Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh tâm lý phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số ở tuổi trưởng thành. Trong đó, tỷ lệ trẻ từ 13 – 18 tuổi mắc chứng rối loạn lo âu nghiêm trọng chiếm khoảng 6% [1]. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Vậy rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh ra sao?
Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) là tình trạng sức khỏe tâm thần luôn ở trạng thái sợ hãi, lo lắng về các hoạt động xảy ra trong cuộc sống như: công việc, sức khỏe, gia đình. Rối loạn lo âu lan tỏa có những triệu chứng tương tự như rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và các loại lo âu khác. Tình trạng này ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Ngoài ra, phụ nữ có khả năng mắc rối loạn lo âu lan tỏa cao gấp đôi so với nam giới.
Hầu hết những người mắc rối loạn lo âu lan tỏa đều có 1 hoặc nhiều tình trạng tâm thần khác, gồm:
Triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa là lo lắng quá mức, thậm chí gây cản trở người bệnh trong các hoạt động sống hàng ngày. Các triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa có thể tiến triển theo thời gian và thường nặng hơn khi họ đang trong trạng thái căng thẳng. [2]
Sự lo lắng và căng thẳng liên tục có thể đi kèm với các triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa lâm sàng như:
Ngoài ra, rối loạn lo âu lan tỏa (còn gọi là rối loạn lo âu toàn thể) còn biểu hiện qua những triệu chứng cụ thể gồm:
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây rối loạn lo âu lan tỏa. Song, những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Phụ nữ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát cao gấp đôi so với nam giới. Ngoài ra, những đối tượng sau đây dễ mắc rối loạn lo âu lan tỏa [3]:
Khi có những dấu hiệu sau đây, người bệnh nên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý:
Những lo lắng khó có thể tự biến mất, thậm chí trở nên nghiêm trọng theo thời gian. Hãy cố gắng tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý trước khi tình trạng lo lắng trở nên trầm trọng. Điều trị bệnh sớm có thể nhanh cải thiện tình trạng này.
Rối loạn lo âu lan tỏa có thể gây những ảnh hưởng sau:
Bên cạnh đó, rối loạn lo âu lan tỏa có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng sức khỏe thể chất khác, chẳng hạn như:
Rối loạn lo âu lan tỏa thường xảy ra cùng với các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, điều này khiến việc chẩn đoán và điều trị khó khăn hơn. Một số rối loạn sức khỏe tâm thần thường đi kèm với rối loạn lo âu lan tỏa gồm:
Các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý thường sử dụng các tiêu chí trong Cẩm nang chẩn đoán và Thống kê rối loạn tâm thần do Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ xuất bản, nhằm chẩn đoán chứng rối loạn lo âu tổng quát. Các tiêu chí gồm:
Sự lo lắng ở người bệnh cũng liên quan đến 3 hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau đây trong ít nhất 6 tháng: Những triệu chứng gồm:
Khi thấy bản thân hoặc người thân trong gia đình có những dấu hiệu nghi ngờ mắc rối loạn lo âu lan tỏa, nên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để có biện pháp điều trị kịp thời.
Các bác sĩ tâm lý sẽ chỉ định 1 số xét nghiệm nhằm đảm bảo không có tác nhân gây bệnh nào ảnh hưởng. Những xét nghiệm gồm:
Rối loạn lo âu lan tỏa thường được điều trị bằng liệu pháp tâm lý (tâm lý trị liệu), thuốc hoặc kết hợp cả hai.
Tâm lý trị liệu (hay liệu pháp trò chuyện) là 1 thuật ngữ chỉ những kỹ thuật điều trị nhằm giúp người bệnh xác định và thay đổi những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi không lành mạnh.
Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu lan tỏa được kê đơn gồm:
Các bác sĩ và chuyên gia tâm lý thường sử dụng liệu pháp hành vi – nhận thức (CBT) để điều trị rối loạn lo âu lan tỏa. Trong quá trình trị liệu bằng CBT, bác sĩ sẽ xem xét những suy nghĩ và cảm xúc, đồng thời giúp người bệnh nhận ra sự lo lắng quá mức của mình. Thông qua liệu pháp hành vi – nhận thức (CBT), người bệnh có thể loại bỏ những suy nghĩ, hành vi tiêu cực và học cách áp dụng các thói quen, lối sống, suy nghĩ lành mạnh hơn.
Bên cạnh việc điều trị, có thể ngừa chứng rối loạn lo âu lan tỏa bằng những việc làm sau:
Không! Rối loạn lo âu lan tỏa tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây nhiều hệ lụy như:
Có! Rối loạn lo âu lan tỏa có thể điều trị bằng tâm lý trị liệu, thuốc hoặc kết hợp cả 2. Nếu người bệnh đáp ứng tốt, tình trạng sẽ cải thiện sau 1 khoảng thời gian. Hiệu quả điều trị thường phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn lo âu lan tỏa.
Có! Tuy không thể biết chính xác những nguyên nhân gây rối loạn lo âu lan tỏa nhưng các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, di truyền có thể là yếu tố gây bệnh. Nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh thì khả năng cao bạn cũng bị rối loạn lo âu lan tỏa.
Không! Trầm cảm và rối loạn lo âu lan tỏa là những tình trạng khác nhau nhưng thường xảy ra cùng nhau. Rối loạn lo âu lan tỏa có thể xảy ra như 1 triệu chứng của trầm cảm.
Rối loạn lo âu lan tỏa đa phần được điều trị ngoại trú. Dù người bệnh điều trị bằng thuốc, tâm lý trị liệu hoặc phối hợp cả 2 phương pháp cùng lúc. Khi bản thân hoặc người nhà có các dấu hiệu nghi ngờ mắc rối loạn lo âu lan tỏa, không nên xem nhẹ hay bỏ mặc cơ thể mà cần đến những bệnh viện đa khoa, nơi có nhiều chuyên khoa kết hợp để được thăm khám toàn diện.
Khoa Khám bệnh BVĐK Tâm Anh TP.HCM quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn cao, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tình chu đáo, đảm bảo công tác khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời và tư vấn chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người bệnh. Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng thực hiện nhiệm vụ đón tiếp, chỉ dẫn, giới thiệu, cung cấp thông tin tư vấn về khám chữa bệnh, chính sách với người bệnh, người nhà trong suốt quá trình khám, chữa bệnh tại bệnh viện.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin khái quát về rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh ra sao. Nếu nghi ngờ bản thân hoặc người nhà có dấu hiệu mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa, nên tìm sự giúp đỡ và tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để sớm điều trị, tránh những hệ lụy xấu do bệnh gây ra.