Co giật là một biểu hiện hoạt động phóng điện của nhiều tế bào thần kinh ở vỏ não xảy ra một cách đồng thời, thoáng qua và không kiểm soát được. Bài viết dưới đây chia sẻ cách sơ cứu người bị co giật an toàn, đúng trình tự từng bước.
Một số trường hợp co giật chỉ là triệu chứng xảy ra trong quá trình bệnh của một bệnh thần kinh hoặc một bệnh nội khoa nào đó và không tái lại một khi những bệnh lý này được giải quyết. Động kinh là một rối loạn mạn tính, biểu hiện đặc trưng bởi những cơn co giật lặp đi lặp lại mà điển hình là không dự đoán được, không cần yếu tố thúc đẩy. Hầu hết động kinh là vô căn. Những nguyên nhân khác của động kinh: chấn thương, u não, bệnh não chu sinh, dị dạng não bẩm sinh, các nhiễm trùng thần kinh, đột quỵ, các rối loạn thoái hóa thần kinh. Tuổi khởi phát động kinh có thể phản ánh nguyên nhân: động kinh ở trẻ em thường là vô căn, dị dạng bẩm sinh hoặc do các rối loạn phát triển hệ thần kinh; ở người lớn tuổi thường do đột quỵ, thoái hóa não hoặc do u não.
Các rối loạn nội khoa phổ biến gây co giật (không phải động kinh): hạ canxi máu, hạ natri máu, các rối loạn chuyển hóa porphyrin, thiếu oxy não, tăng đường huyết, hạ đường huyết, suy thận giai đoạn nặng, sốt cao, phản ứng thuốc, các tình trạng ngừng sử dụng rượu, thuốc cũng có thể gây co giật.
Co giật thường có các triệu chứng khác nhau, dưới đây là các dấu hiệu người bị co giật cần sơ cứu ngay. (1)
Còn gọi là co giật một phần và co giật cục bộ, là cơn động kinh chỉ ảnh hưởng đến một phần trong não có hoạt động bất thường như cánh tay bắt đầu cử động hoặc mặt bắt đầu co giật. Các cơn co giật xuất hiện ở 1 phần mặt hoặc tứ chi. Người bệnh có thể tỉnh táo, nhận thức được nhưng không thể kiểm soát, nhìn khoanh vùng hoặc nhìn chằm chằm khi cơn động kinh trở nên phức tạp. Khi hết cơn co giật, người bệnh không nhớ những điều đã xảy ra.
Đa số cơn động kinh này xuất hiện đột ngột, người bệnh mất ý thức hoàn toàn, trải qua 3 giai đoạn:
Động kinh toàn thể rất nguy hiểm vì người bệnh không nhận thức được môi trường xung quanh, không thể tự bảo vệ bản thân. Các cử động đập mạnh không kiểm soát được trong cơn co giật có thể dẫn đến chấn thương.
Các cơn co giật nhẹ hơn như: nhìn chằm chằm, run tay hoặc chân trong thời gian ngắn, người bệnh đang ở trong trạng thái như mộng du nên cần được hướng dẫn tránh xa cầu thang, cạnh bàn… gây nguy hiểm.
Một số người trước khi phát bệnh thường có các dấu hiệu như: ảo giác, chóng mặt, thay đổi thị giác, vị giác, khứu giác.
Khi cơ bắp co thắt dữ dội, người bệnh có thể cắn lưỡi, nghiến răng, không kiểm soát được tiểu tiện, khó thở hoặc ngừng thở, da xanh, mặt tím tái.
Một số trẻ xuất hiện cơn co giật do sốt cao thường thèm theo sốt cao tại thời điểm giật.
Sau cơn co giật, người bệnh sẽ biểu hiện đáp ứng chậm, lú lẫn hoặc rơi vào trạng thái ngủ.
Sau cơn co giật nên kiểm tra nạn nhân còn thở, còn đáp ứng không. Nếu nạn nhân không đáp ứng khi lay gọi (không có bất cứ cử động hoặc âm thanh nào đáp ứng lại), không thở hoặc thở ngáp, cần thực hiện hô hấp nhân tạo. Hãy ở lại với người bệnh khi đội cấp cứu đến đưa nạn nhân đi.
Nếu người bệnh tự cắn lưỡi hoặc môi chảy máu, dùng gạc/khăn sạch ép vào vết thương hoặc ép vào vết thương (nếu vết thương ở bên trong miệng) cho đến khi vết thương ngưng chảy máu.
Sau cơn co giật, người nhà luôn bên cạnh bệnh nhân cho đến khi trở về cuộc sống bình thường.
Nếu người bệnh lên cơn khi vẫn đang dùng thuốc chống co giật nên gọi cho bác sĩ để điều chỉnh liều thuốc.
Khi người bệnh bị co giật, cần lưu ý những việc không nên làm sau đây trong quá trình sơ cứu nạn nhân co giật để tránh nguy hiểm đến tính mạng:
Người bệnh nên lưu ý một số điều sau đây để chăm sóc bản thân, phòng ngừa co giật tái phát như:
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được đầu tư trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ nhân viên y tế, bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn giúp người bệnh được cấp cứu nhanh chóng, chính xác. Các bác sĩ khoa Cấp cứu tại Tâm Anh luôn túc trực 24/7 để kịp thời cấp cứu người bệnh trong trường hợp khẩn cấp.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Khi phát hiện người bị co giật, cần bình tĩnh để áp dụng đúng cách sơ cứu người bị co giật để không gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh và gọi ngay bác sĩ cấp cứu.