Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng là vấn đề tiêu hóa không thể xem nhẹ; nếu không có biện pháp điều trị đúng cách sẽ dẫn tới mất máu cấp, truỵ tim mạch, đe dọa tính mạng.
Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng (xuất huyết/chảy máu dạ dày) là tình trạng chảy máu bắt nguồn từ các vết loét, vị trí bị viêm trên thành dạ dày – tá tràng. Khi bị xuất huyết, người bệnh thường xuyên cảm thấy đau rát vùng thượng vị, đau bụng, buồn nôn, ợ nóng/ợ chua hoặc nôn ói/đi ngoài ra phân đen hoặc đi ra máu sẫm. Do bị mất máu nên người bệnh cũng sẽ có tình trạng hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, người bệnh có thể đối mặt tình trạng nguy kịch đến sinh mạng do mất máu nghiêm trọng.
Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng không phải là biểu hiện mà chúng ta có thể xem nhẹ. Đây có thể là cảnh báo cho nhiều vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng. Chảy máu dạ dày hay tá tràng ở mức độ nặng có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó có các biến chứng nguy hiểm có khả năng ảnh hưởng tới tính mạng.
Khi vết viêm hoặc ổ loét không được điều trị sẽ có nguy cơ gây thủng dạ dày – tá tràng, nặng hơn nữa là biến chứng thành ung thư. Không chỉ thế mà tác hại của xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng còn ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều cơ quan nội tạng xung quanh; thường gặp hàng đầu như là lây lan tình trạng viêm.
Bệnh xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Câu trả lời là có!
Nếu bệnh kéo dài, không điều trị kịp thời hoặc đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng hoạt động của dạ dày, tá tràng nói riêng và toàn bộ hệ tiêu hóa nói chung. Trong đó nghiêm trọng nhất là nguy cơ dẫn tới mất máu đe dọa an toàn tính mạng của người bệnh.
Nếu tình trạng nhẹ và tự khỏi nhưng tái phát nhiều lần dẫn đến thiếu máu mạn tính. Thiếu máu mạn làm cơ thể suy nhược và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống; hoặc ảnh hưởng đến bệnh lý đi kèm, làm nặng thêm tình trạng bệnh như bệnh tim, phổi, thận, não…(2)
Có không ít nguyên nhân dẫn tới xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng, liên quan tới ăn uống, thần kinh. Cụ thể bao gồm:
Chế độ ăn uống tiêu thụ nhiều chất béo, ăn không đúng bữa, ăn quá no/ nhịn đói, sử dụng thực phẩm kém vệ sinh, dùng nhiều bia rượu hoặc chất kích thích… sẽ khiến dạ dày và tá tràng bị ảnh hưởng xấu dẫn tới nguy cơ bị viêm, bị loét tăng cao.(3)
Nhiễm khuẩn HP (H.Pylori) là nguyên nhân hàng đầu gây loét dạ dày. Nhiễm khuẩn HP thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh.(1)
Không liên quan tới tiêu hóa nhưng các yếu tố thần kinh như căng thẳng, lo lắng quá mức hay stress/ trầm cảm cũng có khả năng tác động tới hoạt động tiêu hóa. Đau dạ dày, viêm loét hoặc chảy máu dạ dày, tá tràng là các tình trạng thường gặp phải.
Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm hay có thành phần corticoid nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương lớp niêm mạc dạ dày. Các loại thuốc này khiến việc tổng hợp prostaglandin – có vai trò bảo vệ tế bào dạ dày – bị ức chế. Một khi prostaglandin bị ức chế sẽ khiến dạ dày giảm lưu thông máu tới niêm mạc dẫn tới các vấn đề như xung huyết. Các thuốc điều trị chống hay phòng ngừa huyết khối cũng có thể gây xuất huyết tiêu hóa!
Để phát hiện ra bệnh và điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng, người bệnh cần tới những cơ sở y tế uy tín, chuyên khoa tiêu hóa để thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra liệu có tình trạng mất máu đang diễn tiến, mức độ mất máu, tìm vị trí máu chảy và xử lý cầm máu. Xét nghiệm tình trạng nhiễm khuẩn HP hay không. Các xét nghiệm đó có thể là kiểm tra hơi thở ure, xét nghiệm máu… Nếu dương tính, người bệnh cần phải điều trị để loại bỏ vi khuẩn này để vừa chữa lành vết loét vừa phòng ngừa bệnh quay trở lại.
Ngoài xét nghiệm HP, người bệnh còn cần phải nội soi ở thời điểm thích hợp và xử lý cầm máu nếu cần thiết như chích xơ cầm máu, kẹp clip cầm máu, đốt điện cầm máu…
Một số loại thuốc có thể được sử dụng trong phác đồ điều trị bao gồm thuốc kháng tiết axit, thuốc trung hòa axit dịch vị, thuốc băng niêm mạc hoặc các sản phẩm hỗ trợ nuôi dưỡng/ phục hồi niêm mạc. Đối với những người có vấn đề về thần kinh căng thẳng cũng có thể được kê thêm thuốc an thần. Một khi đã dùng thuốc, người bệnh cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ; tránh tùy tiện ngưng/bỏ thuốc giữa chừng sẽ khiến bệnh khó dứt điểm và dễ tái phát.
Thêm vào đó tùy thuộc vào lượng máu chảy và tình trạng cầm máu, người bệnh có thể cần truyền dịch hoặc truyền máu. Trong quá trình này nếu người bệnh đang dùng các thuốc kháng kết tập tiểu cầu (aspirin, clopidogrel, ticagreclor…), thuốc chống đông (Warfarin, acenocoumarol, rivaroxaban, dabigatran…) hoặc thuốc chống viêm không steroid thì sẽ cần tạm ngưng.
Trong và sau thời gian điều trị, người bệnh cũng cần chú ý thay đổi một số thói quen sinh hoạt không tốt cho dạ dày như:
Ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe dạ dày. Nhận biết được các thực phẩm tốt và không tốt cho tình trạng loét dạ dày sẽ góp phần hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng.
Thực phẩm nên ăn khi bị xuất huyết dạ dày:
Thực phẩm không nên ăn sau khi bệnh nhân về nhà:
Thực phẩm hạn chế:
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…). Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Nguy cơ biến chứng xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng có thể xảy ra ở mọi bệnh nhân, tình trạng chảy máu càng kéo dài sẽ càng gây nhiều ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Nếu gặp bất cứ triệu chứng bất thường nào kéo dài liên quan tới đau bụng, nôn ói/ đi ngoài ra phân có màu đen hoặc có máu thì cần nghĩ tới nguy cơ bị xuất huyết dạ dày để có kiểm tra và phát hiện kịp thời. Quan trọng hơn là người bệnh nên tìm đến các cơ sở uy tín để có thể điều trị một cách hiệu quả cao nhất.