Nhiễm vi khuẩn Salmonella ở trẻ là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ngộ độc thực phẩm và gây ra các bệnh nguy hiểm như viêm dạ dày, nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng khu trú.
Bài viết có sự tư vấn chuyên môn của ThS.BS.CKI Lê Thị Ngọc – Bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Nhiễm vi khuẩn Salmonella ở trẻ là một bệnh lý về đường ruột do vi khuẩn Salmonella gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, trong đó, có đến ⅓ trườ ng hợp trẻ nhiễm khuẩn dưới 4 tuổi. Đa số trẻ bị nhiễm vi khuẩn này do tiếp xúc hoặc ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm, có chứa vi khuẩn gây bệnh. (1)
Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nhiễm khuẩn Salmonella là nguyên nhân gây ra khoảng 1,35 triệu ca nhiễm trùng, 26.500 ca nhập viện và 420 ca tử vong ở Hoa Kỳ mỗi n ăm và nguồn gốc của hầu hết các bệnh này đều bắt nguồn từ thực phẩm.
Tại Việt Nam, ngày 17/11/2022, một vụ ngộ độc thực phẩm lớn nhất trong khối học đường đã xảy ra tại trường Ischool Nha Trang, khi hơn 600 học sinh phải nhập viện điều trị do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn 6-9 tiếng đồng hồ, trong đó một bé tử vong. Bữa cơm trưa tại trường gây ngộ độc gồm các món: cơm gà, sốt trứng; gỏi gà (gà xé, cà rốt, bắp sú, rau răm), cánh gà chiên, canh (xương, cà rốt, cải thảo), dưa leo. Bữa xế lúc 13h30 là bánh ngọt Papparoti. Học sinh uống nước tại hệ thống lọc nước của trường.
Sau quá trình xét nghiệm kéo dài nhiều ngày đối với 8 mẫu thực phẩm liên quan đến vụ ngộ độc thức ăn tại trường Ischool Nha Trang, chiều 22/11, Viện Pasteur Nha Trang thông báo kết quả kiểm nghiệm cho thấy: vi khuẩn Salmonella, Bacillus cereus và E. Coli có trong mẫu cánh gà chiên, vi khuẩn Bacillus cereus còn có trong mẫu nước mắm.
Những chủng vi khuẩn trên là chủng sinh độc tố ly giải hồng cầu (HBL: Hemolysin BL) và độc tố ruột không ly giải hồng cầu (NHE: Non-haemolytic enterotoxin).
Vi khuẩn Salmonella còn được gọi là vi khuẩn thương hàn gồm S. typhi và S. paratyphi A, B, C, được tìm thấy nhiều trong hệ tiêu hóa của một số loại động vật gồm động vật hoang dã, gia súc và thú nuôi. Trong đó, gia cầm là nhóm động vật có khả năng mang vi khuẩn Salmonella cao nhất, do đó, khi ăn thịt gia cầm, trứng sữa hay các chế phẩm từ sữa, trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao. (2)
Salmonella lây qua đường tiêu hóa, khi trẻ ăn các thức ăn có nguồn gốc động vật bị ô nhiễm Salmonella như: Thịt, thịt tái, trứng (gà, vịt), trai, sò, hến nấu chưa chín… Hoặc khi ăn các loại rau sống, hoa quả, nước uống bị nhiễm Salmonella.
Đối với các vụ ngộ độc do Salmonella, nguyên nhân chính của sự tăng lên ngộ độc này là các loại gia cầm và trứng, khi thực phẩm bị nhiễm bẩn và chế biến không chín, hoặc người bệnh ăn các loại trứng sống, các sản phẩm của trứng chưa chín.
Vi khuẩn Salmonella có thể thâm nhập qua vỏ trứng, đặc biệt nếu vỏ trứng bị vỡ, và qua ô nhiễm chéo trong quá trình chế biến những món ăn từ trứng.
Sau khi loại vi khuẩn này tấn công vào hệ tiêu hóa của trẻ, vi khuẩn chết đi sẽ giải phóng ra một lượng nội độc tố vào cơ thể trẻ khiến niêm mạc ruột bị tổn thương (gây kích ruột, đau bụng, chảy máu, thậm chí là thủng ruột). Nguy hiểm hơn, vi khuẩn Salmonella có thể lẫn trong máu, tấn công hệ thần kinh trung ương và gây nhiễm độc toàn thân.
Salmonella là một chủng vi khuẩn có khả năng lây lan nhanh chóng, có khả năng sống tốt trong các môi trường khác nhau bên ngoài cơ thể vật chủ như chúng có thể sống 2-3 tháng trong nước đá, hơn 1 tháng trong nước thường, khoảng 5-10 ngày trong rau quả hay vài tháng trong phân. Tuy nhiên, vi khuẩn Salmonella dễ dàng bị tiêu diệt khi trong môi trường có nhiệt độ cao, chúng chỉ có thể sống 30 phút khi nhiệt độ lên đến 55 độ C và vài phút khi gặp cồn 90 độ C.
