Viêm đường hô hấp trên là bệnh theo mùa, bùng phát mạnh mẽ vào mùa lạnh, thời tiết hanh khô. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, người lớn tuổi, có hệ miễn dịch suy yếu… và có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách.
Đường hô hấp trên gồm xoang, đường mũi, hầu họng và thanh quản có nhiệm vụ dẫn không khí từ môi trường bên ngoài cơ thể, sưởi ấm, làm ẩm, thanh lọc và sau đó đưa không khí đến phổi để thực hiện quá trình hô hấp, trao đổi khí. Vì là các cơ quan tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên chúng rất dễ bị tấn công từ các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm… Trong đó, virus là nguyên nhân gây viêm đường hô hấp phổ biến nhất. (1)
Khi một hoặc nhiều bộ phận của đường hô hấp bị viêm, nhiễm trùng (viêm đường hô hấp), quá trình đưa không khí đến phổi gặp khó khăn, từ đó, có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Tình trạng nhiễm trùng ở các bộ phận khác nhau trong đường hô hấp trên sẽ có thể gọi khác nhau. Một số bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp như: viêm xoang, viêm hầu họng, viêm phế quản, viêm thanh quản…
Viêm đường hô hấp trên có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm, đặc biệt vào mùa thu và mùa đông. Bệnh có thể tái phát nhiều lần trong năm: khoảng 2-4 lần/năm đối với người trưởng thành, khoảng 10 lần/năm đối với trẻ em. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể đe dọa tính mạng của người bệnh khi không được chăm sóc và điều trị sớm, đúng cách.
Viêm đường hô hấp trên xảy ra do các tác nhân gây bệnh xâm lấn trực tiếp và các niêm mạc của các cơ quan trong đường hô hấp trên. Một số tác nhân gây bệnh thường gặp gồm: tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, Bordetella, virus hợp bào hô hấp, virus sởi cúm, vi khuẩn E.coli, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, nấm candida…
Mỗi tác nhân gây bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh khác nhau như 1-4 ngày (virus cúm, á cúm), 7 ngày (RSV), 1-10 ngày (bạch cầu khuẩn)… Vì vậy, tùy vào nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng của viêm đường hô hấp trên sẽ có thời gian bùng phát khác nhau.
Nhìn chung, các triệu chứng phổ biến của viêm đường hô hấp trên gồm nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, đau rát họng, đau khi nuốt, ho, mệt mỏi, đau nhức cơ, đau đầu, sốt. Bên cạnh đó, bệnh có thể gây ra một số triệu chứng ít gặp hơn gồm: khó thở, đau nhức vùng xoang, ngứa mắt, chảy nước mắt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, khàn tiếng.
Phần lớn các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp sẽ kéo dài khoảng 3-14 ngày hoặc dài hơn nếu bệnh nghiêm trọng, gây viêm dị ứng, viêm phổi, viêm phế quản.
Viêm đường hô hấp trên cấp tính thường diễn ra đột ngột, khi thời tiết chuyển lạnh hoặc khi gặp điều kiện thuận lợi như ăn kem, uống nước đá vào ban đêm…
Những triệu chứng thường gặp khi phát bệnh gồm:
Viêm đường hô hấp trên nếu không được chữa trị đúng cách, bệnh kéo dài và có thể chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mạn tính.
Các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính gồm:
Viêm đường hô hấp trên thường xảy ra ở các đối tượng sau:
Viêm đường hô hấp trên là bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus) thường được lây truyền từ người này sang người khác qua các giọt bắn hô hấp trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Ngoài ra, một số loại vi khuẩn, virus, nấm mốc… có thể tồn tại khá lâu trên bề mặt của các vật dụng nên sau khi tiếp xúc với những bề mặt này rồi chạm lên mắt, mũi hoặc miệng, tác nhân gây bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Các triệu chứng của viêm đường hô hấp dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh như hen, viêm phổi, cúm H1N1, dị ứng, viêm xoang mạn tính, viêm phế quản… Vì vậy khi có dấu hiệu viêm đường hô hấp, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị đúng cách.
Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm đường hô hấp thông qua khám sức khỏe lâm sàng và đánh giá mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng như mức độ sưng, đỏ của niêm mạc mũi và họng, mức độ phì đại của amidan hay các hạch bạch huyết xung quanh cổ và đầu, mức độ đỏ của mắt… Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm khác như:
Việc điều trị bệnh đường hô hấp trên thường hướng đến điều trị các triệu chứng của bệnh. Phần lớn bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà mà không cần đến thăm khám bác sĩ và sử dụng thuốc thông qua các cách sau:
Ngoài ra, nếu bệnh xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc với liều lượng phù hợp để điều trị bệnh dứt điểm, ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện biến chứng. Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị viêm đường hô hấp trên gồm:
Lưu ý, thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng khi bệnh do vi khuẩn gây ra hoặc xuất hiện nhiễm trùng có liên quan đến vi khuẩn. Các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ và có thể gây nhiễm khuẩn thứ phát, kháng kháng sinh. Vì vậy, bạn không nên sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ.
Viêm đường hô hấp thường xảy ra ở mức độ nhẹ và dễ điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chủ quan, bệnh chuyển biến nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy giảm trí nhớ, nhiễm trùng ổ mắt, giảm thị lực, tắc mạch xoang hoang, viêm não, viêm thanh quản, áp xe họng, nhiễm trùng huyết…
Để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo chất lượng cuộc sống, bạn nên chủ động phòng ngừa viêm đường hô hấp trên. Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa sự tấn công của tác nhân gây bệnh:
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Viêm đường hô hấp trên là một bệnh lý về thường gặp, không gây nguy hiểm nếu được điều trị sớm và đúng cách. Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện tốt các cách phòng tránh bệnh, nếu bạn có dấu hiệu mắc bệnh, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra và hỗ trợ điều trị sớm.