Cơn đau đẻ là dấu hiệu đặc trưng báo hiệu quá trình chuyển dạ. Nhận biết đúng về cơn đau đẻ sẽ giúp các mẹ bầu hiểu hơn về quá trình chuyển dạ và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho quá trình vượt cạn.
Thông thường, bắt đầu từ khoảng 3 tuần trước ngày dự sinh, mẹ sẽ có dấu hiệu chuyển dạ. Đây là quá trình sinh lý tự nhiên, nhưng sẽ khiến những mẹ mang thai lần đầu bỡ ngỡ.
Đau đẻ hay đau bụng đẻ là hiện tượng xuất phát từ cơn co tử cung, tạo nên cơn co thắt có diễn tiến nhịp nhàng, tạo ra áp lực đẩy thai nhi. Cơn đau đẻ gần giống với những cơn co trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, so với cơn co khi mang thai, hiện tượng đau đẻ có cường độ co thắt và mức độ khó chịu tăng dần theo thời gian. (1)
Vùng lưng dưới và bụng là hai khu vực mà các mẹ bầu thường có cảm giác đau mạnh mẽ nhất. Một số phụ nữ cũng có thể cảm thấy đau tại vị trí hai bên sườn và bắp đùi. Nhiều người miêu tả cơn gò chuyển dạ như bị chuột rút mạnh hoặc đau quặn thắt ruột.
PGS.TS.BS Nguyễn Đức Hinh, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, khá nhiều mẹ bầu nhầm lẫn những cơn gò giai đoạn cuối thai kỳ với cơn đau đẻ, đặc biệt là mẹ mang thai lần đầu hoặc mẹ bầu mang thai chưa tới những tháng cuối thai kỳ.
Dấu hiệu vỡ ối dễ nhận thấy khi người mẹ cảm nhận có dịch nước chảy ra từ âm đạo (nhiều hoặc ít), gây ướt quần và dịch ối có mùi tanh nồng. Bình thường ối vỡ khi cổ tử cung mở trọn 10cm, đầu thai nhi lọt xuống, kết hợp với cơn co tử cung khiến màng ối vỡ, giúp cho thai sổ ra ngoài.
Khi có hiện tượng vỡ ối, mẹ bầu nên tới ngay bệnh viện để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Đặc biệt, vỡ ối có thể xảy ra vào ban đêm, khi mẹ đang ngủ, khiến nhiều gia đình bối rối, không biết cách xử trí. Do đó, các mẹ khi bước vào thai kỳ nên chú ý khám thai định kỳ để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn về kiến thức thai sản. Việc chuẩn bị trước đi điểm sinh nở cũng sẽ giúp gia đình chủ động hơn.
Thông thường, khi áp lực cơn co đạt 25-30 mmHg, sản phụ sẽ cảm thấy đau và sẽ tăng dần cảm giác đau theo thời gian. Số lượng cơn co tử cung trong một cuộc chuyển dạ đẻ dao động từ 70 – 180, phụ thuộc vào số lần đẻ, đánh giá mức độ sinh dễ hay khó cũng như chất lượng cơ tử cung.
Cơn đau vùng bụng dưới xuất hiện từng cơn, kéo dài khoảng 15 – 20 giây sau đó có quãng nghỉ hết đau khoảng 3 – 5 phút, quá trình này lặp lại đều đặn. Thời gian về sau cơn đau bụng dồn dập hơn và thời gian nghỉ ngắn hơn. Cơn gò tử cung giúp cho đoạn dưới tử cung thành lập tốt và sự tiến triển của ngôi thai được thuận lợi.
Khi các cơn co thắt xảy ra cách nhau chưa đến 10 phút nghĩa là chuyển dạ thực sự đã bắt đầu.
Các cơn co thắt không thường xuyên gọi là cơn gò sinh lý Braxton – Hicks hoặc chuyển dạ giả thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ.
Nhận diện đúng cơn đau đẻ sẽ giúp các mẹ chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đón nhận diễn biến cuộc chuyển dạ, có tâm lý thoải mái hơn cho cuộc sinh. Để phân biệt cơn đau báo chuyển dạ và các cơn gò thông thường, các mẹ sẽ phải chú ý cảm nhận về cơn đau. (2)
Đau đẻ gắn liền với quá trình chuyển dạ. Thời gian chuyển dạ trung bình từ 16 – 20 giờ. Tuy nhiên, cũng có sản phụ chuyển dạ lâu hơn (trên 24 giờ). (3)
Đây là giai đoạn chuẩn bị để em bé có thể được sinh thường. Giai đoạn này được tính từ khi xuất hiện cơn gò đầu tiên đến khi cổ tử cung mở trọn vẹn 10cm. Kể từ lúc đó bắt đầu có các cơn gò tử cung, cơn gò gia tăng về cường độ, tần suất và thời gian.
Ở trạng thái bình thường, lỗ trong và lỗ ngoài tử cung sẽ ghép lại với nhau tạo thành một phiên mỏng. Cổ tử cung được đóng kín và bịt kín bởi một nút nhầy cổ tử cung trong thời gian mang thai. Dưới tác dụng của cơn đau đẻ, nút nhầy được thoát ra hòa lẫn một lượng nhỏ máu tạo thành chất dịch nhầy màu hồng thoát ra từ trong âm đạo.
