Cơn đau ngực giữa có thể xuất hiện bất chợt ở mọi đối tượng. Đừng chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về tim mạch nguy hiểm. Cùng tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh trong bài viết dưới đây.
Bài viết được tư vấn bởi ThS.BS.CKII Võ Anh Minh, Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh TP.HCM.
Đau ngực giữa là tình trạng người bệnh bị đau tức ở giữa vùng ngực, cảm giác như có vật đè nặng, ép chặt lên ngực gây khó thở. Đôi khi, cơn đau tức giữa ngực có thể xuất hiện với cường độ mạnh, đau dữ dội khiến người bệnh cảm thấy lồng ngực như thắt lại, kèm theo triệu chứng vã mồ hôi, choáng váng, bủn rủn tay chân,… Thông thường, cơn đau tức giữa ngực kéo dài khoảng 15-30 phút hoặc có thể là vài giờ.
Những cơn đau giữa ức xuất hiện với tần suất cao thường là do mạch máu nuôi tim bị tắc nghẽn. Nếu gặp tình trạng này, người bệnh cần hết sức lưu ý vì khi kéo dài sẽ gây thiếu máu cục bộ ở cơ tim, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, có thể dẫn đến đột tử. Ngoài ra, đau ngực giữa cũng là biểu hiện cho thấy bất thường ở mạch vành, động mạch xơ vữa,… (1)
Khó thở, lồng ngực bị đè nén là triệu chứng cơ bản mà hầu hết bệnh nhân khi bị đau ngực giữa thường nhận thấy. Mức độ cơn đau cũng như thời gian đau tức có thể khác nhau ở mỗi người. Một số trường hợp bị tức ngực giữa chỉ trong vài giây ngắn ngủi. Nhưng cũng không ít người phải chịu đựng cơn đau kéo dài khoảng 30 phút, thậm chí cả giờ đồng hồ.
Một số triệu chứng khác cũng xuất hiện song song khi người bệnh gặp phải tình trạng đau tức ngực giữa là:
Nguyên nhân hàng đầu gây tức ngực giữa được biết đến là do các bệnh lý về tim mạch. Rối loạn nhịp tim, co thắt mạch vành, viêm cơ tim, suy tim,… là những căn bệnh thường có biểu hiện đau giữa ngực. Người bệnh có thể nhận thấy cơn đau khi làm việc quá sức, leo cầu thang, bị kích động quá mức,… Tuy nhiên, tình trạng đau tức ở giữa ngực lại là triệu chứng khá phổ biến trong nhiều bệnh lý khác nhau. Chính vì vậy, cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau mới có thể xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh.
Nếu loại trừ nguyên nhân từ các bệnh lý tim mạch thì trào ngược dạ dày thực quản là “thủ phạm” phổ biến nhất gây đau giữa ức. Lượng axit dư thừa trong dạ dày cùng với thức ăn chưa được tiêu hóa hết bị trào ngược lên trên thực quản. Điều này khiến người bệnh cảm thấy nóng rát, vướng ở cổ họng, đi kèm là ợ hơi, ợ chua hoặc buồn nôn. Vào buổi sáng thường bị khàn giọng, ho khan. (3)
Cơ hoành là cấu trúc cân cơ ngăn cách giữa ổ bụng và lồng ngực. Khi mô cơ bắp xung quanh khe hở cơ hoành bị yếu đi sẽ gây thoát vị hoành. Người bệnh thường nhầm lẫn với trào ngược dạ dày thực quản vì các triệu chứng ban đầu của thoát vị hoành có liên quan và tương tự như trào ngược. Đi kèm với đó là cơn đau tức giữa ngực, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen.
Co thắt thực quản là chứng rối loạn co giãn cơ trơn ở thực quản, làm cản trở quá trình đẩy thức ăn xuống dạ dày. Những cơn đau co thắt thực quản làm ảnh hưởng đến đời sống của bệnh nhân với các triệu chứng điển hình: Khó nuốt, đau tức ngực khi nuốt, cảm giác cổ họng bị vướng khó chịu, ợ nóng, buồn nôn,…
Ba triệu chứng điển hình của Hội chứng Boerhaave là nôn mửa, đau ngực và khí phế thũng dưới da. Người bệnh sẽ thường nhận thấy cơn đau ngay tại vị trí bị thủng. Trường hợp bị thủng trong lồng ngực sẽ kèm theo cơn đau tức ngực.
Triệu chứng đau ngực giữa có thể xuất hiện khi bạn bị viêm loét dạ dày. Lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, sưng viêm tạo ra các ổ viêm loét. Các triệu chứng thường xuất hiện rõ khi dạ dày người bệnh rỗng, không chứa thức ăn bao gồm: Đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, trào ngược axit,… Mặc dù hiếm gặp hơn nhưng viêm loét dạ dày vẫn có thể khiến người bệnh phải đối mặt với cơn tức ngực giữa.
Tức ngực giữa cũng là triệu chứng điển hình của viêm sụn sườn. Người bệnh thường đau nhói tại một điểm trên lồng ngực, cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi vận động. Viêm sụn sườn được xác định là có thể do gặp chấn thương ở vùng ngực, nhiễm trùng khớp, viêm khớp mạn tính, ho nhiều và dai dẳng,…
Mặc dù viêm sụn sườn không quá nguy hiểm. Nhưng bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ nếu cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm.
