Sau khi thâm nhập vào cơ thể, xoắn khuẩn giang mai sẽ đi vào trong máu, gây ra các biểu hiện toàn thân. Giang mai giai đoạn 2 có thể lây lan rất nhanh, gây ra những biến chứng nguy hiểm khi không có biện pháp can thiệp kịp thời.
Giang mai là bệnh lý lây lan qua đường tình dục. Bệnh lý này do một loại vi khuẩn có tên là Treponema pallidum gây ra.
Giống với những bệnh lây lan qua đường tình dục khác, giang mai rất khó chẩn đoán. Do người bệnh thường không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm. Khi bệnh quá lâu mà không điều trị đúng cách, người bệnh có thể đối mặt với tổn thương ở các cơ quan nội tạng quan trọng như tim, não… (1)
Giang mai giai đoạn 2 (giai đoạn thứ phát) là giai đoạn bệnh bắt đầu từ tuần thứ 6 đến tháng thứ 6 sau khi người bệnh tiếp xúc với nguồn lây. Những vết săng dần lành lại. Khi đó, người bệnh có thể bị nổi các nốt ban màu hồng có hình dáng như đồng xu.
Tình trạng phát ban có thể đi kèm những nốt mụn như mụn nước tại khu vực miệng hoặc vùng sinh dục. Tình trạng này thường không gây ngứa cho người bệnh. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, một số người bệnh có thể bị rụng tóc, sốt, đau nhức cơ thể, đau họng, sưng hạch bạch huyết.
Tương tự giai đoạn giang mai nguyên phát, những triệu chứng ở giai đoạn thứ phát có thể thuyên giảm, không cần điều trị. Tuy vậy, những triệu chứng này có thể tồn tại trong vài tuần hoặc liên tục “đến” và “đi” trong khoảng một năm.
Bài viết liên quan: 5 giai đoạn bệnh giang mai phát triển không phải ai cũng biết
Khi mắc giang mai giai đoạn 1 (giai đoạn nguyên phát), người bệnh không đi điều trị sớm hoặc không phát hiện bệnh, bệnh sẽ tiến triển sang giang mai giai đoạn 2. Vì thế, nếu nghi ngờ mắc bệnh hoặc được bạn tình thông báo mắc bệnh, bạn nên chủ động đi tới những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị kịp thời, ngăn ngừa bệnh tiến triển, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ở giang mai giai đoạn 2, vi khuẩn treponema pallidum đã thâm nhập khắp cơ thể, làm xuất hiện nhiều triệu chứng bệnh khác nhau, cụ thể: (2)
Trong giai đoạn thứ phát, các nốt ban có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, hoặc tại các nơi khác trên khắp cơ thể. Nốt ban thường có màu đỏ hoặc nâu đỏ, hình dạng giống như đồng xu. Tình trạng phát ban thường không gây ngứa, khó nhìn thấy. Đôi khi, các nốt ban có thể mờ nhạt tới mức người bệnh không thể nhận biết chúng.
Các nốt ban có thể xuất hiện với nhiều dạng khác nhau như
Ngoài ra, các nốt ban giang mai cũng có thể xuất hiện ở dạng vết loét. Vị trí xuất hiện là trên niêm mạc miệng, âm đạo hoặc hậu môn của người bệnh.
Đây là một triệu chứng phổ biến trong giai đoạn thứ 2 của bệnh giang mai. Sưng hạch bạch huyết thường xuất hiện trên cổ, nách và khuỷu tay, có thể đau hoặc không đau.
Người bệnh giang mai giai đoạn 2 có thể bị mệt mỏi, xuất hiện những triệu chứng giống như cúm nhẹ gồm sốt nhẹ, đau họng, sưng hạch, nhức đầu và đau cơ hoặc khớp. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy chán ăn, sụt cân, rụng tóc từng mảng.
Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển, gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe của người bệnh. Trì hoãn điều trị giang mai có thể dẫn tới tổn thương não, mắt, tim, dây thần kinh, xương, khớp, gan. (3)
Người bệnh giang mai có thể bị tê liệt, mù, mất trí nhớ hay mất cảm giác. Nếu không có biện pháp can thiệp sớm, bệnh giang mai trong thai kỳ có thể gây ra tình trạng thai chết lưu hoặc chậm phát triển.
Ngay cả khi đã được điều trị khỏi bệnh giang mai, người bệnh vẫn có thể tái lại. Ngoài ra, những vết loét giang mai hở có thể làm gia tăng khả năng lây nhiễm HIV và những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh hoặc được bạn tình thông báo mắc giang mai, bạn nên nhanh chóng đi tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, điều trị kịp thời. Bệnh phát hiện càng sớm thì tỷ lệ điều trị khỏi rất cao.
