TS.BS LÊ PHÚC LIÊN

TS.BS LÊ PHÚC LIÊN

Trưởng đơn vị Niệu nữ, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

GIỚI THIỆU

TS.BS Lê Phúc Liên kể, ước mơ trở thành bác sĩ cứu người đã gieo vào lòng chị từ những ngày là cô bé 4 tuổi. Khi ấy, mèo mướp – người bạn thân của chị, bỗng dưng kêu thều thào yếu ớt, liên tục dụi đầu vào chân cô bé Liên cầu cứu. Chị vội bế mèo đi tìm người lớn. Mọi người phát hiện con vật hóc xương cá, chiếc xương dài nhỏ nằm sâu trong khoang miệng, thử nhiều cách vẫn không thể lấy ra. Chú mèo càng lúc càng yếu, nhưng dịch vụ thú y thời điểm đó hầu như chưa có.

Không bỏ cuộc, Liên kiên trì dùng chiếc nhíp nhỏ, chăm chú nhíp từng chút chiếc xương. Sau cả tiếng loay hoay, mèo mướp được giải cứu thành công. Cứu được người bạn nhỏ, niềm vui len lỏi khắp tâm trí cô bé Liên hồi đó. “Nếu như cứu được một người, niềm hạnh phúc sẽ dài gấp đôi”, nghĩ vậy, Liên kiên định với ước mơ trở thành bác sĩ – nghề mà trong gia đình chưa có ai từng làm.

Sau tốt nghiệp Đại học Y Dược TP HCM, với niềm đam mê phẫu thuật, chị thi đậu và học bác sĩ nội trú chuyên ngành Ngoại Tiết niệu – Thận học. Trước nay, “lãnh địa” ngoại khoa này được mặc định ngầm chỉ dành cho bác sĩ nam, bởi áp lực đặc thù của ngành phẫu thuật. Chị là một trong số ít các bác sĩ nữ ngoại tiết niệu – thận ở miền Nam. Sau đó, khi đã có hai bằng bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa 1 chị vẫn thường xuyên tham gia các khóa tu nghiệp dài hạn, đào tạo chuyên môn cả trong và ngoài nước, tại Hàn Quốc, Pháp, Singapore… nâng cao chuyên môn, đặc biệt về lĩnh vực tiết niệu ở phụ nữ.

Theo bác sĩ Liên, các mặt bệnh đường tiết niệu rất đa dạng ở cả nam và nữ. Bao gồm viêm đường tiết niệu, rối loạn tình dục, rối loạn chức năng đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, bướu đường tiết niệu, sa tạng vùng chậu (sa sinh dục)… Trong đó, phụ nữ có tỷ lệ mắc các bệnh này cao hơn nam giới, dễ tái phát bệnh hơn, do sự khác biệt về giải phẫu sinh lý đến mang thai, thay đổi nội tiết tố.

Tuy nhiên, đây là các bệnh khó nói, thêm đặc điểm tâm lý truyền thống của phụ nữ Á đông nên nhiều người bệnh cố gắng chịu đựng, hoặc tự điều trị không đúng cách dẫn đến các biến chứng nặng hơn, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Với mong muốn tháo gỡ sự ngần ngại của phụ nữ khi đi khám tiết niệu, bác sĩ Liên đang nỗ lực xây dựng đơn vị Niệu nữ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – nơi chăm sóc toàn diện sức khỏe tiết niệu nữ giới hàng đầu ở Việt Nam. Điều này cũng nhằm đưa ngành niệu nữ nước ta theo kịp các nước phát triển trên thế giới như Pháp, Mỹ, Anh hay Thái Lan, Singapore…

Gần 20 năm làm nghề, bác sĩ Liên từng sốc, muốn bỏ cuộc giữa chừng khi chứng kiến bệnh nhân tử vong vì gặp biến chứng nặng vượt quá khả năng điều trị của y khoa. Tuy nhiên, với tình yêu nghề cháy bỏng, sự động viên của gia đình và đồng nghiệp, nhất là sự chờ đợi của người bệnh đã kéo chị trở lại.

Lấy sự tử tế của người thầy thuốc và lời thề y đức “Không làm hại ai” của Hippocrates làm tiên chỉ, trước mỗi ca bệnh, chị luôn cân nhắc kỹ lưỡng, toàn diện mọi các phương án điều trị, sao hiệu quả và an toàn nhất cho người bệnh.

Như trường hợp của nam bệnh nhân 69 tuổi, mắc ung thư bàng quang giai đoạn 4, được con trai đưa đến khám hồi năm ngoái. Lúc này chức năng bàng quang đã không còn, chỉ định tốt nhất là phẫu thuật cắt bỏ, đưa niệu đạo ra da. Tuy nhiên, vừa nhìn thấy bác sĩ Liên, ông tỏ thái độ khó chịu, nói “bác sĩ nữ thì biết gì mà chữa”, đòi về nhà, không hợp tác.

