Hội chứng thận hư xảy ra khi thận bị tổn thương. Nếu không được chẩn đoán sớm và có hướng can thiệp kịp thời, có thể gây ra các biến chứng hội chứng thận hư nguy hiểm.
Tổng quan về hội chứng thận hư
Hội chứng thận hư xảy ra khi những cầu thận bị tổn thương. Tổn thương này dẫn đến protein (bình thường được giữ lại trong huyết tương) rò rỉ vào nước tiểu với lượng lớn. Tình trạng này làm giảm lượng protein trong máu của người bệnh. (1)
1. Nguyên nhân
Hội chứng thận hư có thể xuất hiện do những tổn thương tại thận gọi là hội chứng thận hư nguyên phát. Các nguyên nhân hội chứng thận hư nguyên phát gồm bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu, xơ hóa cầu thận ổ cục bộ, bệnh cầu thận màng, bệnh cầu thận màng tăng sinh, bệnh cầu thận tăng sinh gian mạch.
Ngoài ra, hội chứng này còn có thể do các nguyên nhân thứ phát. Các nguyên nhân này hiếm gặp ở trẻ em, phổ biến ở người lớn. Những nguyên nhân thứ phát gồm đái tháo đường, tiền sản giật, lupus, thoái hóa tinh bột, viêm gan B và C, HIV.
Một số ung thư được phát hiện sau khi phát hiện hội chứng thận hư cho thấy hội chứng thận hư có thể có mối liên hệ với ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt và đa u tủy xương. Một số loại thuốc như thuốc điều trị nhiễm trùng và thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) cũng có liên hệ với hội chứng thận hư.
2. Triệu chứng
Phần lớn người bệnh hội chứng thận hư không có triệu chứng đau. Tuy nhiên, sự tích nước trong cơ thể có thể ảnh hưởng tới cuộc sống. Một số triệu chứng thường gặp gồm:
Phù: Tình trạng phù nề nghiêm trọng, đặc biệt là tại khu vực quanh mắt, bàn chân và mắt cá chân.
Hội chứng thận hư là tình trạng phức tạp. Hội chứng này có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng như: (2)
1. Tràn dịch màng
Đây là tình trạng dịch trong cơ thể len lỏi khắp nơi gây phù, sau đó tràn dịch đa màng gồm cổ trướng (tràn dịch màng bụng), tràn dịch màng tinh hoàn, tràn dịch màng phổi, thậm chí là tràn dịch màng tim.
2. Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu
Lượng protein trong máu giảm, khiến gan phải tăng cường chức năng tổng hợp lipoprotein để bù đắp, làm lipid huyết tăng.
3. Tắc mạch do huyết khối (cục máu đông)
Albumin máu khi giảm nặng sẽ dẫn tới tắc tĩnh mạch thận cấp hoặc mạn. Ngoài ra, một số trường hợp có thể bị tắc động mạch và tĩnh mạch chậu, hoặc hiếm gặp hơn là tắc mạch phổi.
4. Suy thận cấp hoặc suy thận mạn
Hội chứng thận hư khiến cơ thể mất albumin máu, gây giảm áp lực keo trong máu. Tình trạng này làm suy giảm chức năng của thận. Đây là biến chứng thường gặp, rất nguy hiểm. Khi tiến triển nghiêm trọng, người bệnh có thể cần chạy thận nhân tạo hoặc thay thận.
5. Đái máu đại thể hoặc vi thể
Đây là tình trạng khi xét nghiệm nước tiểu có hồng cầu, hoặc người bệnh nhìn thấy nước tiểu có màu nâu hoặc đỏ. Tình trạng này là do thận bị tổn thương gây thoát hồng cầu qua nước tiểu. Đôi khi tiểu máu có thể do tắc động mạch hoặc tĩnh mạch thận là biến chứng của hội chứng thận hư.
6. Suy dinh dưỡng
Hội chứng thận hư sẽ khiến lượng protein mất quá nhiều qua nước tiểu. Theo thời gian, tình trạng này sẽ làm cơ thể suy kiệt.
7. Một số biến chứng xảy ra do các tác dụng phụ của các thuốc điều trị hội chứng thận hư: (3)
7.1 Nhiễm trùng
Điều trị hội chứng thận hư với corticoid và thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn tới cơ thể dễ bị nhiễm trùng nặng, khó kiểm soát. Những nhiễm khuẩn cấp và mạn thường gặp là viêm mô tế bào, viêm phúc mạc.
7.2 Loét dạ dày tá tràng, loãng xương
Những biến chứng kéo theo này xuất phát từ một số tác dụng phụ của những loại thuốc trong phác đồ điều trị hội chứng thận hư.
7.3 Đái tháo đường thứ phát, rối loạn tâm thần, hội chứng giả cushing…
Hội chứng thận hư có thể dẫn tới tình trạng tăng huyết áp
Phương pháp điều trị hội chứng thận hư
1. Điều trị đặc hiệu
Đối với đợt phát bệnh đầu tiên, ở giai đoạn tấn công, bác sĩ thường chỉ định người bệnh sử dụng prednisolone (nhóm corticoid). Nếu đáp ứng điều trị (xét nghiệm nước tiểu 24 giờ không thấy protein niệu, hay nếu còn chỉ ở dạng vết), người bệnh sẽ được tiếp tục điều trị với prednisolone giảm dần cho tới khi bệnh ổn định.
