Chụp X quang cổ tay là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh quen thuộc tại các bệnh viện. Kỹ thuật chụp X quang cổ tay rất nhanh chóng, đơn giản và ít tốn chi phí nhưng có khả năng hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý vùng cổ tay hiệu quả.
Khi có vấn đề xảy ra với xương khớp vùng cổ tay, người bệnh thường sẽ được thăm khám và chỉ định chụp X quang cổ tay. Vậy chụp X quang cổ tay có quy trình thực hiện ra sao? Đối tượng nào cần phải thực hiện XQ cổ tay?… Mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản trong bài viết này để hiểu rõ hơn về kỹ thuật chụp X quang này.
Xương cổ tay cấu tạo gồm những xương nhỏ hình vuông, hình bầu dục và hình tam giác. Chụp X quang sẽ cho thấy hình ảnh cấu trúc xương thể hiện bằng thang xám xương cẳng tay và 8 xương nhỏ. Các xương nhỏ sẽ giúp nối bàn tay vào hai xương dài ở phần cẳng tay (xương trụ, xương quay).
Phương pháp chụp X-quang sẽ sử dụng một loại bức xạ gọi là sóng điện từ để tạo ra hình ảnh giải phẫu vùng cổ tay, kỹ thuật này sẽ gửi một chùm bức xạ qua vùng cổ tay của người bệnh. Khi chùm tia bức xạ đi qua xương sẽ cho ra hình ảnh X quang màu trắng vì canxi trong xương sẽ hấp thụ nhiều bức xạ hơn. Ngược lại, chùm tia bức xạ đi qua các mô mềm ít hấp thụ bức xạ hơn nên sẽ cho ra hình ảnh X Quang màu xám (nhiều sắc độ xám khác nhau). X quang cổ tay là chỉ định cận lâm sàng không xâm lấn. Kết quả của chỉ định này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được các bệnh lý tại vùng cổ tay của người bệnh.(1)
Người bệnh được bác sĩ chỉ định thực hiện X quang cổ tay khi có nghi ngờ tổn thương ở phần cổ tay cũng như kiểm tra tình trạng tổn thương do các bệnh lý như u xương, loãng xương, viêm khớp, nhiễm trùng,… gây ra.
Quá trình chụp X-quang cổ tay được thực hiện nhanh chóng và sẽ được kết luận bởi các bác sĩ có chuyên môn về chẩn đoán hình ảnh. Đây vốn là một phương pháp tiên tiến, đánh dấu sự phát triển của y học hiện đại. Tuy vậy, chi phí của phương pháp này không quá cao, hầu như tất cả người bệnh đều sẵn sàng để thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện X quang cổ tay để hỗ trợ quá trình chẩn đoán nguyên nhân gây ra đau, sưng cổ tay. Cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp XQ cổ tay trong những trường hợp sau đây:
Nhiều người bệnh là trẻ em cũng thường được bác sĩ chỉ định thực hiện kỹ thuật chụp X quang cổ tay để kiểm tra sự phát triển của bé. Có thể bạn chưa biết, chụp X quang cổ tay là phương pháp thử nghiệm có thể giúp xác định được tuổi xương của con người. Tuổi xương sẽ phản ánh phần lớn tình trạng sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Những trường hợp sau đây sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện kỹ thuật chụp X quang cổ tay
Ngoài ra, người bệnh bị gãy xương cũng sẽ được bác sĩ chỉ định chụp X quang cổ tay để kiểm tra mức độ lành của xương.(2)
Kỹ thuật chụp X quang cổ tay hạn chế chỉ định đối với các trường hợp sau:
Người bệnh khi được chỉ định chụp X quang cổ tay cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Khi chụp X quang cổ tay, kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh cách đặt vị trí đặt cổ tay lên bàn chụp. Kỹ thuật chụp X quang cổ tay sẽ được thực hiện nhanh chóng, không gây bất kỳ tổn thương hay đau đớn gì cho người bệnh. Trong quá trình thực hiện chụp X quang, nếu người bệnh có bất kỳ thắc mắc gì có thể trực tiếp đặt câu hỏi cho kỹ thuật viên.
Ở tư thế chụp này, người bệnh cần nghiêng cổ tay sao cho vuông góc 90 độ với tấm nhận ảnh DR hoặc cassette x-quang. Tia trung tâm sẽ đi vuông góc với cassette x-quang.
Ngoài ra, cổ tay nghiêng sẽ dày hơn cổ tay thẳng, nên sẽ cần để tần số kV cao hơn so với tư thế cổ tay thẳng. Nếu như sử dụng phương pháp chụp X quang kỹ thuật số thì ở tư thế nghiêng bác sĩ có thể không cần phải điều chỉnh thêm quá nhiều thông số so với tư thế cổ tay thẳng. Ngược lại, nếu sử dụng kỹ thuật chụp X quang thông thường, thì cần phải điều chỉnh nhiều hơn để hình ảnh cho ra được rõ nét.(3)
Ở tư thế này, người bệnh cần ngồi thấp và đặt tay lên cassette X-quang (đối với kỹ thuật không sử dụng X quang kỹ thuật số) hoặc đặt lên bàn chụp. Người bệnh lưu ý: nên nắm hờ và để úp xuống vùng được chụp. Tia X trung tâm sẽ đi vào vị trí giữa cổ tay và khoảng cách từ bóng phát tia đến vùng chụp là <90 cm.
Ngoài ra, vẫn tồn tại một số kỹ thuật chụp X quang cổ tay khác: Chụp với tư thế thẳng sấp, thẳng ngửa, chếch trước, thẳng xoay quay, thẳng xoay trụ, xoay trong, tư thế Stecher (tư thế thẳng trước sao cho nhìn rõ được xương thuyền).
Sau khi đã chụp xong X quang vùng cổ tay, kỹ thuật viên sẽ yêu cầu người bệnh chờ một khoảng thời gian để có thể xử lý hình ảnh vừa chụp xong. Ở trường hợp cần thiết, người bệnh sẽ được thực hiện X quang cổ tay thêm 1 lần nữa để có thể đảm bảo được hình ảnh chân thực, rõ nét nhất.
Sau khi chụp X quang, người bệnh hoàn toàn có thể hoạt động bình thường. Người bệnh không nên quá lo lắng khi tiếp xúc với tia X vì lượng tia sử dụng thực hiện X quang cổ tay khá thấp, không có khả năng gây hại cho sức khỏe.
Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong y khoa có cách thực hiện đơn giản nhanh chóng. Khi thực hiện kỹ thuật này, thiết bị X quang chỉ phát ra một lượng bức xạ tương đối nhỏ đi qua phần cổ tay. Tia bức xạ X với liều lượng cho phép được nghiên cứu y khoa khẳng định hiếm khi xảy ra tác dụng phụ.
Tuy nhiên, nếu bạn là phụ nữ đang mang thai hoặc trẻ em thì cần thông báo để có sự điều chỉnh cần thiết khi chụp X quang cổ tay, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiếp xúc với tia bức xạ. Đối với trẻ em, kỹ thuật viên phòng chụp X quang sẽ có sự điều chỉnh lượng tia bức xạ sử dụng ít hơn so với người trưởng thành.
Tuy vậy, nếu một người tiếp xúc trực tiếp quá nhiều lần với tia bức xạ thì vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, nếu bạn lo lắng về những rủi ro của kỹ thuật chụp X quang cổ tay hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Đừng quá lo lắng về điều này, bản chất của tia X không gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh đang bị gãy xương, viêm, nhiễm trùng, … quá trình thực hiện kỹ thuật có thể gây đau cho người bệnh.
Trước khi thực hiện bạn có thể hỏi kỹ thuật viên về những băn khoăn của mình để có thể giải tỏa tâm lý. Từ đó bạn thoải mái hơn, quá trình chụp X quang cũng sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Kỹ thuật chụp X quang cổ tay là phương pháp khá quen thuộc với nhiều người. Tuy vậy, không phải cơ sở y tế nào cũng cung cấp dịch vụ chụp X quang có quy trình thực hiện nhanh chóng để có thể cho ra được hình ảnh X quang chính xác hỗ trợ kịp thời việc điều trị bệnh.
Cơ sở y tế chụp X quang cổ tay chất lượng tốt sẽ sử dụng thiết bị chụp phim cường độ thấp với thời gian chup ngắn, phim chụp tốc độ cao, giúp hạn chế được sự ảnh hưởng của tia bức xạ X đối với cơ thể. Ngoài ra, kỹ thuật viên thực hiện chụp X quang phải là người có chuyên môn, được đào tạo kỹ lưỡng, có kinh nghiệm trong ngành.
Đáp ứng được những yêu cầu trên cùng với hệ thống trang thiết bị chụp X-quang hiện đại. Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đang là một trong những địa chỉ uy tín được nhiều người bệnh lựa chọn để thực hiện kỹ thuật X quang cổ tay.
Chi phí chụp X quang cổ tay là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Mỗi cơ sở y tế sẽ có mức giá chụp X quang khác nhau, tùy vào loại máy móc, kỹ thuật chụp cũng như tùy vào dịch vụ, cơ sở vật chất. Tại các bệnh viện uy tín sở hữu trang thiết bị tiên tiến, kỹ thuật chụp hiện đại thì mức chi phí có thể cao hơn nhưng bù lại, kết quả chụp sẽ nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Để đặt lịch thăm khám các bệnh lý nói chung và thực hiện kỹ thuật chụp XQ cổ tay tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trên đây là những thông tin cơ bản về kỹ thuật, quy trình chụp X quang cổ tay. Hy vọng rằng người bệnh khi cần thực hiện chụp X quang cổ tay có thể nắm rõ hơn các thông tin liên quan, về quy trình thực hiện, chỉ định và chống chỉ định cũng như những điều cần lưu ý khác. Đồng thời, người bệnh cần lưu ý lựa chọn cơ sở y tế uy tín, sở hữu máy chụp X quang cổ tay hiện đại để việc thực hiện mang lại kết quả tốt.