//= SITE_URL ?>
Người bệnh cần biết cách thử tiểu đường tại nhà nhằm theo dõi chỉ số đường huyết, kiểm soát tốt bệnh, phòng ngừa biến chứng có thể gây hại đến tính mạng.
Người bệnh tự theo dõi lượng đường trong máu góp phần rất quan trọng trong điều trị. Với cách kiểm tra đường huyết thường xuyên tại nhà, thông qua các chỉ số (đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn,…), người bệnh có thể thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống để duy trì lượng glucose ở mức ổn định. Nhờ việc ý thức sức khỏe, người bệnh đái tháo đường sẽ ngừa được các biến chứng ảnh hưởng đến các bộ phận như: mắt, tim, tổn thương thận, thần kinh, hôn mê đái tháo đường (một tình trạng cấp cứu với biến chứng nghiêm trọng, có khả năng đe dọa tính mạng ở người bệnh đái tháo đường type 1, 2).
Đối với người bình thường, chỉ số đường huyết ở những thời điểm khác nhau sẽ khác nhau:
Trường hợp nằm trong nhóm đối tượng dưới đây, bạn cần kiểm tra thường xuyên việc đo đường huyết tại nhà:
Nếu quản lý tốt cách đo đường huyết tại nhà, người bệnh không chỉ ngừa được các biến chứng đái tháo đường mà còn xử lý kịp các tình huống khẩn cấp do bệnh tiểu đường gây ra như hạ đường huyết, tăng đường huyết,…. (1)
Thói quen kiểm tra đường huyết kiểm soát bệnh tiểu đường còn giúp bạn nhận lại nhiều lợi ích khác:
Thực hiện theo đúng các bước để kết quả chính xác.
Chỉ số đường huyết mao mạch bình thường ở từng nhóm người cụ thể như sau: (2)
Người bệnh cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, vận động và nghỉ ngơi phù hợp nhằm cải thiện tình trạng; phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
Căn cứ vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường sẽ khuyên nên thực hiện thử tiểu đường tại nhà với tần suất và thời gian tương ứng. Nếu người bệnh sử dụng insulin nhiều hơn một lần mỗi ngày hoặc sử dụng máy tiêm insulin, bác sĩ sẽ khuyên kiểm tra lượng đường trong máu ít nhất 3 lần mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn cần kiểm tra đường huyết tại nhà nếu thuộc một trong những đối tượng sau:
Thực hiện các cách thử tiểu đường tại nhà nhằm theo dõi lượng đường trong máu của người bệnh mỗi ngày. Tuy nhiên, việc làm này không thể thay thế những xét nghiệm tại bệnh viện.
Thạc sĩ, bác sĩ Quỳnh Trâm – Khoa Nội tiết Đái tháo đường BVĐK Tâm Anh TP HCM đang thăm khám cho người bệnh.
Do đó, người bệnh cần tuân theo lịch hẹn hay chỉ định xét nghiệm của bác sĩ. Điều này nhằm xác định hiệu quả kiểm soát bệnh tiểu đường của người bệnh. Hơn nữa, căn cứ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ cũng sẽ đưa lời khuyên về tần suất thực hiện xét nghiệm tại nhà và chỉ số đường huyết người bệnh cần đạt được.
Ngoài ra, nếu thấy bất kỳ những dấu hiệu tiểu đường nào dưới đây, người bệnh cũng nên đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm cần thiết:
Những người có các yếu tố nguy cơ cao cũng nên cân nhắc việc kiểm tra bệnh tiểu đường ngay cả khi không xuất hiện các triệu chứng. Nhóm người này bao gồm:
Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh là đơn vị thăm khám và điều trị các bệnh về Nội tiết – Đái tháo đường. Với đội ngũ chuyên gia và bác sĩ đầu ngành, giỏi nghề, giàu kinh nghiệm, lại được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại hàng đầu sẽ đem lại hiệu quả cao và giảm chi phí cho người bệnh.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Ngoài ra, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị những người trên 45 tuổi nên kiểm tra lượng đường trong máu bằng cách thử tiểu đường tại nhà thường xuyên. Điều này giúp thiết lập cơ sở cho lượng đường trong máu của bản thân và xác định khả năng phát triển bệnh (nếu có). Hiện nay, nhiều người bệnh cũng theo dõi đường huyết liên tục tại nhà bằng máy real time và flash cho thuận tiện.