Nguyên nhân của quá trình hình thành polyp túi mật vẫn chưa được xác định chính xác. Các triệu chứng xuất hiện thường không mang tính đặc hiệu hay rõ ràng, chủ yếu được phát hiện thông qua một số chẩn đoán thông thường khác. Tuy nhiên, nhiều thể polyp vẫn có nguy cơ là khối u ác tính, cần được điều trị kịp nhằm hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Polyp túi mật là sự phát triển bất thường của mô, nhô ra khỏi niêm mạc bên trong túi mật. Tình trạng này phần lớn đều vô hại, hiếm khi để lại biến chứng hay viêm nhiễm, chỉ khoảng 5% trong tổng số trường hợp tiến triển thành ung thư. Hầu hết thường được phát hiện tình cờ trong quá trình siêu âm bụng định kỳ hoặc cắt bỏ túi mật điều trị sỏi.
Mặc dù đa phần polyp túi mật có bản chất lành tính nhưng một số ít trường hợp vẫn có thể là ác tính. Do đó, việc phát hiện và điều trị kịp thời là thực sự quan trọng để tránh đe dọa đến sức khỏe. Mục tiêu chính trong việc kiểm soát polyp là ngăn chặn sự phát triển của ung thư biểu mô túi mật.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, phần lớn polyp túi mật đều là lành tính và 60 – 90% trong số đó là polyp cholesterol. Loại này thường có kích thước nhỏ hơn 10mm và phát triển với số lượng tương đối lớn. Khả năng ác tính không cao, chỉ có khoảng 3 trường hợp ung thư biểu mô liên quan đến polyp thể cholesterol.(1)
Polyp viêm là không phổ biến, chiếm khoảng 10% các trường hợp polyp túi mật. Đây là kết quả của mô hạt và mô xơ thứ phát sau viêm mãn tính. Kích thước thường nhỏ hơn 10 mm, ít khi tiến triển thành khối u ác tính.
Polyp thể u tuyến là loại lành tính nhưng cững có nguy cơ tiến triển thành tiến ác tính. Đây thường là những tổn thương đơn lẻ có cuống, kích thước từ 5 – 20mm có thể liên quan đến sỏi mật hoặc viêm túi mật mãn tính.
Loại polyp túi mật này phần lớn được phát hiện tình cờ thông qua các mẫu bệnh phẩm cắt bỏ cơ quan hoặc trong quá trình nghiên cứu hình ảnh trước phẫu thuật. Thể u tuyến không có triệu chứng rõ ràng, có thể xuất hiện do tắc nghẽn ống túi mật. U có thể không cuống, có cuống nhưng hầu hết đều kèm theo sỏi mật.
Về mặt mô học, polyp thể u tuyến thường có dạng hình ống hoặc nhú, thường tồn tại song song với các tổn thương tăng sản và chuyển sản. Dạng polyp này cũng có thể chứa các quần thể tế bào không đồng nhất, có khả năng biểu hiện một loạt những kiểu hình thái làm phức tạp thêm quá trình giải thích mô học.
Polyp thể phì đại cơ tuyến hình thành bên trong túi mật không do viêm, thường xảy ra ở giai đoạn tuổi trung niên và tỷ lệ mắc cũng tăng theo tuổi. Nghiên cứu ban đầu cho thấy đây là polyp lành tính, nhưng hiện tại được xác định là một tổn thương tiền ung thư. Một số trường hợp ung thư liên quan đến thể phì đại cơ tuyến cũng đã được báo cáo.
Nguyên nhân gây polyp túi mật hiện vẫn chưa được xác định chính xác. Theo đó, túi mật là một cơ quan có kích thước bằng quả lê, nằm bên dưới gan, thực hiện chức năng lưu trữ và cô đặc mật (muối mật, cholesterol, chất béo và sắc tố mật). Sau đó, cơ thể sử dụng mật để phân hủy và hấp thụ chất béo. Polyp có thể dễ hình thành hơn nếu quá trình phân hủy chất béo không diễn ra thuận lợi.
Polyp túi mật ác tính thường hiếm gặp. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hình thành, bao gồm:
Các triệu chứng của polyp túi mật thường không đặc hiệu và rõ ràng, nhiều trường hợp còn không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào. Do đó, tổn thương này thường được phát hiện tình cờ trong quá trình thăm khám. Một số người bệnh có polyp đôi khi nhận thấy những triệu chứng sau:
Polyp đôi khi được xác định thông qua siêu âm ổ bụng, thực hiện khi người bệnh bị đau vùng phần tư phía trên bên phải. Trong trường hợp không có các bất thường khác, polyp túi mật được coi là nguồn gốc của cơn đau quặn mật.
Ngoài ra, không có sự khác biệt trong triệu chứng giữa người bệnh mắc polyp lành tính và ác tính. Trong một phân tích hồi cứu lớn phát hiện có polyp túi mật trên siêu âm bụng, kết quả như sau:
Polyp cholesterol có thể tách ra và biểu hiện lâm sàng như sỏi mật, gây đau quặn mật, tắc mật, thậm chí là viêm tụy. Thực tế đã có nhiều báo cáo cho thấy polyp gây viêm túi mật không do sỏi, thậm chí là xuất huyết ồ ạt.