Mặc dù vậy chị không thay đổi thái độ, nhẹ nhàng mời ông ngồi xuống trò chuyện. Bằng giọng điềm đạm, thân mật chị giải thích rõ tình trạng bệnh của ông hiện tại, lợi ích của việc phẫu thuật sẽ giúp giảm nhẹ đau đớn, tăng chất lượng cuộc sống. Đồng thời chị cũng chỉ rõ nếu không phẫu thuật các nguy cơ sẽ xảy ra ngay sau đó, như đau rát nhiều khi đi tiểu, tiểu khó, tiểu ra máu, đau lưng nhiều, sụt cân nhanh, nhiễm trùng nhiễm độc, thậm chí tử vong… để người bệnh cân nhắc.

Sau tư vấn, người bệnh vẫn quyết ra về, bác sĩ Liên đồng ý. Chị đưa cho con trai người bệnh số điện thoại, dặn gọi ngay nếu cần hỗ trợ trong bất kỳ tình huống sức khỏe nào của ông.

Một tuần sau, chị bất ngờ nhận được cuộc gọi từ ông cụ, hẹn sẽ nhập viện ngay vì “bác sĩ nói đúng tất cả các triệu chứng tôi gặp phải trong những ngày qua”, chị kể. Thực tế diễn biến bệnh đã khiến bệnh nhân hoàn toàn tin tưởng vào bác sĩ và hợp tác điều trị. Hiện sức khỏe người bệnh đã ổn định hậu phẫu, các triệu chứng đã được kiểm soát, đang tiếp tục điều trị ung thư.

“Chân thành, luôn coi người bệnh như người nhà, làm hết sức có thể và làm điều tốt nhất cho bệnh nhân là bí quyết làm nghề của tôi”, bác sĩ Liên chia sẻ.

xem thêm

LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN

  • Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về rối loạn đường tiểu ở phụ nữ: tiểu không kiểm soát khi gắng sức, viêm bàng quang cấp, mạn, tái phát, bàng quang tăng hoạt, bàng quang thần kinh.
  • Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về sa tạng chậu: sa bàng quang, tử cung.
  • Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về rối loạn tình dục nữ: đau vùng chậu, đau khi giao hợp, giảm ham muốn.
  • Phẫu thuật tạo hình vùng kín ở phụ nữ: tạo hình môi lớn, môi bé,…
xem thêm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phẫu thuật tạo hình niệu đạo: Ưu nhược điểm và lưu ý cần biết

Phẫu thuật tạo hình niệu đạo là phương pháp điều trị phổ biến cho tình trạng hẹp niệu đạo nguyên phát và thứ phát, với hiệu quả đạt trên 80%. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và đã qua đào...

Kích thích thần kinh chày trong điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng co bóp không đúng lúc của bàng quang, tạo cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên, tiểu mất tự chủ và khó kiểm soát. Tình trạng này có thể điều trị bằng nhiều phương pháp, trong đó có kích thích thần kinh chày trong điều...

Đo niệu động học là gì? Khi nào cần và những lưu ý phải biết

Niệu động học là xét nghiệm kiểm tra khả năng giữ và giải phóng nước tiểu của bàng quang. Phương pháp này được ứng dụng phổ biến trong việc phát hiện các vấn đề liên quan đến bàng quang như tiểu không tự chủ, hội chứng bàng quang tăng hoạt… Trong bài...

10 bài tập chữa bàng quang tăng hoạt hiệu quả ngay tại nhà

Hội chứng bàng quang tăng hoạt khiến người bệnh phải đi tiểu nhiều lần trong ngày. Sản lượng nước tiểu thấp, tiểu lắt nhắt, luôn cảm thấy buồn đi tiểu. Hiện có một số bài tập có tác dụng hạn chế, khắc phục tình trạng bệnh, trả lại cuộc sống thoải mái...

Cách chăm sóc bệnh nhân đặt ống thông tiểu tại nhà bài bản A-Z

Đặt ống thông tiểu hay sonde tiểu là thủ thuật điều trị các bệnh về hệ bài tiết. Do ống thông tiểu đặt trực tiếp từ ngoài vào trong bàng quang qua đường tiết niệu nên khi đặt sonde tiểu liên tục, người bệnh dễ gặp tình trạng nhiễm trùng, do vi khuẩn...

Hướng dẫn cách đặt ống thông tiểu nữ: Quy trình và lưu ý

Đặt ống thông tiểu là phương pháp luồn một ống thông mềm qua niệu đạo vào bàng quang để đưa nước tiểu ra ngoài. Nếu không qua được niệu đạo, phải đặt ống thông bàng quang trên xương mu. Do sự khác nhau về cấu tạo niệu đạo cho nên cách đặt ống thông...

Rối loạn chức năng tình dục là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Rối loạn chức năng tình dục không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng mà còn khiến người bệnh lo lắng, trầm cảm, mối quan hệ trở nên căng thẳng, giảm chất lượng sống. Vậy rối loạn chức năng tình dục là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách...

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM