Hẹp van tim là tình trạng van bị hẹp và không mở đúng cách. Các lá van có thể dày lên, cứng lại hoặc dính với nhau, dẫn đến kết quả là van không thể mở hoàn toàn. Do đó, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu qua van và cơ thể bị giảm nguồn cung cấp oxy.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS.CKII Huỳnh Thanh Kiều, Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Hẹp van tim (tiếng Anh là Heart Valve Stenosis) là bệnh lý xảy ra khi các van tim không mở hoàn toàn do các lá van bị cứng hoặc dính vào nhau. Khe hở bị thu hẹp khiến lượng máu chảy qua tim bị giảm hoặc bị ngăn chặn. Trong những trường hợp hẹp van tim nặng, cơ thể có thể không nhận đủ lưu lượng máu cần thiết gây tổn thương nhiều cơ quan.
Hep van tim có các loại: Hẹp van hai lá, hẹp van 3 lá, hẹp van động mạch phổi và hẹp van động mạch chủ.
Nguyên nhân gây hẹp van tim phụ thuộc vào từng loại hẹp van.
Các dấu hiệu hẹp van tim, bao gồm:
Nếu không được chẩn đoán và điều trị, tình trạng hẹp van tim tiến triển có thể dẫn đến suy tim, đau thắt ngực hoặc nhịp tim không đều, thậm chí gây tử vong.
Trường hợp hẹp van nhẹ và không có triệu chứng, người bệnh có thể chỉ cần thay đổi lối sống và tái khám theo dõi định kỳ để phát hiện sớm bất thường và can thiệp kịp thời.
Hẹp van nặng có hoặc chưa có triệu chứng cần theo dõi chặt chẽ với bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để quyết định thời điểm can thiệp hoặc phẫu thuật phù hợp, phòng bệnh tiến triển gây biến chứng nguy hiểm.
Siêu âm tim là kỹ thuật chẩn đoán đơn giản và gần như chính xác nhất bệnh lý van tim nói chung và hẹp van tim nói riêng. Phương pháp này giúp xác định mức độ của bệnh, ảnh hưởng của tình trạng hẹp van tim lên toàn bộ tim như suy chức năng tim, dày/giãn buồng tim, tăng áp lực động mạch phổi và huyết khối trong buồng tim.
Ngoài ra, siêu âm tim còn giúp theo dõi diễn tiến bệnh, biến chứng và chỉ định phẫu thuật khi cần thiết. Một số trường hợp đặc biệt có thể thực hiện thêm trắc nghiệm gắng sức để đánh giá triệu chứng suy tim, áp lực động mạch phổi khi gắng sức nhằm xem xét chỉ định can thiệp.
Với tình trạng hẹp van động mạch chủ vôi hóa, bác sĩ có thể chỉ định chụp CT để đánh giá mức độ vôi hóa van khi cần thêm thông tin về chỉ định phẫu thuật thay van.
Chụp MRI cũng có thể giúp đánh giá chức năng của tim nếu cần củng cố thêm chẩn đoán bên cạnh siêu âm tim. (3)
Tùy theo loại van tim bị hẹp, tuổi tác, tình trạng sức khỏe của người bệnh,… bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm: nội khoa bằng thuốc (như thuốc điều trị tăng huyết áp), phẫu thuật sửa van tim hoặc thay van tim. (4)
Dù đã phẫu thuật hay đang điều trị nội khoa, bệnh nhân cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn để được bác sĩ theo dõi tình trạng hẹp van tim và can thiệp kịp thời nếu bệnh tiến triển hoặc có biến chứng.
Để phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây bệnh hẹp van tim, mỗi người cần lưu ý:
Xem thêm: Có một chế độ ăn lành mạch là biện pháp phòng ngừa hẹp van tim hiệu quả. Biết được những thực phẩm người bị hẹp van tim nên ăn và không nên ăn giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho thực đơn hàng ngày
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh hẹp van tim. Việc tầm soát, phát hiện sớm và quản lý chặt chẽ giúp ngăn bệnh tiến triển nặng gây biến chứng nguy hiểm và điều trị phức tạp, tốn kém. Chủ động thay đổi lối sống, thăm khám sức khỏe định kỳ giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh hiệu quả.