Viêm môi cơ địa rất phổ biến, cứ 10 người sẽ có 1 người bị viêm môi cơ địa ít nhất một lần trong đời. Vậy viêm môi cơ địa là gì? Hãy tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách chữa trị để bảo vệ cho đôi môi của bạn và những người thân yêu, giúp giữ gìn nét thanh xuân và nâng cao chất lượng đời sống.
Viêm môi cơ địa (bệnh chàm môi) là tình trạng môi bị viêm hoặc kích ứng, làm cho da môi khô, bong vảy, nứt nẻ và làm người bệnh đau đớn. Bệnh nghiêm trọng hơn nhiều so với tình trạng môi khô nứt nẻ và đôi khi liên quan đến viêm môi dị ứng. Môi nứt nẻ thường chỉ xảy ra tạm thời nhưng chàm môi lại là bệnh mạn tính.
Viêm môi cơ địa cũng có thể là phản ứng của cơ thể với chất gây kích ứng, chẳng hạn như kem đánh răng hoặc son dưỡng môi. Bệnh còn do viêm da cơ địa từ những vùng khác trên cơ thể lan đến môi. (1)
Dưới đây là các nguyên nhân gây ra viêm môi cơ địa: (2)
Viêm môi cơ địa có thể ảnh hưởng đến 1 hoặc cả 2 môi hoặc lan ra vùng da quanh miệng. Rất hiếm trường hợp bệnh lan đến niêm mạc môi. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, sau đó các triệu chứng bùng phát và tiến triển nặng. Các triệu chứng phổ biến của viêm môi cơ địa bao gồm:
Có. Người bị viêm môi cơ địa dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm virus, làm viêm mô tế bào, bệnh về da do virus (Eczema herpeticum), u mềm lây (Molluscum contagiosum), ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe tinh thần, gây bong da và có nguy cơ để lại sẹo làm mất thẩm mỹ cũng như giảm tự tin ở người bệnh. (3)
Gặp bác sĩ ngay nếu gặp 1 hoặc các trường hợp sau đây:
Một số chủ đề liên quan có thể bạn quan tâm: Viêm môi, viêm môi dị ứng, viêm môi tróc vảy, viêm môi u hạt
Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng môi và kiểm tra các vùng da bị kích ứng hoặc bị viêm khác. Bằng cách hỏi thăm tiền sử bệnh tật khi khám sức khỏe, bao gồm bất kỳ phản ứng dị ứng nào người bệnh từng gặp, người thân trong gia đình có tiền sử viêm da cơ địa hoặc các tình trạng dị ứng da khác, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh thực hiện 1 hoặc vài xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán viêm da cơ địa ở môi.
Nên dừng ngay các thói quen như liếm hoặc cắn môi khi bị viêm da cơ địa, tránh dùng các chất kích thích như son môi. Sau đây là các cách dưỡng môi được bác sĩ khuyên dùng:
Trường hợp bị viêm môi cơ địa nặng thì dùng steroid dạng viên uống hoặc kem hoặc thuốc mỡ bôi da theo toa thuốc chuyên biệt được bác sĩ kê đơn để ngăn các triệu chứng dị ứng tiến triển.
Rất khó ngăn ngừa bệnh chàm phát triển trên môi trong trường hợp người bệnh mắc viêm da cơ địa ở những vùng khác trên cơ thể. Tuy nhiên, những cách sau sẽ làm giảm nguy cơ viêm môi cơ địa:
Không. Nền y học hiện nay vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị dứt điểm cho bệnh viêm môi cơ địa. Vì vậy khi có các dấu hiệu của viêm môi cơ địa bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da. Bác sĩ sẽ kê toa kem steroid hoặc các loại thuốc khác và lên phác đồ điều trị bệnh thích hợp.
Không. Viêm môi cơ địa không phải là bệnh lây nhiễm và không truyền từ người này sang người khác, dù thông qua con đường trực tiếp hay gián tiếp.
Có. Bệnh có thể tự khỏi ngay cả khi không chữa trị, tuy nhiên bệnh dễ tái phát. Ở trẻ em, mức độ viêm môi cơ địa sẽ tỉ lệ nghịch với độ tuổi, có nghĩa là tình trạng viêm sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên.
Viêm môi cơ địa có khả năng trở thành bệnh mạn tính nếu người bệnh không được quan tâm được chăm sóc y tế thường xuyên và không tự hạn chế các thói quen sinh hoạt có hại. Vì vậy, ngay khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để được tư vấn liệu trình điều trị thích hợp.
Viêm môi cơ địa có khả năng trở thành bệnh mạn tính nếu người bệnh không được quan tâm được chăm sóc y tế thường xuyên và không tự hạn chế các thói quen sinh hoạt có hại
Khi bị viêm môi cơ địa, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm sau vào chế độ ăn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp chống viêm:
Một số loại thực phẩm phổ biến có thể gây bùng phát bệnh gồm: trái cây họ cam quýt, sữa, trứng, lúa mì/gluten, đậu nành, cà chua và một số loại hạt. Để xác định chính xác loại thực phẩm khiến bệnh bùng phát, hãy thử loại bỏ một trong những loại thực phẩm dễ gây bệnh trong 14 ngày và sau đó đưa trở lại chế độ ăn uống để xem cách cơ thể phản ứng với chúng.
Giữ ẩm cho môi bằng kem, son dưỡng có thể giúp kiểm soát tình trạng ngứa và khô môi. Nên thoa vào ngay sau khi tắm hoặc sau khi rửa mặt sẽ hỗ trợ môi hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Các sản phẩm có chứa 1% hydrocortisone có tác dụng giảm viêm. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng histamine để giảm ngứa và thuốc kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng môi sẽ giúp môi nhanh lành và ngăn ngừa bệnh bùng phát.
Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM quy tụ các bác sĩ và chuyên gia y tế hàng đầu luôn tận tâm, chu đáo với bệnh nhân và nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh da liễu như vảy nến, viêm da cơ địa, chàm, mề đay, dị ứng,… Bệnh viện đầu tư đồng bộ hệ thống máy móc hiện đại, nhập khẩu chính hãng từ các nước Âu – Mỹ, kết hợp cùng các phòng thủ thuật riêng biệt, vô trùng, sạch sẽ giúp điều trị tối ưu.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Viêm môi cơ địa không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ, làm người bệnh mất tự tin và suy giảm chất lượng cuộc sống. Không chỉ vậy, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng gây nhiễm trùng hoặc để lại sẹo cho người bệnh. Chính vì thế khi bị viêm môi cơ địa, người bệnh nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để được tư vấn liệu trình điều trị hợp lý.