Nếu không đáp ứng với prednisolone, người bệnh có thể được chỉ định tiến hành sinh thiết thận. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả mô bệnh học để xác định hướng điều trị tiếp theo.
Khi điều trị đợt tái phát, đối với thể ít tái phát (dưới 1 lần trong 6 tháng), người bệnh áp dụng điều trị tương tự đợt đầu. Với thể hay tái phát (2 lần hoặc nhiều hơn số lần tái phát trong 6 tháng) hoặc phụ thuộc vào corticoid, người bệnh sẽ dùng liều tấn công tương tự đợt đầu tới khi hết tình trạng protein niệu.
Sau đó, người bệnh nhân dùng liều duy trì kéo dài. Có những trường hợp hội chứng thận hư phụ thuộc corticoid và người bệnh phải dùng thuốc kéo dài rất nhiều năm mà không thể dừng thuốc.
Các thuốc ức chế miễn dịch được chỉ định trong những trường hợp điều trị hội chứng thận hư hay tái phát, phụ thuộc, kháng thuốc hay xuất hiện triệu chứng ngộ độc corticoid.
Dù người bệnh ở thể đáp ứng thuốc, kháng thuốc hay phụ thuộc thuốc thì việc thăm khám thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ tái phát, hoặc nguy cơ sử dụng quá liều thuốc. Người bệnh tránh tự ý thay đổi liều thuốc, bỏ thuốc hoặc sử dụng một liều thuốc trong một thời gian dài mà không có ý kiến của bác sĩ.
2. Điều trị triệu chứng
Ở giai đoạn đầu, người bệnh hội chứng thận hư chưa đáp ứng với điều trị đặc hiệu, những biện pháp điều trị triệu chứng khi đó có thể là cần thiết. Những lựa chọn điều trị triệu chứng với trường hợp này gồm:
Giảm phù: Ở giai đoạn phù nặng, người bệnh nên ăn nhạt tuyệt đối. Giai đoạn phù ít chỉ cần ăn nhạt tương đối. Ăn nhạt tương đối là mỗi ngày bổ sung lượng muối khoảng 5g. Người bệnh cần lưu ý là nước mắm, mì chính cũng chứa một lượng muối nhất định.
Sử dụng thuốc lợi tiểu theo đúng chỉ định từ bác sĩ.
Hạn chế ăn đạm do giai đoạn này lượng đạm mất qua nước tiểu nhiều, ăn nhiều đạm sẽ dẫn tới xơ hóa cầu thận. Nếu chức năng thận bình thường, người bệnh hội chứng thận hư có thể ăn mỗi ngày khoảng 300 g thịt cá (0,8-1 g đạm/kg/ngày, mỗi lạng thịt cho trung bình 20 g đạm)
Truyền plasma, albumin là cách bù đạm tốt nhất, truyền albumin khi xét nghiệm albumin máu dưới 20 g/l.
Hạ huyết áp: Các biện pháp giảm huyết áp trung bình hay ít nhất là giảm huyết áp tâm thu sẽ giúp bảo vệ thận. Nhóm thuốc hạ áp thường được chỉ định là nhóm ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể angiotensin II, do nhóm thuốc này có khả năng làm giảm protein niệu.
Khi có nhiễm khuẩn sẽ dùng kháng sinh.
Dùng một số thuốc khác như vitamin D3, canxi, những yếu tố vi lượng… Biện pháp này có thể hạn chế tác dụng phụ của corticoid và hậu quả của mất protein qua nước tiểu.
Người bệnh nên làm gì khi phát hiện mình mắc hội chứng thận hư?
Điều trị hội chứng thận hư rất phức tạp. Điều trị đòi hỏi phải kiểm soát tốt những triệu chứng của bệnh, chữa trị được những nguyên nhân gây bệnh và tránh những biến chứng từ thuốc. Vì thế, người bệnh khi được chẩn đoán mắc hội chứng thận hư cần lưu ý những điều sau đây:
Tuân thủ chỉ định điều trị từ bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc, thay đổi liều thuốc. Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học và lành mạnh.
Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, ăn ít mỡ, ăn ít đường.
Tuyệt đối kiêng dùng muối, mì chính, nước tương, nước mắm… trong mỗi bữa ăn trong giai đoạn bệnh chưa ổn định
Bổ sung vitamin và khoáng chất từ rau xanh, trái cây. Người bệnh nên thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày những loại thực phẩm chứa lượng canxi dồi dào.
Những loại thuốc điều trị như corticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau… cần được sử dụng đúng cách. Những thuốc này khi được dùng đúng liều lượng sẽ giúp bệnh thuyên giảm nhanh, rút ngắn thời gian điều trị.
Không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia hoặc những chất kích thích.
Khi phù nhiều thì hạn chế lượng nước uống vào
Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.
Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường, TS.BSCC Mai Thị Hiền, Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, BS.CKII Đinh Cẩm Tú, BS.CKII Ngô Đồng Dũng, BS.CKII Võ Thị Kim Thanh ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…
Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu.
Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:
Gọi tổng đài 0287 102 6789 – 093 180 6858 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh
Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.
Biến chứng hội chứng thận hư thật sự nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Tình trạng này diễn biến theo từng đợt. Điều trị kịp thời và đúng cách giúp bệnh thuyên giảm hoàn toàn. Tuy vậy, do bệnh thường tái phát, người bệnh cần được theo dõi điều trị lâu dài trong nhiều năm.