Loại chấn thương này chủ yếu là do các tai nạn giao thông hoặc tai nạn trong thể thao gây ra. Đối với chấn thương khớp ức đòn trước sẽ gây sưng, đau vùng cạnh xương ức. Trường hợp bị chấn thương trật khớp ức đòn ra sau cũng gây đau, nhưng đi kèm là một số triệu chứng như khó thở, khó nuốt. Khi đưa vai ra trước, nâng cánh tay lên hoặc nhún vai sẽ thấy bị đau.
Xương đòn nằm ngay dưới da vùng vai, nối giữa xương ức và hệ thống đai vai, cánh tay. Do đó, khi xương đòn bị chấn thương cũng sẽ khiến người bệnh bị đau nhói ở giữa ức. Có thể nhận biết chấn thương xương đòn sau một tai nạn với các triệu chứng điển hình như:
Khi bị chấn thương xương ức, các cơ quan bên trong như tim, phổi, các mạch máu lớn trong lồng ngực cũng sẽ bị tổn thương, gây căng tức và đau nhức ở ngực dữ dội. Triệu chứng khi bị gãy xương ức còn có:
Đây là bệnh lý về phổi rất nguy hiểm, nguy cơ gây tử vong cao. Trong tình trạng hai lớp màng bao quanh phổi bị viêm nhiễm, gây tổn thương, sưng, dễ bị kích thích, người bệnh sẽ thường bị đau tức giữa ngực. Vì mỗi khi hít thở, ho hoặc hắt hơi, hai lớp màng phổi sẽ bị cọ xát vào nhau và gây ra những cơn đau giữa ngực. Ngoài ra, khi bị viêm màng phổi, bệnh nhân còn cảm thấy khó thở, nặng nhọc, người thiếu sức sống,…
Triệu chứng đầu tiên của viêm phế quản là người bệnh thường xuyên ho, khạc đờm. Viêm phế quản cấp tính thường do virus, nhiễm trùng vi khuẩn gây ra. Nhưng nếu không được điều trị, vùng niêm mạc phế quản bị viêm tái diễn nhiều lần có thể dẫn đến mạn tính.
Không chỉ ho, khạc đờm mà người bệnh còn gặp các triệu chứng khác như:
Đau tức ngực giữa mỗi khi hít thở hoặc ho là triệu chứng rõ nhất của bệnh viêm phổi. Viêm phổi nhẹ có thể xuất hiện những triệu chứng tương tự như cảm lạnh, cảm cúm, nhưng nó kéo dài hơn. Bên cạnh đó, người bệnh có thể nhận biết được bệnh thông qua một số triệu chứng khác như:
Ngoài những nguyên nhân thường gặp gây đau tức ngực giữa được nêu ở trên, một số tình trạng khác cũng có thể khiến bạn gặp phải những cơn đau giữa ngực như:
Ở bất kỳ độ tuổi, đối tượng nào cũng thể gặp chứng đau giữa ức. Đó có thể chỉ là một cơn đau thoáng qua, nhưng cũng không loại trừ khả năng là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm khác. Nếu bạn bị đau giữa ngực khi đang gắng sức làm việc hoặc vận động mạnh thì nên ngưng ngay các hoạt động đó. Tiếp theo, bạn nên tìm chỗ thoáng mát để ngồi nghỉ ngơi, hít thở sâu.
Cách tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sớm nếu nhận thấy cơn đau tức giữa ngực kéo dài và xuất hiện nhiều lần. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về tim mạch. Nếu để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đột tử nếu không kịp thời cấp cứu.
Nhất là đối với những người đã có tiền sử bệnh tim, có người thân bị bệnh tim hoặc bản thân vừa trải qua một vụ va chạm, tai nạn thì cơn đau ngực giữa thường là “hồi chuông cảnh báo” cần thăm khám ngay!
Phần lớn mọi người sẽ rất khó để tự xác định nguyên nhân gây đau tức ngực giữa là do đâu. Vì vậy, bạn không nên phí thời gian ở nhà tự phỏng đoán về tình trạng này. Thay vào đó, đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra mức độ nguy hiểm của bệnh khi bạn có các triệu chứng:
Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm chính xác nguyên nhân gây đau ngực giữa bao gồm:
Đau tức ngực giữa xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu cơn đau tức ngực giữa kéo dài, xuất hiện nhiều lần, cơn đau dữ dội nhưng không được khám, điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm. Trong đó, biến chứng nguy hiểm nhất có thể kể đến là nhồi máu cơ tim. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị tử vong.
Các tổn thương ở khoang bụng, lồng ngực, hệ tiêu hóa,… đều có thể gây ra triệu chứng đau tức ở vùng ngực giữa. Mặc dù biến chứng của các bệnh lý này không gây tử vong ngay nhưng nếu để lâu ngày, không có phương pháp điều trị phù hợp cũng sẽ trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng đời sống của người bệnh.
Bạn đừng chủ quan với bất kỳ một cơn đau ngực giữa nào cả. Ngay khi nhận thấy cơn đau ngực giữa xuất hiện, bạn nên:
Để tránh những biến chứng nguy hiểm đến từ cơn đau tức ngực giữa, bạn nên có biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ:
Bạn nên chọn cơ sở y tế uy tín, chuyên nghiệp, có bác sĩ chuyên khoa để khám và kiểm tra. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là nơi được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn đến khám và điều trị, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tim mạch. Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị đau tức ngực giữa với các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ theo thông tin sau:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Đau ngực giữa mặc dù là tình trạng thường gặp, nhưng chúng ta tuyệt đối không nên chủ quan. Phòng ngừa, chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm yếu tố nguy cơ gây đau ngực để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.