Khi trẻ nhiễm vi khuẩn Salmonella, sẽ trải qua các giai đoạn và có các triệu chứng sau:
Giai đoạn ủ bệnh: kéo dài từ 12 đến 72 giờ kể từ khi trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh. (3)
Khởi phát: diễn ra từ từ hoặc đột ngột, với các bệnh cảnh khác nhau. Các triệu chứng khi trẻ nhiễm vi khuẩn Salmonella sẽ dần có biểu hiện ra bên ngoài sau một khoảng thời gian ủ bệnh. Ở mức độ nhẹ, trẻ hơi đau bụng, đi phân lỏng vài lần, không sốt. Ở mức độ vừa, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng bao gồm:
Ở mức độ nặng, trẻ sẽ đối mặt với 3 hội chứng nguy hiểm:
Lưu ý, đau bụng và tiêu chảy là hai triệu chứng điển hình nhất khi trẻ nhiễm vi khuẩn Salmonella. Trong một số trường hợp, các triệu chứng này diễn biến nhanh chóng và trở nên nghiêm trọng, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nh ư: mất nước, viêm khớp, viêm da, viêm mắt, viêm não, viêm cơ tim, hội chứng ruột kích thích, hội chứng Guillain-Berre,… thậm chí là tử vong.
Để chẩn đoán bệnh Salmonella cho trẻ, đầu tiên bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và hỏi mẹ các thông tin về tiền sử bệnh, các loại thực phẩm bé ăn hằng ngày hay những nơi bé đã đến để hỗ trợ cho việc chẩn đoán bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm phân, máu hoặc nước tiểu của trẻ để xác định sự tồn tại của vi khuẩn Salmonella trong cơ thể trẻ. (4)
Nếu trẻ bị bị viêm dạ dày ruột nói chung, cho dù do bất kỳ nguyên nhân nào, hoặc bị ngộ độc thực phẩm do Salmonella, phụ huynh nên đưa con bạn đi khám sớm để điều trị đúng cách. Đặc biệt trong những tình huống:
Điều quan trọng khi trẻ nhiễm vi khuẩn Salmonella là bé cần được nghỉ ngơi nhiều hơn và ngăn chặn tình trạng mất nước. Các triệu chứng sốt, nôn mửa, tiêu chảy khiến trẻ bị mất một lượng lớn nước và điện giải, vì vậy, bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước hơn. Tùy theo mức độ mất nước, trẻ có thể được cho uống dung dịch bù nước và điện giải hoặc cho trẻ truyền dịch qua đường tĩnh mạch theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể cho trẻ uống một số thuốc giảm đau, hạ sốt để hạ nhiệt cho trẻ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
Thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê toa khi trẻ có hệ miễn dịch suy yếu hay tình trạng nhiễm trùng của trẻ lan rộng, xâm nhập vào máu. Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng thuốc kháng sinh không thích hợp khi điều trị nhiễm khuẩn Salmonella ở trẻ khiến thời gian nhiễm khuẩn bị kéo dài, tăng nguy cơ nhiễm bệnh do các loại vi khuẩn tương tự gây ra ở trẻ.
Ngoài ra, nếu bệnh chuyển biến thành các biến chứng như nhiễm trùng phình động mạch, van tim, nhiễm trùng xương, khớp, trẻ có thể cần được can thiệp phẫu thuật.
Trẻ có thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nguồn bệnh. Do đó, bố mẹ có thể thực hiện các cách phòng bệnh sau để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella cho trẻ:
Đa số trẻ bị nhiễm vi khuẩn Salmonella có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Các triệu chứng của bệnh cũng sẽ thuyên giảm trong sau 4-7 ngày ph át bệnh.
Nếu trẻ có các biểu hiện bệnh kể trên, bố mẹ nên thông báo cho bác sĩ để trẻ được kiểm tra và hỗ trợ điều trị đúng cách. Đặc biệt, nếu trẻ có các biểu hiện nghiêm trọng sau, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được cấp cứu khẩn cấp:
Vi khuẩn Salmonella có khả năng lây lan nhanh chóng, chúng có thể bệnh từ vài ngày cho đến vài tuần sau khi trẻ bị nhiễm bệnh, thậm chí, sau khi trẻ đã được điều trị bằng thuốc kháng sinh, các triệu chứng bệnh đã biến mất hoàn toàn.
Trên thực tế, người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella ngay cả khi trẻ không ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, do đó, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, những đối tượng sau khi mắc bệnh, nguy cơ xuất hiện biến chứng sẽ cao hơn, nghiêm trọng hơn bình thường, bao gồm:
Đối với các trường hợp này, bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc kháng sinh để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn mặc dù điều này có thể kéo dài thời gian vi khuẩn tồn tại trong cơ thể trẻ.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Nhiễm vi khuẩn Salmonella ở trẻ là một bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đe dọa mạng sống của trẻ, do đó, việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa có vai trò quan trọng. Các bậc phụ huynh nên tuân thủ theo các quy tắc an toàn vệ sinh thực phẩm và thực hiện theo các khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng ngừa bệnh một cách an toàn và hiệu quả.