Phẫu thuật bàn chân bẹt là phương pháp điều trị dứt điểm, giúp giảm đau và cải thiện dáng đi và hoạt động của bàn chân. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng có thể áp dụng được phương pháp này.
Người bệnh bàn chân bẹt sẽ có lòng bàn chân bằng phẳng, không có độ lõm (vòm gan chân) khi đứng. Tình trạng thừa cân ở một số trẻ cũng khiến nhiều phụ huynh nhầm lẫn con mắc tật bàn chân bẹt. Đa phần trẻ bị dị tật này sẽ tự hết lúc 6 tuổi nếu bàn chân vận động tốt, mềm mại. (1)
Thực tế, tất cả trẻ sơ sinh đều có bàn chân bẹt (không có vòm, không lõm). Khi đến độ tuổi 2 – 3, vòm bàn chân của trẻ sẽ được hình thành cùng hệ thống dây chằng.
Vai trò của vòm bàn chân là giúp cơ thể chịu lực, giữ cân bằng, đi đứng nhẹ nhàng, giảm phản lực từ mặt đất dội lên khi chân vận động. Người có hệ thống dây chằng quá lỏng lẻo (bệnh lỏng lẻo đa khớp) thường dễ mắc dị tật bàn chân bẹt. Các xương của bàn chân không được cố định tốt. Khi bàn chân của người bệnh đi trên cát hoặc in mực lên tờ giấy sẽ không thấy chỗ khuyết như dấu chân bình thường.
Phẫu thuật bàn chân bẹt là phương pháp điều trị được chỉ định khi người bệnh kém đáp ứng các phương pháp nội khoa hoặc các biểu hiện lâm sàng ngày càng nghiêm trọng hơn. Phương pháp này giúp giảm đau, tạo ra vòm bàn chân mới, cải thiện hoạt động bàn chân cho người bệnh.
Những vị trí đau do tật bàn chân bẹt gây ra thường rất khác nhau. Vì thế, không có phương pháp phẫu thuật nào thống nhất cho tình trạng này. Thông thường, hướng phẫu thuật sẽ dựa trên đánh giá, kinh nghiệm của các bác sĩ. Ngoài ra, phẫu thuật với những trường hợp bàn chân bẹt còn tùy vào độ tuổi, triệu chứng và mức độ dị dạng cấu trúc của bàn chân.
Điều trị ngoại khoa có thể giúp cải thiện hiệu quả, gần như dứt điểm những triệu chứng. Tuy nhiên, việc điều trị sẽ cần nhiều thời gian, thường kèm theo các phương pháp phục hồi chức năng để người bệnh có thể hồi phục hiệu quả.
Phương pháp mổ điều trị tình trạng bàn chân bẹt sẽ có một số ưu và nhược điểm như sau: (2)
Các biến chứng hiếm gặp sau mổ như nhiễm trùng ổ khớp, nhiễm trùng vết mổ, cal lệch (hiện tượng thải ghép xương), cử động mắt cá chân kém, chữa lành tổn thương không đúng hoặc sai cấu trúc giải phẫu, đau bàn chân dai dẳng.
Một số trường hợp áp dụng điều trị PHCN không thành công bàn chân không tự chỉnh, bác sĩ có thể chỉ định điều trị phẫu thuật, giúp chân trở lại trạng thái vốn có, bao gồm cả những trường hợp dưới 7 tuổi không đáp ứng tốt điều trị nội khoa hoặc có các tổn thương bất thường về gân gót.
Phẫu thuật chỉnh hình thường là lựa chọn điều trị cuối cùng để giúp người bệnh cải thiện hệ xương chân, trở về tính chất ban đầu. Phương pháp này cần được thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín và hiện đại, đủ điều kiện trang thiết bị với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Khi phẫu thuật điều trị bàn chân bẹt, đầu tiên, người bệnh sẽ được gây tê tủy sống hoặc gây mê toàn thân. Sau đó, bác sĩ tiến hành rạch các đường mổ nhỏ ở bàn chân và mắt cá chân của người bệnh. Quy trình mổ tiếp theo sẽ tùy thuộc phương pháp được chỉ định, cụ thể: (3)
Như đã đề cập, người bệnh khi điều trị phẫu thuật có thể đối mặt với các biến chứng hiếm gặp như nhiễm trùng ổ khớp, nhiễm trùng vết mổ, cal lệch (hiện tượng thải ghép xương), chữa lành tổn thương không đúng hoặc sai cấu trúc giải phẫu và đau bàn chân dai dẳng.
Do đó, khi có chỉ định điều trị phẫu thuật, người bệnh nên tới những cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại để thực hiện phẫu thuật, giảm thiểu rủi ro.
Hầu hết người bệnh có thể xuất viện ngay trong ngày phẫu thuật, sau khi được hướng dẫn cách đi lại bằng nạng. Sau mổ, bàn chân của người bệnh sẽ được bó bột để cố định khớp trong tối đa sáu tuần. Người bệnh nên cố gắng để chân được nghỉ ngơi, giảm càng nhiều áp lực lên chân càng tốt, đồng thời kê cao chân để giảm đau.
Một tuần sau phẫu thuật, các cơn đau sẽ giảm đáng kể. Người bệnh có thể bắt đầu đi lại một quãng ngắn với sự hỗ trợ của nạng. Sau mổ 5 – 6 tuần, bạn có thể bắt đầu một số bài tập vật lý trị liệu giúp phục hồi, cải thiện thể lực, sự cân bằng, tính linh hoạt và sức mạnh ở chân.
Chi phí phẫu thuật điều trị bàn chân bẹt không cố định cho tất cả mọi trường hợp. Bởi ngoài phí khám cố định đã được bệnh viện niêm yết theo quy định, người bệnh có thể phải chi trả cho những khoản dịch vụ khác liên quan đến phẫu thuật. Vì thế, bạn nên nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn cụ thể về trường hợp của mình.
Một số người bệnh bàn chân bẹt lựa chọn điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Bởi phương pháp này không chỉ giúp họ chấm dứt hoàn toàn cơn đau khó chịu mà còn tạo ra vòm bàn chân. Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, bác sĩ sẽ không đề xuất phương án này. Vì phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chỉ khi các phương pháp nội khoa không hiệu quả, phẫu thuật mới được chỉ định thực hiện trong điều trị bàn chân bẹt.
Trong điều trị bàn chân bẹt, bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị nội khoa, gồm những phương pháp như: (4)
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ mới – máy đo bàn chân Podiatech Sidas Medical từ Pháp vào trong quy trình thăm khám và điều trị bàn chân bẹt thường quy tại bệnh viện.
Thiết bị này giúp phát hiện và điều trị bàn chân bẹt thông qua việc đo vòm bàn chân, tạo hình vòm bàn chân và in đế giày phù hợp với từng trường hợp. Sau thời gian sử dụng, cấu trúc bàn chân sẽ trở về vị trí cân bằng. Người bệnh bàn chân bẹt sẽ khắc phục tình trạng chạy chậm, dễ té ngã, lật cổ chân, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trong tương lai.
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Phẫu thuật bàn chân bẹt giúp cải thiện các cơn đau nhức khó chịu, tạo vòm chân mới, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn một số rủi ro. Vì thế, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn điều trị, thực hiện phẫu thuật với các bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng các trang thiết bị y tế hiện đại. Điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả điều trị.