Chlamydia là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Bệnh gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí vô sinh nếu không điều trị kịp thời. Vậy bệnh Chlamydia là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa ra sao? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
Chlamydia là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, riêng Hoa Kỳ có gần 3 triệu người mắc Chlamydia hàng năm, phổ biến từ 14 – 24 tuổi. (1)
Bệnh Chlamydia xảy ra ở cả nam và nữ. Nam giới có thể nhiễm Chlamydia ở niệu đạo (bên trong dương vật), trực tràng hoặc cổ họng. Phụ nữ nhiễm Chlamydia ở cổ tử cung, trực tràng hoặc cổ họng. Chlamydia không khó điều trị, tuy nhiên, nếu không phát hiện và thăm khám kịp thời, bệnh có thể gây các biến chứng nghiêm trọng.
Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính lây truyền bệnh Chlamydia. Một người mắc Chlamydia có thể lây bệnh sang bạn tình của mình, thông qua quan hệ tình dục bằng đường hậu môn, miệng hoặc âm đạo.
Bạn tình càng nhiều, nguy cơ lây nhiễm bệnh càng cao. Bên cạnh đó, Chlamydia có thể lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai hoặc dùng chung đồ chơi tình dục với người nhiễm bệnh.
Đa số người nhiễm bệnh Chlamydia giai đoạn đầu đều không có dấu hiệu hay triệu chứng rõ rệt. Ngay cả khi xuất hiện, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thường rất nhẹ nên dễ bỏ qua. Thời gian sau, khi triệu chứng dần hiện rõ, bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cấp tính. (2)
3. Các dấu hiệu khác:
Bệnh Chlamydia do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây nên. Đây là vi khuẩn nội tế bào, có tốc độ tăng trưởng và sinh sản nhân đôi rất nhanh. Chlamydia có 3 biến thể khác nhau về biểu hiện lâm sàng và sinh học: (3)
Chlamydia trachomatis là vi khuẩn đặc biệt, ký sinh bắt buộc trong tế bào sống, hình cầu, có kích thước trung gian giữa vi khuẩn và virus do hệ thống gen di truyền. Vì vậy, có thể xếp chlamydia trachomatis vào nhóm virus hoặc vi khuẩn. Chlamydia trachomatis chứa trong dịch tiết ở âm đạo, niệu đạo, cổ tử cung.
Bệnh Chlamydia lây lan từ hoạt động quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng và hậu môn. Dịch trong âm đạo hoặc tinh dịch chứa vi khuẩn chlamydia trachomatis truyền từ người bệnh sang người bình thường. Phụ nữ mang thai có thể lây truyền Chlamydia sang con trong khi sinh.
Một số cách làm lây truyền bệnh Chlamydia:
Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm Chlamydia:
Chlamydia là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) năm 2018 cho biết, có khoảng 4 triệu trường hợp nhiễm Chlamydia được ghi nhận tại nước này. (4)
Trong đó, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới, gặp nhiều từ 15 – 24 tuổi. Cứ 20 phụ nữ trẻ hoạt động tình dục có 1 người mắc Chlamydia. Ngoài ra, một số đặc điểm nhân khẩu học như: tuổi tác, giới tính và chủng tộc có thể ảnh hưởng đến việc mắc bệnh Chlamydia.
Có! Chlamydia giai đoạn đầu không có dấu hiệu hay triệu chứng rõ ràng, vì vậy, bệnh thường bị bỏ qua. Sau phát hiện lại điều trị ở giai đoạn muộn, lúc này bệnh đã xuất hiện biến chứng.
Một số biến chứng thường thấy:
Xem chi tiết: Chlamydia có nguy hiểm không? 6 biến chứng nghiêm trọng
Nên làm gì khi phát hiện nhiễm Chlamydia?
Cần phân biệt Chlamydia với các bệnh lây qua đường sinh dục khác như: lậu, nấm Candida,… bởi các triệu chứng thường có những điểm giống và khác nhau, rất khó để chẩn đoán chính xác. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần nhanh chóng đến bệnh viện để được tư vấn, kiểm tra và điều trị kịp thời.
Khi có bất cứ triệu chứng nghi ngờ, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm, sớm chẩn đoán, điều trị để tăng cơ hội chữa khỏi bệnh, giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm. Một số xét nghiệm được dùng để chẩn đoán bệnh Chlamydia bao gồm:
Chlamydia có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, đừng ngưng dùng thuốc sau khi các triệu chứng được cải thiện, thay vào đó nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, điều trị dứt điểm, tránh tái phát bệnh.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
Chlamydia có thể chữa khỏi, tuy nhiên không vì thế mà chủ quan với căn bệnh này. Cách phòng ngừa tốt nhất là không quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng. Không sử dụng đồ chơi tình dục. Nếu phát sinh quan hệ tình dục, cần lưu ý một số điều sau:
7 – 21 ngày. Thời gian ủ bệnh của Chlamydia được tính từ lúc bệnh nhân tiếp xúc với vi khuẩn chlamydia trachomatis, cho đến khi các triệu chứng biểu hiện rõ ra bên ngoài.
Không! Bệnh Chlamydia không thể tự biến mất. Nếu không được phát hiện và sớm điều trị, bệnh có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe cho bản thân. Đồng thời, lây nhiễm Chlamydia cho người khác, khiến họ có nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.
Có! Chlamydia không được điều trị có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bệnh gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như: viêm vùng chậu, nhiễm trùng tuyến tiền liệt, thai ngoài tử cung, thậm chí vô sinh ở nam và nữ,…
1 hoặc 2 tuần! Chlamydia sẽ biến mất trong vòng 1 hoặc 2 tuần. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tái lại. Do đó, tuyệt đối không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị để tránh tái nhiễm bệnh.
Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM có các dịch vụ điều trị bệnh cao cấp, chuyên sâu. Với trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, BVĐK Tâm Anh luôn mang đến những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tận tâm, chất lượng, hiệu quả cho người bệnh.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Những thông tin hữu ích từ bài viết trên sẽ giúp hiểu thêm về bệnh Chlamydia, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và biện pháp phòng ngừa. Do đó, ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, lên phác đồ điều trị, nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm.