khí dung, sẽ có khả năng phát tán trong phạm vi lớn hơn, dưới 5m và chúng bay lơ lửng trong không khí, nếu gặp gió, các hạt khí dung này có thể phát tán xa hơn khiến bệnh lây lan diện rộng.
Đa số trẻ mắc bệnh quai bị sẽ khỏi bệnh hoàn toàn qua chăm sóc và điều trị tại nhà, tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường sau, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bệnh quai bị ở trẻ em mặc dù ít nguy hiểm và dễ điều trị hơn người lớn nhưng trẻ vẫn cần được chú ý, chăm sóc cẩn thận, chu đáo. Trang bị cho mình những kiến thức hữu ích về cách phòng ngừa, nhận biết, điều trị và chăm sóc khi trẻ mắc bệnh quai bị sẽ giúp bố mẹ có thể phương án tốt hơn khi trẻ mắc bệnh, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Hơn nữa, bên cạnh các biện pháp phòng ngừa quai bị thông thường, cha mẹ nên cho trẻ tiêm vacxin MMR đầy đủ và đúng lịch.
Giản Đơn