*Hình ảnh sẽ được update sau
Khi chẩn đoán giang mai giai đoạn 2, đầu tiên, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cung cấp thông tin tiền sử mắc bệnh. Sau đó, người bệnh sẽ được chỉ định một số phương pháp kiểm tra như:
Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm từ những vết loét giang mai (nếu có), sau đó mang đi soi dưới kính hiển vi để tìm kiếm tác nhân gây bệnh giang mai.
Xét nghiệm giang mai PRP là phương pháp xét nghiệm máu trong chẩn đoán giang mai. Khi mắc bệnh, cơ thể của người bệnh sẽ tạo ra kháng thể chống lại nhiễm trùng và những tác nhân tấn công. Do đó, khi xét nghiệm RPR phát hiện các kháng thể giang mai đồng nghĩa với việc đã nhiễm bệnh.
Hơn nữa, RPR còn có khả năng kiểm tra xoắn khuẩn trong nước ối. Vì thế, đây cũng là phương pháp xét nghiệm phù hợp với người đang mang thai.
Nếu phát hiện sớm, bác sĩ có thể điều trị đơn giản bằng một mũi tiêm Penicillin. Tuy nhiên, với các trường bệnh tiến triển lâu, liều kháng sinh cần thiết sẽ cần tăng lên.
Nếu có dị ứng với Penicillin, người bệnh có thể được chỉ định dùng những loại kháng sinh khác như Doxycycline hoặc Tetracycline. Đối với thai phụ, Penicillin lại là loại thuốc an toàn, hiệu quả trong điều trị giang mai. Vì những loại kháng sinh khác có khả năng gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.
Việc dùng thuốc kháng sinh có thể loại bỏ vi khuẩn giang mai, ngăn ngừa tác hại tiếp tục tấn công cơ thể của người bệnh. Tuy vậy, thuốc không thể khôi phục những tổn thương đã xảy ra.
Nếu đang điều trị bệnh giang mai, người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục cho tới khi những vết loét lành hoàn toàn, toàn bộ quá trình điều trị bằng kháng sinh được hoàn thành theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thông báo cho bạn tình về bệnh, để họ có thể được điều trị ngay, tránh nguy cơ lây nhiễm và xảy ra các biến chứng nghiêm trọng.
Điều trị giang mai bằng kháng sinh Penicillin có thể gây phản ứng Jarisch-Herxheimer trong khoảng 24 giờ sau liều đầu tiên. Đây là phản ứng thường gặp khi cơ thể bắt đầu tiêu diệt xoắn khuẩn Treponema pallidum. Những triệu chứng có thể gặp phải như ớn lạnh, sốt, phát ban, nhịp tim nhanh, tăng thông khí, đau đầu, đau cơ và khớp, buồn nôn. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào ở trên, người bệnh nên nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế uy tín để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Giang mai giai đoạn 2 là thời điểm có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Do đó, ngoài việc tuân thủ phương pháp điều trị từ bác sĩ, người bệnh cũng cần có chế độ chăm sóc phù hợp để giảm nguy cơ lây bệnh cho người khác, cụ thể:
Người bệnh giang mai cần điều trị càng sớm càng tốt. Đây là biện pháp phòng ngừa giai đoạn 2 tiến triển sang các giai đoạn tiếp theo tốt nhất. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc và thay đổi lối sống. Người bệnh không nên tự điều trị tại nhà vì có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe và gia tăng nguy cơ lây nhiễm.
Những triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn 2 thường kéo dài trong 2 – 6 tuần, sau đó biến mất và lại xuất hiện vào thời điểm nào đó. Tình trạng tái đi tái lại của những triệu chứng bệnh thường kéo dài tới 2 năm. Khi không có biện pháp can thiệp, bệnh tiến triển sang các giai đoạn sau, gây nhiều cản trở cho quá trình điều trị.
Bệnh giang mai giai đoạn 2 có thể điều trị khỏi với kháng sinh phù hợp. Giang mai giai đoạn thứ phát vẫn còn là giai đoạn sớm. Do đó, ở giai đoạn này, bệnh có thể dễ dàng điều trị khỏi nếu được phát hiện kịp thời và có biện pháp can thiệp đúng đắn. (4)
Việc nhiễm trùng có thể được điều trị khỏi. Tuy nhiên, những tổn thương do giang mai không thể hồi phục hoàn toàn. Ngoài ra, người bệnh vẫn có thể tái nhiễm khi tiếp xúc vi khuẩn, dù đã điều trị thành công trước đó.
Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.
Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, BS.CKII Đinh Cẩm Tú, BS.CKII Ngô Đồng Dũng, BS.CKII Võ Thị Kim Thanh ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…
Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao.
Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bệnh giang mai giai đoạn 2 có thể hoàn toàn chữa trị được. Nếu trì hoãn điều trị, người bệnh có nguy cơ tiến tới các giai đoạn tiếp theo, làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm, bao gồm tổn thương não và tim. Vì thế, ngay khi phát hiện bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh nên đi đến các cơ sở y tế để điều trị, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.