Ở giai đoạn này, cổ tử cung của mẹ đã mở trọn, đầu thai nhi đã lọt thấp, túi ối bị vỡ. Dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ và hộ sinh, mẹ sẽ rặn sinh kết hợp với áp lực từ cơn co tử cung đẩy thai nhi ra ngoài.
Giai đoạn này được tính từ lúc thai nhi được sổ ra đến khi bánh rau cũng được sổ hoàn toàn ra ngoài. Lúc này cơn đau mà mẹ cảm nhận được sẽ nhẹ hơn, tử cung co lại để rau bong và tự sổ ra ngoài. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bánh rau không tự bong (rau cài răng lược), khiến tình trạng xuất huyết sau sinh có thể xảy ra, đe dọa tính mạng của người mẹ.
Cơn đau đẻ thường xuất hiện ở những tuần cuối thai kỳ (trên 37 tuần), lúc này các gia đình thường đã có sự chuẩn bị cho cuộc sinh: quần áo, đồ dùng cho em bé; địa điểm sinh; tài chính… Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp cơn đau đẻ xuất hiện sớm hơn dự kiến, khiến nhiều gia đình bối rối khi bước vào cuộc sinh một cách đột ngột.
Khi thấy vợ đau đẻ, các ông chồng cần bình tĩnh, chú ý theo dõi biểu hiện và khả năng chịu đựng của vợ để báo cho bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Người chồng nên động viên, trấn an tinh thần và có thể cùng vợ thực hiện một số động tác hỗ trợ giảm đau trong lúc chờ di chuyển tới bệnh viện.
Giấy tờ tùy thân và tiền mặt là 2 gạch đầu dòng quan trọng mà gia đình cần ghi nhớ để hỗ trợ quá trình nhập viện được nhanh chóng. Nếu có thể, bạn nên mang theo sổ khám thai để bác sĩ có được thông tin chi tiết về quá trình thai sản. Hoặc gia đình có thể đưa sản phụ nhập viện đã đăng ký theo dõi thai kỳ hoặc đăng ký sinh để được chăm sóc hiệu quả hơn.
Hiện nay, nhiều bệnh viện đã có các dịch vụ thai sản trọn gói, các gia đình không cần phải chuẩn bị quá nhiều đồ dùng cá nhân khi tới viện. Do đó, các ông chồng có thể cân nhắc mang số lượng ít quần áo, đồ dùng cá nhân cho mẹ và bé. Các đồ dùng còn thiếu có thể mua hoặc mang đến sau đó, khi vợ chồng vẫn trong thời gian lưu viện.
Có 2 phương pháp giúp các mẹ bầu kiểm soát cơn đau đẻ là sử dụng thuốc và những hoạt động tự thực hiện. Các mẹ bầu có thể thực hiện một số hoạt động để làm “xao nhãng”, tạm quên cảm giác đau, ví dụ như: di chuyển xung quanh, tập thở, tắm vòi hoa sen, massage, chườm nóng hoặc lạnh, nghe nhạc… Ngoài ra, sản phụ cũng cần có người thân bên cạnh để hỗ trợ, động viên về tinh thần. (4)
Việc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm đau cần phải được trao đổi trước với bác sĩ. Sau khi khám và đánh giá toàn trạng, bác sĩ sẽ có chỉ định thuốc giảm đau phù hợp cho sản phụ. Một số loại thuốc sử dụng để giảm đau đẻ gồm:
Sản Phụ khoa Hệ thống BVĐK Tâm Anh được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn Quốc tế, cung cấp các dịch vụ chăm sóc toàn diện sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ không chỉ đem lại cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh cho phái đẹp mà còn giúp họ làm tròn thiên chức làm mẹ một cách trọn vẹn.
Được đào tạo chính quy, giỏi chuyên môn, tâm huyết và tận tình, các bác sĩ sản khoa tại Tâm Anh sẽ trực tiếp thăm khám, theo dõi thai kỳ, chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mẹ từ lúc mang thai đến khi con chào đời.
Hệ thống BVĐK Tâm Anh sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết bị hàng đầu, hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và can thiệp kịp thời các bệnh lý, bất thường thai kỳ.
Sự phối hợp theo dõi và điều trị chặt chẽ giữa các khoa Sản – Nhi sơ sinh, Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm, Tim bẩm sinh… cùng với các chuyên khoa khác của bệnh viện cho kế hoạch theo dõi thai kỳ toàn diện, an toàn hiệu quả, mẹ tròn con vuông.
Giúp mẹ vượt cạn nhẹ nhàng, con chào đời an toàn: Đẻ không đau, da kề da, cho bé bú sớm ngay sau sinh, cắt dây rốn chậm, lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn, thăm khám và tư vấn điều trị sàn chậu trong thai kỳ và sau sinh, tư vấn tâm lý, sàng lọc sơ sinh.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Phần lớn các mẹ khi mang thai đều có trải nghiệm đau đẻ với những cơn đau kéo dài, dữ dội. Phía sau những trải nghiệm không dễ chịu này là niềm vui, hạnh phúc được gặp con yêu. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các mẹ sẽ có thêm hiểu biết và có sự chuẩn bị chủ động hơn cho hành trình vượt cạn sắp đến.