Nấm ống tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng của ống tai ngoài gây ra bởi tác nhân vi nấm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng có thể gây thủng màng nhĩ, ảnh hưởng thính lực.
Nấm ống tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng của ống tai ngoài gây ra bởi tác nhân vi nấm. Đây là một bệnh lý tai mũi họng khá thường gặp, gây khó chịu dai dẳng cho bệnh nhân nếu không được điều trị đúng cách.
Bệnh thường xuất hiện ở các nước khí hậu nhiệt đới với đặc điểm độ ẩm cao. Mặc dù triệu chứng thường chỉ xảy ra trong ống tai ngoài, không đe dọa tính mạng nhưng có thể tiến triển nặng gây thủng màng nhĩ làm giảm thính lực, xâm lấn nhiễm trùng xương thái dương nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời.
ThS.BS.CKI Hồ Văn Hữu, khoa Tai Mũi Họng, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, cho biết, vi nấm Aspergillus và Candida là 2 tác nhân thường gây bệnh nấm ống tai ngoài. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và có thể bị một hoặc cả 2 bên tai cùng lúc.
Khi có các tác động làm thay đổi môi trường ống tai, có thể dẫn tới nhiễm nấm ống tai ngoài, chẳng hạn:
Bác sĩ Hồ Văn Hữu cho biết, biểu hiện lâm sàng của nấm ống tai ngoài rất đa dạng, có thể bệnh nhân không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ qua nội soi tai. Một số trường hợp có thể gặp các triệu chứng, bao gồm:
Bác sĩ khai thác các triệu chứng và nội soi tai để chẩn đoán nấm ống tai ngoài. Hình ảnh nội soi tai bao gồm: ống tai sưng nề, sung huyết, lòng ống tai đọng dịch mủ và đặc biệt thấy có các sợi tơ nấm hoặc mảng nấm màu xanh, đen trắng rất đặc trưng. Một số trường hợp, nấm tai không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng ngứa tai đơn thuần kéo dài, được phát hiện tình cờ qua nội soi tai, thấy các sợi tơ nấm mọc trên nền ráy tai.
KHi xác định các nguyên nhân gây đau tai, chảy dịch tai, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với các trường hợp viêm ống tai ngoài do vi khuẩn, viêm tai giữa cấp, viêm giữa mạn tính cholesteatoma…(2)
Nấm ống tai ngoài hiếm khi gây các biến chứng. Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân suy giảm miễn dịch như HIV, đái tháo đường, sử dụng thuốc corticoid kéo dài, bệnh nhân hóa trị ung thư… thì vi nấm tai có thể phát triển, cộng sinh với vi khuẩn hoặc không, dẫn đến các biến chứng như thủng màng nhĩ làm giảm thính lực, xâm lấn hoại tử xương chũm gây viêm tai xương chũm và nặng hơn có thể lan lên nội sọ gây viêm màng não.
Theo bác sĩ Hồ Văn Hữu, phương pháp điều trị nấm ống tai ngoài chủ yếu điều trị tại chỗ, cụ thể: loại bỏ và làm sạch mủ nấm, sau đó sử dụng thuốc nhỏ tai có thành phần thuốc diệt nấm, hiếm khi cần tới thuốc kháng sinh với kháng nấm đường uống.
Nếu bệnh nhân có tình trạng dịch nấm chảy ra kích thích gây viêm vành tai, có thể sử dụng một số loại thuốc bôi kèm theo để loại bỏ nấm và giảm triệu chứng.
Một số trường hợp có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng dị ứng ngắn ngày để giảm nhanh các triệu chứng.
Ở các bệnh nhân suy giảm miễn dịch, nếu không đáp ứng với liệu pháp tại chỗ, có thể cần phải kết hợp với thuốc kháng nấm đường uống theo toa của bác sĩ.
Khi có biến chứng viêm ống tai ngoài hoại tử xâm lấn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để làm sạch nấm, kết hợp với uống thuốc kháng nấm toàn thân.(3)
Để phòng ngừa bệnh nấm ống tai ngoài, bác sĩ Hồ Văn Hữu khuyên, mọi người nên vệ sinh tai sạch sẽ, đúng cách. Khi đi bơi nên sử dụng nút bịt tai và làm khô sạch tai sau đó. Không làm tổn thương tai và không nên dùng chung dụng cụ lấy ráy tai để tránh lây nhiễm nguồn bệnh.
Ở các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, cần chăm sóc tai kỹ lưỡng và kiểm tra tai thường xuyên. Việc phát hiện sớm các tình trạng viêm tai giúp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng gây thủng màng nhĩ hoặc nhiễm trùng xương thái dương lan lên nội sọ.
Những bệnh nhân đái tháo đường bị bệnh nấm tai nên kiểm soát lượng đường trong máu để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.
Bệnh nhân sau phẫu thuật xương chũm làm rộng ống tai, nên đi kiểm tra tai thường xuyên để vệ sinh làm sạch ráy, vảy tai nếu có.
Nấm tai ngoài là một bệnh nhiễm trùng do nấm. Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác nếu tiếp xúc với nấm, đặc biệt là ở các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.
Việc dùng chung dụng cụ lấy ráy tai làm tăng nguy cơ lây nhiễm nấm. Các dụng cụ phẫu thuật tai không được tiệt trùng kỹ lưỡng cũng có thể dẫn đến nguy cơ này.
Thông thường, nhiễm nấm ống tai ngoài chỉ gây khó chịu dai dẳng giới hạn ở ống tai ngoài của bệnh nhân. Mặc dù hiếm gặp, nhưng bệnh có thể biến chứng xâm lấn gây hủy xương, nhiễm trùng xương chũm, nhiễm trùng xương thái dương không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng lan lên nội sọ có thể gây viêm màng não.
Viêm màng não là mối đe dọa tới tính mạng, đặc biệt ở trẻ em và người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch.
Nhiễm nấm tai ngoài hiếm khi tự khỏi mà không cần điều trị. Người bệnh cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp. Phác đồ điều trị thường là vệ sinh tai sạch sẽ kết hợp điều trị bằng các loại thuốc nhỏ tai kháng nấm. Trường hợp có biến chứng nhiễm trùng xương chũm và xương thái dương, có thể cần can thiệp bằng phẫu thuật.
Nấm ống tai ngoài là bệnh lý Tai Mũi Họng khá phổ biến ở nước ta do điều kiện khí hậu nóng ẩm, thuận lợi cho các loài nấm phát triển và gây bệnh. Do tính chất khó điều trị và dai dẳng, dễ tái phát nên người bệnh cần điều trị sớm và đúng cách, tránh để bệnh kéo dài gây biến chứng ảnh hưởng thính lực và thậm chí đe dọa tính mạng. Nấm ống tai ngoài có thể gây biến chứng viêm xương chũm và viêm xương thái dương ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bác sĩ Hồ Văn Hữu nhấn mạnh, việc điều trị viêm nấm ống tai ngoài bằng thuốc cần theo kê đơn của bác sĩ, không nên tự mua thuốc kháng sinh điều trị để tránh tình trạng kháng kháng sinh khi điều trị các tình trạng nhiễm trùng sau này.