Giang mai là bệnh dễ lây nhiễm. Vậy bệnh giang mai lây qua đường nào? Phần lớn trường hợp nhiễm bệnh là do lây nhiễm qua đường tình dục. Ngoài ra còn có nhiều con đường khác có thể truyền bệnh; gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe – bao gồm cả phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Giang mai là bệnh nhiễm khuẩn mạn tính có thể lây lan qua đường tình dục, do vi khuẩn có tên Treponema pallidum gây ra. (1)
Giang mai kéo dài gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Đặc biệt ở giai đoạn tam phát – giai đoạn cuối – có nguy cơ không nhỏ gây tổn thương thần kinh cùng nhiều biến chứng như liệt, mất thị lực, liệt dương, sa sút trí tuệ và nặng nhất là đe dọa tính mạng. Đối với phụ nữ mang thai nhưng mắc phải giang mai, nếu không được điều trị có thể dẫn tới nguy cơ thai lưu hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh lên tới 40%.
Giang mai có lây không? Bệnh giang mai lây như thế nào? Giang mai là bệnh có thể lây từ người người sang người khác, từ vật thể có chứa vi khuẩn bệnh sang người. Giang mai có thể gặp phải ở bất cứ ai, trong đó các đối tượng dưới đây có nguy cơ nhiễm bệnh dễ hơn bình thường.
Bệnh giang mai lây qua đường nào? Có nhiều con đường có thể lây nhiễm giang mai; thường gặp nhất phải kể đến như:
Giang mai lây nhiễm trực tiếp khi có tiếp xúc với các săng. Sang giang mai có thể xuất hiện ở quanh dương vật, âm đạo, hậu môn, trực tràng hoặc ở môi/ miệng. Do đó quan hệ tình dục là một trong các con đường lây nhiễm thường gặp nhất. Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm là các bệnh gây tổn thương các bộ quận sinh dục; bị nhiễm HIV/AIDS,…
Xoắn khuẩn giang mai có thể có ở trên vật dụng cá nhân, quần áo, mền gối,… khi “dính” dịch tiết, máu, dịch mủ của người bệnh. Nếu người tiếp xúc có vết xước, xoắn khuẩn sẽ thâm nhập qua da hoặc niêm mạc, thông qua đường máu đi vào cơ thể.
Dùng chung kim tiêm hoặc thực hiện tiêm truyền máu không an toàn là một trong những con đường lây nhiễm giang mai.
Ngoài tình dục và máu, bệnh giang mai lây qua đường gì? Đó chính là từ mẹ sang con. Phần lớn phụ nữ trong thời gian mang thai nếu mắc giang mai thì có khả năng lây nhiễm cho thai nhi; thường vào khoảng tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ. Ngoài ra vẫn có khả năng bệnh lây từ mẹ sang con khi sinh thường mà em bé có tiếp xúc với vết loét giang mai.
Giang mai có thể gây ra nhiều vấn để trong thai kỳ bao gồm sảy thai, sinh non, thai chậm phát triển, các vấn đề về nhau thai/ dây rốn, thai chết lưu. Đối với trẻ sơ sinh, bệnh có thể gây tử vong hoặc các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng suốt đời cho trẻ như viêm não, viêm giác mạc bẩm sinh, tổn thương xương khớp,…
Có nhiều giai đoạn bệnh giang mai, nếu càng phát hiện sớm sẽ càng tốt với những triệu chứng như:
Tuy nhiên có trường hợp người mắc bệnh giang mai không có bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm.
Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.
Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…
Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, bệnh nam giới giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Với các thông tin như trên hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm một phần bệnh giang mai lây qua đường nào. Giang mai có khả năng lây nhiễm không nhỏ nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ bản thân và người khác thông qua các biện pháp an toàn trong hoạt động tình dục, chăm sóc sức khỏe. Việc điều trị cần tiến hành sớm ngay khi phát hiện bệnh để vừa rút ngắn thời gian khỏi bệnh vừa giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng.