Tại Việt Nam liên tiếp gặp những trường hợp ngộ độc botulinum sau khi ăn pate chay, chả lụa, cá ủ chua… Ngộ độc botulinum là ngộ độc nặng, chỉ 0,03 mcg tiêm vào tĩnh mạch cũng đủ khiến một người nặng 70kg tử vong. Vậy ngộ độc botulinum có triệu chứng gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa như thế nào?
Vi khuẩn Botulinum (Clostridium Botulinum, viết tắt C.botulinum) là một loại vi khuẩn gram dương hình que, kỵ khí nên chỉ có thể phát triển trong môi trường thiếu oxy.
Năm 1895, lần đầu tiên vi khuẩn C.botulinum được công nhận và phân lập bởi Emile Van Ermengem khi phát hiện nhóm bệnh ngộ độc sau ăn giăm bông.
Vi khuẩn Clostridium botulinum sinh ra bào tử, chúng di chuyển được, chịu nhiệt và tồn tại khắp nơi trong môi trường: đất, bụi, bùn, phân…
Độc tố Botulinum là một loại protein do vi khuẩn Clostridium botulinum tạo ra. Đây là chất độc gây chết người mạnh nhất từng được biết đến, liều lượng gây chết người khi tiêm vào khoảng 1,2-1,3 ng/kg và 10-13 ng/kg khi hít vào. Ở điều kiện thiếu oxy, vi khuẩn C. botulinum sinh ra bào tử rồi bài tiết độc tố. Có 7 loại độc tố Botulinum chính, được ký hiệu: A, B, C, D, E ,F, G; trong đó 4 nhóm A, B, E và F (hiếm gặp) gây bệnh ở người. (1)
Vi khuẩn C. botulinum không phát triển trong điều kiện axit (pH nhỏ hơn 4,6) nên độc tố không được hình thành trong thực phẩm có tính axit. Tuy nhiên, độ pH dù thấp xuống cũng không phân hủy bất kỳ độc tố nào được hình thành trước đó. Phương pháp bảo quản thực phẩm kết hợp dùng nhiệt độ thấp, hàm lượng muối và/hoặc độ pH thích hợp sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn cũng như hình thành độc tố.
Độc tố botulinum đã được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm các loại rau củ được bảo quản trong môi trường ít axit như đậu xanh, rau, nấm và củ cải đường, thực phẩm đóng hộp, cá lên men, cá muối và hun khói, và các sản phẩm từ thịt như giăm bông và xúc xích.
Ngộ độc botulinum là một bệnh lý nặng, với các triệu chứng có thể bao gồm: sụp mí mắt và các dấu hiệu bất thường liên quan đến cơ mặt, mắt và cổ họng. Vi khuẩn tạo ra chất độc (độc tố) tấn công hệ thần kinh gây yếu và tê liệt các cơ. Nếu không được điều trị, ngộ độc botulinum dễ gây tử vong. (2)
Các loại ngộ độc botulinum phổ biến nhất gồm:
Các triệu chứng ngộ độc botulinum ở trẻ sơ sinh có thể từ nhẹ đến nặng, gồm:
Các triệu chứng ngộ độc botulinum ở trẻ lớn hơn và người lớn thường liên quan đến các cơ trên mặt, mắt và cổ họng. Nếu không điều trị, triệu chứng sẽ lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Các dấu hiệu xuất hiện từ vài giờ đến vài ngày sau khi ăn phải bào tử ngộ độc. Các triệu chứng gồm:
Ngộ độc botulinum, các triệu chứng thường bắt đầu từ 12 – 36 giờ sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm độc. (3)
Nếu người bệnh có các triệu chứng ngộ độc, dù chưa xác định được nguyên nhân thì cũng cần đến gặp bác sĩ cấp cứu ngay lập tức.
Ngộ độc botulinum có thể làm tê liệt các cơ, đặc biệt là cơ nuốt và hô hấp. Mặc dù thuốc kháng độc hữu ích trong nhiều trường hợp nhưng vẫn có một số người tử vong vì các vấn đề về hô hấp và nhiễm trùng. Ngoài ra, các biến chứng khác do ngộ độc botulinum gồm:
Để chẩn đoán bệnh ngộ độc botulinum, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm tìm độc tố có trong máu, phân hoặc chất nôn của người bệnh. Các mẫu thực phẩm bị nghi ngờ cũng cần được kiểm tra độc tố.
Các xét nghiệm khác cần thực hiện gồm:
Kết quả kiểm tra có thể mất vài ngày. Vì vậy, bác sĩ thường bắt đầu điều trị ngay nếu nghi ngờ ngộ độc.
Tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của chứng ngộ độc, bác sĩ dùng nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất là dùng thuốc giải độc tố, cần được sử dụng cho người bệnh càng sớm càng tốt ngay khi bắt đầu có triệu chứng. Tuy nhiên, thuốc giải độc tố không chữa lành những gì đã bị tổn thương. Người bệnh có thể cần được điều trị ở bệnh viện vài tuần hoặc thậm chí vài tháng.
Người bệnh có triệu chứng suy hô hấp nặng có thể cần phải được thở máy và theo dõi tại khoa ICU, cho đến khi tình trạng yếu liệt cơ hô hấp cải thiện.
Đối với người bệnh bị nhiễm độc vết thương, các bác sĩ sẽ phẫu thuật để loại bỏ phần vết thương nhiễm độc. Song song đó, người bệnh sẽ được dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
Đối với ngộ độc thực phẩm:
Đối với nhiễm độc vết thương:
Botulinum gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Hầu hết người bệnh được chẩn đoán và điều trị kịp thời đều có thể khỏi bệnh hoàn toàn và hoạt động bình thường trong suốt cuộc đời. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh với khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức cấp cứu quy tụ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, phản ứng nhanh các trường hợp khẩn cấp giúp quá trình khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời cho người bệnh.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Botulinum là một căn bệnh nghiêm trọng, tấn công hệ thống thần kinh của cơ thể, gây suy nhược và tê liệt cơ bắp. Ngộ độc botulinum rất hiếm nhưng nếu không được điều trị, nó có thể gây tử vong. Thông qua bài này, mong rằng người bệnh nắm được triệu chứng, hiểu được nguyên nhân và biết cách phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.