Các triệu chứng có thể liên quan đến polyp chẳng hạn như: polyp cholesterol, polyp viêm hoặc tăng sản, bao gồm: khó tiêu, đau hạ sườn phải, khó chịu…
Dưới đây là một số phương pháp thường được chỉ định phổ biến trong chẩn đoán polyp túi mật:
Chụp CT bụng không có khả năng phát hiện các tổn thương mật độ thấp và độ nhạy đi kèm, đặc biệt là đối với polyp túi mật có đường kính nhỏ hơn 10mm. Tuy nhiên, phương pháp này lại rất hữu ích trong nghiên cứu ung thư biểu mô túi mật, tương quan giải phẫu và để xem xét di căn hạch.
Những tiến bộ trong chụp CT đa lát cắt đã làm tăng tỷ lệ chính xác trong chẩn đoán phân biệt polyp túi mật với các tổn thương ung thư.
Đặc biệt, phương pháp chụp CT xoắn ốc còn rất hữu ích trong việc đánh giá các tổn thương dạng polyp nhỏ của túi mật, phân biệt các tổn thương dạng polyp nhỏ do ung thư và không do ung thư của túi mật đồng thời xác định sự tồn tại của khối u ác tính cần cắt bỏ. Theo đó, kích thước lớn hơn 1,5cm, hình dạng không cuống, và nhận biết được trên hình ảnh không cản quang là những yếu tố chính giúp phân biệt khối u ác tính với polyp túi mật lành tính 1cm hoặc lớn hơn.
Chụp cộng hưởng từ chưa được sử dụng rộng rãi trong đánh giá các bệnh túi mật. Trong số các thể polyp, các tổn thương ác tính bắt thuốc sớm và kéo dài, trong khi nhóm lành tính lại bắt thuốc sớm nhưng bị loại bỏ sau đó. Do đó, DWI (chụp cộng hưởng từ khuếch tán) có thể hữu ích để giúp phân biệt giữa hai nhóm này.
Siêu âm ổ bụng được coi là phương pháp kiểm tra tốt nhất trong chẩn đoán polyp túi mật, không chỉ bởi khả năng tiếp cận hiệu quả, chi phí thấp mà còn nhờ vào độ nhạy và độ đặc hiệu tốt. Theo đó, bác sĩ có thể xác định vị trí, đếm và đo các polyp bằng phương pháp này, đồng thời quan sát được ba lớp của thành túi mật cùng bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Các polyp xuất hiện dưới dạng nhô lên cố định trong lòng túi mật, có hoặc không có bóng âm. Độ nhạy của siêu âm bụng trong chẩn đoán polyp này được đánh giá là vượt trội so với chụp cắt lớp túi mật và chụp cắt lớp vi tính đường miệng.
Đặc biệt, mức độ chính xác trong phân biệt polyp cholesterol với u tuyến hoặc ung thư biểu mô tuyến là rất cao. Cụ thể, Polyp cholesterol xuất hiện dưới dạng một khối có độ hồi âm tương tự như thành túi mật và không có bóng nón. Tuy nhiên, bác sĩ rất khó xác định polyp lành tính hay ác tính nếu chỉ thông qua siêu âm bụng.
Ngoài ra, phương pháp siêu âm ổ bụng thường bị hạn chế bởi thể trạng của người bệnh và kỹ thuật. Việc đo kích thước tổn thương chỉ thông qua siêu âm thông thường là không đủ để phân biệt polyp lành tính và ung thư. Tuy nhiên, polyp cholesterol thì có thể dễ dàng được phát hiện bằng phương pháp chẩn đoán này. Đây là những cấu trúc mô xốp có chứa cholesterol, được bao phủ bởi một lớp tế bào tương tự như tế bào lót của niêm mạc lân cận.
Mặc dù các phương pháp điều trị tự nhiên không được khuyến khích nhưng vẫn cho thấy cả khả năng giảm bớt việc hình thành polyp túi mật lành tính. Một số cách khắc phục tại nhà có thể kể đến như:(1)
Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp khắc phục tại nhà hoặc thay đổi chế độ ăn uống.
Phẫu thuật cắt bỏ cơ quan là phương pháp điều trị duy nhất được áp dụng đối với các bệnh liên quan đến túi mật. Nếu polyp bị viêm hoặc xuất hiện sỏi mật, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ung thư. Hai loại phẫu thuật thường được áp dụng bao gồm:
Một số phương pháp đơn giản trong việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống cũng có thể giúp ngăn ngừa tối đa tình trạng hình thành polyp túi mật, bao gồm:(4)
Polyp túi mật có nhiều dạng, nhưng phần lớn không có gì đáng lo ngại. Nếu kết quả chẩn đoán cho thấy sự phát triển bất thường của polyp, có khả năng tiến triển thành ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ cơ quan. Trong trường hợp không có túi mật, cơ thể vẫn hoạt động bình thường.(3)
Hầu hết các polyp trong túi mật đều không gây đau hoặc xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Trong một số ít trường hợp, polyp có thể gây viêm và đau nếu làm tắc nghẽn các ống dẫn từ túi mật.
Polyp túi mật không thể tự biến mất, ngược lại, thường có khả năng phát triển theo thời gian về cả kích thước và số lượng. Hiện nay, y học vẫn không có cách nào để loại bỏ polyp ngoại trừ việc cắt bỏ.
Dưới đây là một số thực phẩm có lợi cho người bị polyp túi mât, có thể tham khảo để thêm vào thực đơn mỗi ngày:
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…). Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến tình trạng polyp túi mật, nguyên nhân, triệu chứng điển hình và phương pháp điều trị hiệu quả. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, bạn đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để chủ động theo dõi, phát hiện bệnh từ sớm.