Bệnh lang ben ảnh hưởng đến khoảng 1% những người sống ở vùng khí hậu ôn đới, và 40% những người sống ở vùng khí hậu nhiệt đới và nóng ẩm. Vậy bệnh lang ben có lây không? Lây qua đường nào?
Nguyên nhân gây bệnh lang ben do sự phát triển quá mức của nấm Pityrosporum orbiculare, thuộc hệ vi sinh thường trú của da. Trong môi trường ấm áp, ẩm ướt và nhiều dầu mỡ các loại nấm này phát triển mạnh gây ra các triệu chứng của bệnh lang ben. (1)
Hầu hết người bệnh lang ben có triệu chứng như:
Bệnh lang ben ảnh hưởng đến nhiều người trên toàn thế giới. Những người sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới có nguy cơ mắc bệnh lang ben cao nhất. Đặc biệt, bệnh phổ biến trong những tháng hè ở vùng khí hậu ôn đới.
Những người đang ở tuổi dậy thì cũng dễ bị mắc bệnh lang ben vì đây là lúc các tuyến dầu trên da hoạt động mạnh. Người đang mang thai do thay đổi nội tiết tố cũng bị lang ben. Ngoài ra, người có hệ thống miễn dịch yếu cũng có nguy cơ cao bị lang ben. Trường hợp này xảy ra khi người bệnh dùng thuốc như corticosteroid hoặc mắc bệnh tiểu đường.
Bài viết liên quan: Lang ben ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu
Yếu tố rủi ro tăng khả năng mắc bệnh lang ben gồm:
Bệnh lang ben không phải bệnh lây nhiễm. Bởi nguyên nhân gây bệnh do vi nấm thường trú trên da khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tăng sinh quá mức, từ đó gây bệnh lang ben.
Có, lang ben chữa được. Bác sĩ kê đơn điều trị bệnh lang ben bằng các loại thuốc như:
Trường hợp lang ben bao phủ một vùng rộng hoặc dầu gội và kem không có tác dụng, bác sĩ sẽ kê thuốc chống nấm. (2)
Điều trị lang ben thường trong khoảng 1-2 tuần nhưng có thể mất khoảng vài tháng, sau đó để màu da trở lại bình thường. Nếu bệnh tái phát người bệnh cần điều trị lại như cũ hoặc bác sĩ sẽ đề nghị điều trị lâu dài như việc dùng dầu gội chống nấm vài lần trong tuần.
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh lang ben bằng các xét nghiệm da đơn giản. Quá trình xét nghiệm, bác sĩ cạo lấy các tế bào da bị nhiễm bệnh lang ben đi kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm tế bào nấm men. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kiểm tra làn da của người bệnh bằng đèn Wood – một thiết bị dùng tia cực tím (UV) chiếu sáng vào da. Từ đó, các bác sĩ dễ dàng nhìn thấy các vùng da có lang ben có màu vàng xanh dưới ánh sáng tia cực tím.
Nhìn chung, lang ben rất dễ điều trị, người bệnh dùng các loại kem hoặc xà phòng bôi lên da. Với các trường hợp lang ben nặng hoặc lan rộng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc uống. Những loại thuốc này chưa chất chống nấm nhằm tiêu diệt hoặc ngăn nấm phát triển. Việc điều trị đúng cách bằng thuốc kháng nấm rất cần thiết giúp người bệnh phục hồi và ngăn bệnh tái phát.
Với các trường hợp lang ben nhẹ: thường đáp ứng tốt với các loại kem, thuốc bôi hoặc xà phòng chống nấm với các thành phần như:
Trước khi sử dụng kem, thuốc mỡ… người bệnh hãy rửa và lau khô vùng bị lang ben. Sau đó thoa một lớp mỏng thuốc bôi 1 – 2 lần/ngày trong ít nhất 2 tuần. Bôi sau 4 tuần không cải thiện, người bệnh hãy đến gặp bác sĩ. Người bệnh cần một loại thuốc mạnh hơn.
Ở những bệnh nhân có vùng tổn thương rộng, không đáp ứng với thuốc thoa hay tái phát, bác sĩ sẽ áp dụng thuốc kháng nấm đường uống như:
Khi điều trị thành công, màu da của người bệnh vẫn có thể không đều màu trong vài tuần, thậm chí vài tháng. Ngoài ra, nhiễm nấm có thể trở lại trong thời tiết nóng ẩm. Vì vậy, trong những trường hợp dai dẳng, người bệnh phải dùng tiếp tục dùng thuốc thoa hoặc uống theo phác đồ duy trì để giảm tái phát.
Bài viết liên quan: Lang ben có tự khỏi được không?
Có, nhiều người bị tái phát lang ben vì nấm phát triển tự nhiên trên da nên bệnh có thể tái phát, tỷ lệ tái phát khoảng 40%-60%. Tuy nhiên, lang ben không phải là bệnh nhiễm trùng có hại mà chỉ ảnh hưởng đến bề mặt da. Người bệnh chỉ cần dùng xà phòng hoặc thuốc vài lần mỗi tuần hoặc mỗi tháng giúp giảm tái phát bệnh lang ben.
Một số điều người bệnh phòng ngừa lang ben tái phát như:
Nếu người bệnh có các dấu hiệu bất thường trên da như các thay đổi màu sắc, tổn thương dạng dát hồng, nâu,… hay có vảy thì không tự ý điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám cẩn thận và chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp nhất, tái khám theo lịch hẹn để theo dõi và xử lý kịp thời các tác dụng phụ nếu có của thuốc.
Nhiều người bệnh nghĩ lang ben là bệnh da liễu dễ điều trị nên chủ quan, để bệnh tự khỏi và không cần áp dụng các phương pháp điều trị. Điều này khiến bệnh nặng hơn, lang ben có thể tái phát hoặc lan rộng hơn. Vì vậy, người bệnh cần thăm khám và điều trị kịp thời để bệnh không trở nặng gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM hội tụ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao và liên tục cập nhật các phương pháp điều trị tiên tiến của thế giới, đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Lang ben là bệnh ngoài da khá phổ biến, dễ tái phát. Nếu áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp bệnh sẽ được chữa khỏi. Thông qua bài “Bị bệnh lang ben có lây không? Lây qua đường nào?” mong rằng người bệnh hiểu hơn về bệnh cũng như biết chủ động phòng ngừa bệnh đúng cách.