BS.CKI Ngô Xuân Điền

BS.CKI Ngô Xuân Điền

Bác sĩ Khoa Gây mê hồi sức
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

GIỚI THIỆU

Năm 2009, đứng giữa lựa chọn tiếp tục bước theo con đường âm nhạc chuyên nghiệp tại khoa Piano, Nhạc viện TP.HCM và trúng tuyển vào trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, anh Ngô Xuân Điền quyết định học Y khoa theo ước muốn của mẹ –  mang lại hy vọng, cứu sống người bệnh bên lằn ranh sinh tử. Tốt nghiệp trường Y, anh công tác tại khoa Gây mê hồi sức, BV Thành phố Thủ Đức gắn bó với công việc “đánh đu với tử thần” trong phòng phẫu thuật, nỗ lực không ngừng vì an toàn cho bệnh nhân.

Hàng loạt thủ thuật trong công tác gây mê hồi sức như: kiểm soát đường thở, đặt ống nội khí quản, gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng, gây tê vùng dưới hướng dẫn siêu âm… cách sử dụng các loại thuốc gây mê, gây tê hạn chế nguy cơ cao gây độc tính, kiểm soát cơn đau hậu phẫu cũng như phải nắm bắt kiến thức ở các chuyên khoa phẫu thuật liên quan (ngoại chấn thương chỉnh hình, ngoại thần kinh, ngoại tổng quát, ngoại tiết niệu, ngoại lồng ngực, sản phụ khoa, tai mũi họng,…) là những thử thách lớn đối với bác sĩ Điền cũng như các bác sĩ Gây mê hồi sức.

Tuy nhiên, bằng niềm đam mê học hỏi, đồng cảm cùng nỗi đau người bệnh, bác sĩ Điền đã vượt qua, gây mê hồi sức cho nhiều ca bệnh khó, gây mê phẫu thuật những em bé nhỏ vài tháng tuổi đến những cụ ông cụ bà cao tuổi với các phẫu thuật thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau. Bác sĩ Điền còn hỗ trợ, chỉ đạo tuyến các BV trong thành phố như bệnh viện Huyện Củ Chi, bệnh viện Huyện Cần Giờ, bệnh viện Quận 7 cứu sống thành công nhiều trường hợp cấp cứu như: ca bệnh em bé 10 tuổi bị sốc nhiễm trùng, viêm phúc mạc toàn thể do ruột thừa vỡ (BV Huyện Cần Giờ); bệnh nhân nữ trẻ sốc mất máu do thai ngoài tử cung vỡ (BV Quận 7),…

Nhớ lại các ca bệnh, bác sĩ Điền không khỏi xúc động khi nhắc đến trường hợp một bệnh nhân nam hơn 40 tuổi, là trụ cột chính của gia đình, bị chấn thương vỡ thận, vỡ lách sốc mất máu nguy kịch do tai nạn giao thông vào lúc 11h đêm. Anh đã cùng ê kíp truyền máu hơn 5 lít máu và các chế phẩm máu (huyết tương, kết tủa lạnh, tiểu cầu), hồi sức tích cực trước và trong phẫu thuật gian nan giành giật sự sống cho bệnh nhân để các bác sĩ phẫu thuật cầm máu khống chế kiểm soát tổn thương. Sau một tháng với hai lần phẫu thuật, bệnh nhân khỏe mạnh, xuất viện trong niềm vui của bác sĩ và gia đình.

Công việc gắn bó với những giây phút sinh tử của người bệnh nên bác sĩ Điền nỗ lực học hỏi không ngừng. Với anh, Y khoa là lĩnh vực với kiến thức vô tận, cập nhật liên tục để mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Anh học chuyên khoa cấp I Gây mê hồi sức và tham gia các khóa học “Cập nhật kiến thực thực hành gây mê hồi sức tại Đông Nam Á” của ĐH Paris VII- Paris Diderot (Pháp) liên kết trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo; Chứng chỉ Gây tê vùng dưới hướng dẫn siêu âm của ĐH Y dược TPHCM; Chứng nhận đào tạo liên tục Gây mê hồi sức nhi tại BV Nhi đồng I và BV Nhi đồng II.

Hiện bác sĩ Ngô Xuân Điền đang công tác tại khoa Gây mê hồi sức, bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

xem thêm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Gây tê khoang cùng là gì? Khi nào cần thực hiện? Ưu và khuyết điểm

Gây tê khoang cùng là phương thức gây tê trước phẫu thuật. Kỹ thuật gây tê này thường được sử dụng trong các trường hợp phẫu thuật vùng tiểu khung, đáy chậu hoặc giảm đau ở chi dưới. Vậy gây tê khoang cùng là gì? Khi nào cần thực hiện?...

Thuốc mê là gì? Cơ chế tác dụng và chỉ định dùng khi nào? Lưu ý

Theo dữ liệu từ 56 quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 230 triệu ca phẫu thuật lớn sử dụng thuốc mê mỗi năm trên toàn thế giới. Vậy thuốc mê là gì? Cơ chế tác dụng và chỉ định dùng khi nào? Thuốc mê là gì? Thuốc mê là...

9 tác dụng phụ của thuốc tê và các biện pháp giảm thiểu

Thuốc tê giúp bệnh nhân không thấy đau trong quá trình thực hiện thủ thuật hoặc phẫu thuật. Dù thuốc gây tê an toàn nhưng vẫn có một số tác dụng phụ kèm theo. Để hiểu rõ hơn, hãy tìm hiểu các phương pháp gây tê cùng 9 tác dụng phụ của thuốc tê và các...

Liệu pháp oxy là gì? Đối tượng nào cần sử dụng? Có lợi hay hại?

Dù thở bằng miệng hay mũi, cơ thể chúng ta cũng hít không khí vào phổi với hàm lượng 80% nitơ và 20% oxy. Khí oxy không màu, không mùi, không vị. Phổi sẽ hấp thu oxy từ không khí và chuyển oxy qua mạch máu đến các cơ quan, mô và tế bào giúp duy trì...

Gây tê ngoài màng cứng có đau không? Quy trình thực hiện ra sao?

Gây tê ngoài màng cứng là một thủ thuật được sử dụng phổ biến trong sản khoa, giúp mẹ bầu giảm đau khi chuyển dạ và sinh con. Ngoài ra, gây tê màng cứng cũng giúp giảm đau trong và sau phẫu thuật ở một số loại phẫu thuật lớn nhất định. Gây tê ngoài...

Gây tê cục bộ có an toàn không? Quy trình thực hiện ra sao?

Gây tê cục bộ là phương pháp sử dụng thuốc tê để tạm thời làm tê một vùng nhỏ trên cơ thể trước khi thực hiện một phẫu thuật nhỏ. Khác với gây mê toàn thân, gây tê cục bộ không gây buồn ngủ. Gây tê cục bộ là gì? Gây tê cục bộ (Local Anesthesia)...

Gây mê hồi sức cho bệnh nhân đái tháo đường – Những điều cần lưu ý

Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam (VADE) thống kê: hiện có hơn 3,5 triệu người đang “chung sống” với bệnh đái tháo đường. Mỗi ngày, cả nước có ít nhất 80 trường hợp tử vong vì các biến chứng liên quan đến đái tháo đường. Dự báo, số người mắc...

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM