Dù không nguy hiểm nhưng mụn cám ở mũi lại ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Hiểu về nguyên nhân và cách chăm sóc da bị mụn cám giúp bạn khắc phục hiệu quả tình trạng này. Những thông tin này sẽ được ThS.BS.CKI Phạm Trường An, chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Mụn cám ở mũi là tình trạng da xung quanh cánh mũi và đầu mũi tập trung những nốt mụn nhỏ li ti chứa nhân màu trắng hoặc đen, hình thành do các nang lông bị bít tắc do dầu thừa, tế bào da chết, bụi bẩn… Mụn cám ở mũi không gây đau nhức, sưng viêm nhưng rất “cứng đầu”, khó loại bỏ hoàn toàn, dễ tái phát nếu không có biện pháp điều trị, chăm sóc da đúng cách. (1)
Mụn cám ở mũi hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố, tăng tiết bã nhờn và chăm sóc da không đúng cách. Cụ thể như sau: (2)
Tiết dầu hay bã nhờn là cơ chế dưỡng ẩm tự nhiên giúp duy trì độ mịn màng của làn da. Ở một số người, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, lượng dầu tiết ra trên bề mặt da lớn. Dầu nhờn tích tụ kết hợp với tế bào chết, gây bít tắc nang lông, hình thành các loại mụn khác nhau, bao gồm mụn cám. Mũi nằm trên vùng chữ T (gồm trán, mũi, cằm) – là nơi tiết nhiều dầu nhờn nhất nên mụn cám dễ hình thành tại đây.
Mũi xuất hiện nhiều mụn cám có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu có cha mẹ, người thân bị mụn trứng cá, khả năng cao bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự, nhất là ở những giai đoạn nội tiết tố thay đổi như tuổi dậy thì hay chu kỳ kinh nguyệt ở nữ.
Ở tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mãn kinh, sau khi sinh con, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Tiết dầu nhiều dễ gây bít tắc nang lông, hình thành mụn cám, tập trung ở những khu vực có nhiều tuyến bã nhờn như mũi, trán và cằm.
Mỗi ngày, nang lông chúng ta bị lấp đầy bởi bụi bẩn, vi sinh vật, tế bào chết và bã nhờn. Do đó, việc vệ sinh da mặt thường xuyên là hết sức cần thiết để lấy đi cặn bẩn tích tụ trong nang lông, giảm nguy cơ hình thành mụn.
Mặt khác, vệ sinh da mặt không đúng cách, sử dụng sản phẩm rửa mặt không phù hợp, tẩy tế bào chết quá thường xuyên làm trầm trọng thêm tình trạng mụn. Trên da luôn có một lớp dầu để duy trì độ ẩm. Rửa mặt, tẩy tế bào chết nhiều lấy đi lượng ẩm này khiến da khô. Khi đó, các tuyến bã nhờn tăng cường tiết dầu để bù đắp lượng ẩm đã mất, gây bít tắc nang lông nặng hơn.
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, vẻ đẹp làn da. Nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm nhiều đạm, chất béo, đường tinh chế, uống nhiều bia rượu thì không chỉ khiến da mặt trở nên thiếu sức sống mà còn khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, làm trầm trọng hơn tình trạng mụn.
Trang điểm là nhu cầu làm đẹp ở phần lớn chị em phụ nữ. Tuy nhiên, việc trang điểm quá thường xuyên, lựa chọn mỹ phẩm không phù hợp với da, không tẩy trang đúng cách sau khi trang điểm khiến nang lông bít tắc nghiêm trọng, hình thành mụn. Ngoài ra, trang điểm thường xuyên còn khiến da nhanh lão hóa hơn.
Một số nguyên nhân có thể phát sinh mụn cám ở mũi gồm: căng thẳng, hút thuốc lá.
Bài viết liên quan: Nguyên nhân gây mụn cám ở trán có thể bạn chưa biết?
Những dấu hiệu nhận biết mụn cám ở mũi bao gồm:
Mụn cám ở mũi khá “cứng đầu”, dễ tái phát nhưng có thể điều trị hiệu quả bằng một số phương pháp sau: (3)
Tẩy tế bào chết giúp lấy đi tế bào da chết, bụi bẩn, bã nhờn dư thừa tích tụ cả trên bề mặt da lẫn bên trong nang lông. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để biết được tần suất, phương pháp tẩy da chết phù hợp với loại da của bạn.
Mụn cám ở mũi có thể điều trị bằng các loại thuốc bôi, thuốc uống. Do mỗi người có loại da, mức độ mụn khác nhau nên trước khi sử dụng loại thuốc nào, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da. Tránh tự ý mua thuốc không phù hợp, chẳng những không giúp mụn thuyên giảm, thậm chí còn làm trầm trọng hơn, khiến việc điều trị sau đó khó khăn hơn.
Tuy mụn cám cứng đầu, khó điều trị, dễ tái phát nhưng hoàn toàn có thể giảm đi nếu bạn đến thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế có khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da uy tín.
Tại đây, bác sĩ sẽ khám chuyên sâu, soi da bằng thiết bị hiện đại để phân tích, đánh giá tình trạng da của bạn chính xác. Từ đó đưa ra biện pháp điều trị mụn cám phù hợp, an toàn, hiệu quả. Đồng thời, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn chăm sóc da đúng cách để giảm nguy cơ mụn cám tái phát.
Không. Dùng tay nặn mụn không đúng kỹ thuật không những không thể lấy hết nhân mụn mà nguy cơ tái phát cao. Ngoài ra, có thể gây nhiễm trùng nang lông, khiến tình trạng mụn nghiêm trọng hơn, đi kèm với tình trạng lỗ chân lôn g to, thâm mụn. Tốt nhất, bạn nên đến cơ sở y tế có khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn cách xử trí mụn cám an toàn, hiệu quả nhất.
Bài viết liên quan: Mụn cám khi nào có thể nặn?
Phòng ngừa mụn cám quan trọng không kém so với việc điều trị. Bạn có thể phòng ngừa mụn ngay tại nhà thông qua việc chăm sóc da đúng cách. Dưới đây là những biện pháp giúp bạn hạn chế nguy cơ hình thành mụn cám trên mũi:
Mũi có nhiều mụn cám ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin. Bạn có thể đến khám và điều trị tại khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM để được soi da, thăm khám, tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả, tiết kiệm và an toàn.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Mụn cám ở mũi là vấn đề da liễu không ai muốn mắc phải do chúng ảnh hưởng đến vẻ đẹp chung của gương mặt. Để điều trị đúng, hiệu quả, an toàn, bạn nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da uy tín.