TTƯT.PGS.TS.BS TRẦN QUANG BÍNH

TTƯT.PGS.TS.BS TRẦN QUANG BÍNH

Giám đốc chuyên môn
Giám đốc Trung tâm đào tạo & Nghiên cứu khoa học
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

GIỚI THIỆU

PGS.TS.BS Trần Quang Bính – Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh TP.HCM là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Nội khoa tại Việt Nam. Ông có gần 40 năm kinh nghiệm trong hoạt động khám chữa bệnh và gần 30 năm tham gia công tác quản lý tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Quốc tế City.

Ra trường năm 1981, bác sĩ Trần Quang Bính nhận công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Đến năm 1990, bác sĩ Trần Quang Bính đã được tu nghiệp đào tạo tại nhiều quốc gia như: Malaysia, Thái Lan, Australia, Hà Lan,… Đặc biệt, ông tham gia nhiều chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Đại học Tây Úc (Western Australia University), Academic Medical Center của Đại học Amsterdam Hà Lan từ 1990 đến 2006. Bác sĩ Trần Quang Bính có chuyên môn giỏi trong điều trị bệnh lý nội khoa: các bệnh tim mạch, hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, cơ xương khớp… đặc biệt trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu, chống độc và các bệnh truyền nhiễm.

cương vị Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ Trần Quang Bính được cử đi tham quan học tập về đào tạo nhân lực y tế của Nhật Bản trong chương trình hợp tác với tổ chức JICA – Nhật Bản, ông quan tâm đến vấn đề phát triển, nâng cao chất lượng nhân lực ngành y phục vụ tại bệnh viện tuyến cuối, áp dụng các kỹ thuật y khoa hiện đại của thế giới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh và giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tật gây ra.

Vừa là người thầy, người anh, và đồng nghiệp, bác sĩ Bính luôn luôn động viên các y bác sĩ trẻ cố gắng học hỏi, nâng cao tay nghề, tránh những sai sót y khoa ảnh hưởng đến người bệnh. Sự tận tâm, chuyên nghiệp của đội ngũ y bác sĩ là chìa khóa để xây dựng thương hiệu bệnh viện lớn mạnh có tên tuổi trong khu vực Đông Nam Á như Bệnh viện Chợ Rẫy.

PGS.TS.BS Trần Quang Bính là thành viên của các hiệp hội chuyên ngành: Chi Hội Nội thần kinh TP HCM, Chi Hội bệnh Truyền nhiễm TP HCM. Ủy viên Ban chấp hành Hội Vi sinh lâm sàng TP HCM. Ủy viên Ban chấp hành Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP HCM.

Bên cạnh công tác điều trị, quản lý bệnh viện, PGS.TS.BS Trần Quang Bính đã tham gia giảng dạy tại Đại học Y Dược TP. HCM (Bộ môn Hồi sức Cấp cứu, Bộ môn Nội thần kinh) và Đại học Y Phạm Ngọc Thạch TP. HCM (Bộ môn Kiểm soát nhiễm khuẩn) và Trung tâm huấn luyện Y học Quân sự phía Nam – Học viện Quân Y. Là một người say mê nghiên cứu khoa học. Đến 2020 ông có hơn 57 đề tài nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí y học trong nước và 49 đề tài được đăng trên các tạp chí quốc tế thuộc chuyên ngành nghiên cứu.

Với nhiều cống hiến cho ngành y tế Việt Nam, PGS.TS.BS Trần Quang Bính vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú”, huân chương Lao động hạng Ba” cùng nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế

Từ tháng 9/2021, với vai trò mới là Giám đốc Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh TP.HCM, bác Bính định hướng xây dựng BVĐK Tâm Anh thành một bệnh viện theo chuẩn quốc tế, không để người người dân phải ra nước ngoài khám chữa bệnh. Theo PGS.TS.BS Trần Quang Bính, BVĐK Tâm Anh TP.HCM có lợi thế nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm các chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm, đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên có tay nghề cao cộng với cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị hiện đại, địa điểm thuận lợi để người dân TP HCM và các tỉnh thành trong cả nước an tâm khám, điều trị bệnh chất lượng cao, giảm thiểu tình trạng khách phải ra nước ngoài khám chữa bệnh.

xem thêm

THÀNH VIÊN HIỆP HỘI

  • Hội viên chi Hội Nội thần kinh TP.HCM
  • Hội viên chi Hội bệnh Truyền nhiễm TP.HCM
  • Ủy viên Ban chấp hành Hội Vi sinh lâm sàng TP.HCM
  • Ủy viên Ban chấp hành Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP.HCM
xem thêm

LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN

  • Chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa và nghiên cứu khoa học bệnh lý nội khoa: Tim mạch, hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, cơ xương khớp.
  • Hồi sức cấp cứu – chống độc
  • Bệnh truyền nhiễm
  • Các bệnh nhiễm trùng thần kinh
xem thêm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Virus Layv (Langya Henipavirus) là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu

Một phát hiện mới gần đây đã tìm thấy một loại virus mới tại Trung Quốc, có thể lây lan sang người và động vật. Đó chính là virus LayV. Virus LayV là gì? Virus LayV (tên đầy đủ là Langya henipavirus) là một loại virus mới xuất hiện, có nguồn...

Thuốc Tamiflu: Công dụng, cách dùng và tác dụng phụ cần lưu ý

Tamiflu được chỉ định trong việc điều trị và phòng ngừa cúm. Mặc dù có thể dùng cho cả trẻ em, người lớn tuổi nhưng đây là thuốc kê đơn nên người bệnh không được tùy ý mua và sử dụng. Tamiflu là gì? Tamiflu (có tên chung là Oseltamivir) là một...

Bệnh sán chó có lây không? Lây truyền qua đường nào?

Sán dải chó (còn gọi là sán chó, sán dây chó, có tên khoa học Dipylidium caninum) là một loại ký sinh trùng, ký sinh chính ở loài chó nhưng có thể tìm thấy ở ruột non của người, nhất là trẻ em. Vậy bệnh sán chó có lây không? Bệnh sán chó có lây...

Sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu? Ăn phải thịt lợn sán có sao không?

Sán dây lợn (sán dải heo) là bệnh truyền nhiễm lây qua đường ăn uống và môi trường, do thói quen sinh hoạt, ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Tại Việt Nam, có ít nhất 55 tỉnh thành có bệnh nhân mắc sán lợn hoặc ấu trùng sán lợn. Vậy vô tình ăn thịt lợn...

Nhiễm ấu trùng sán lợn: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, phòng ngừa

Ấu trùng sán lợn (1) (còn gọi là nang sán lợn, Cysticercus cellulosae) xuất hiện phổ biến ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam. Với nền kinh tế chính là trồng trọt và chăn nuôi, việc nuôi gia súc theo hình thức thả rông tại nhiều gia đình ở Việt...

Bệnh sán dây lây nhiễm cho người qua đường nào? Dấu hiệu, nguyên nhân

Sán dây là loại ký sinh trùng có thân dẹp, màu trắng đục và gồm nhiều đốt nối tiếp nhau nhưng lại không có bộ phận tiêu hóa. Chính vì thân dài và hẹp nên có tên sán dây. Sán dây ký sinh ở người thường gây bệnh nhẹ, không triệu chứng, dễ điều trị...

Nhiễm ký sinh trùng: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Nhiễm ký sinh trùng là căn bệnh âm thầm, do các loài ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người. Chúng có thể “chung sống hòa thuận” trong cơ thể người nhiều năm liền để sinh sôi, nảy nở và hút dinh dưỡng, máu từ cơ thể vật chủ. Người bệnh có thể vô...

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM