8% trẻ em gái và 2% trẻ em trai sẽ bị nhiễm trùng tiểu khi lên 5 tuổi. Tuy nhiên, triệu chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em thường khó phát hiện. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng thận nguy hiểm cho bé. Vậy làm thế nào để bảo vệ bé yêu khỏi bệnh lý này? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em là hiện tượng vi khuẩn từ da hoặc phân của trẻ xâm nhập vào đường tiết niệu và phát triển thành bệnh. Các loại vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu như:
Trong đó, các bé gái có nhiều nguy bị nhiễm khuẩn tiết niệu hơn bé trai do có niệu đạo ngắn hơn, nên vi khuẩn từ hậu môn có thể dễ dàng xâm nhập vào âm đạo và niệu đạo.
Nước tiểu thông thường là vô trùng. Nhưng, trên cơ thể chúng ta thường tồn tại rất nhiều vi khuẩn, nhất là ở trên da và khu vực trực tràng, hậu môn. Đôi khi vi khuẩn có thể di chuyển vào niệu đạo, bàng quang… Khi điều này xảy ra, hệ tiết niệu của bé sẽ bị vi khuẩn tấn công gây nên nhiễm trùng đường tiểu.
Có 2 loại nhiễm trùng tiểu cơ bản:
Nhiều trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thận bình thường, nhưng các cơ quan khác lại bất thường. Cụ thể như:
Nước tiểu từ thận xuống niệu quản và vào bàng quang. Dòng chảy một chiều này thường được duy trì nhờ một “van nắp” nơi niệu quản nối với bàng quang. Tuy nhiên, với trường hợp trào ngược túi niệu quản, nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên niệu quản đến thận. Dòng nước này có thể mang vi khuẩn từ bàng quang lên thận và gây nhiễm trùng thận (viêm bể thận).
Dòng nước tiểu có thể bị tắc nghẽn tại nhiều vị trí trong đường tiết niệu. Những tắc nghẽn này hầu hết là do các khu vực hẹp bất thường làm ngăn cản dòng chảy bình thường của nước tiểu ra ngoài cơ thể.
Ở trẻ lớn, các triệu chứng thường rõ ràng, điển hình như đau bụng dưới, lưng hoặc bên hông và bé có nhu cầu đi tiểu gấp hoặc thường xuyên hơn. Một số trẻ sẽ mất kiểm soát bàng quang và có thể làm ướt giường. Thậm chí, bạn có thể nhìn thấy máu lẫn trong nước tiểu và/hoặc nước tiểu có màu hồng.
Với trẻ nhỏ hơn, bố mẹ cần phải quan tâm đến trẻ nhiều hơn mới có thể nhận ra tình trạng bất thường. Đơn cử, trẻ sơ sinh có thể có các triệu chứng tổng quát và dễ nhầm lẫn như quấy khóc, bỏ bữa hoặc sốt.
Các triệu chứng khác của nhiễm trùng tiểu bao gồm:
Theo TTUT.PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên, Trưởng khoa Tiết Niệu, BVĐK Tâm Anh, nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ cần được xử lý càng sớm càng tốt để tránh gây ra biến chứng nguy hiểm cho bé. Vì thế, bạn nên đưa bé đến bác sĩ của chuyên khoa ngay, nếu nhận thấy con có các triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng tiểu như đã đề cập ở trên.
Bác sĩ có thể chỉ định lấy mẫu nước tiểu để tiến hành chẩn đoán chính xác. Mẫu này có thể được sử dụng để:
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra bổ sung để xác định xem liệu nguồn gốc của nhiễm trùng tiểu ở bé có phải do bất thường đường tiết niệu gây ra hay không. Nếu con bạn bị nhiễm trùng thận, các phương pháp dưới đây cũng được chỉ định để tìm dấu hiệu tổn thương thận:
Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em có vai trò ngăn ngừa các biến chứng y khoa nghiêm trọng hơn cho trẻ trong tương lai. Bởi lẽ, nếu không được điều trị, nhiễm trùng tiểu có thể dẫn đến nhiễm trùng thận và các tình trạng nghiêm trọng hơn như:
Khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh, bác sĩ thường sẽ chỉ định đơn thuốc điều trị viêm đường tiết niệu bằng kháng sinh để ngăn ngừa tổn thương thận. Tùy theo loại vi khuẩn và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng, các chuyên gia tiết niệu sẽ xác định loại kháng sinh và thời gian điều trị phù hợp.
Các loại thuốc kháng sinh phổ biến được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tiểu ở trẻ em là:
Nếu trẻ được chẩn đoán là nhiễm trùng bàng quang đơn giản, có thể sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh đường uống tại nhà. Tuy nhiên, với những trường hợp nhiễm trùng nặng, trẻ có thể phải nhập viện để truyền dịch hoặc kháng sinh qua đường tĩnh mạch.
Trong một số trường hợp sau đây, bé của bạn cần được nhập viện:
Khi điều trị cho bé tại nhà, bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay nếu các triệu chứng xấu đi hoặc kéo dài hơn ba ngày hoặc trẻ có biểu hiện:
Tuy nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em khá nguy hiểm, nhưng bạn vẫn có thể giúp con phòng bệnh bằng lời khuyên của PGS Vũ Lê Chuyên như sau:
Để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, bố mẹ và người thân cần chú ý một số nguyên tắc nhất định trong chăm sóc như sau:
Khoa Tiết niệu BVĐK Tâm Anh TP.HCM quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, giỏi chuyên môn, tận tâm; tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Đặc biệt, thế mạnh của Khoa Tiết niệu còn ở các phẫu thuật nội soi sỏi thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang; tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực giúp chẩn đoán và điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả, giải phóng bạn khỏi những trở ngại của bệnh tật, nhanh chóng quay trở về với cuộc sống thường nhật.
Để đặt lịch khám và chữa nhiễm trùng đường tiết niệu với các chuyên gia đầu ngành tại Khoa Tiết niệu, hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Với chẩn đoán và điều trị kịp thời, bé hoàn toàn có thể hồi phục sau khi bị nhiễm trùng tiểu. Vì thế, điều quan trọng với nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em là bạn phải nhận biết và đưa bé đến các bệnh viện cho chuyên khoa Tiết Niệu càng sớm càng tốt, nhất là với trẻ sơ sinh.