Đái tháo đường (hay người dân thường gọi là tiểu đường) là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi và những người có thói quen ăn uống không lành mạnh. Tuy nhiên, bệnh vẫn có nguy cơ xảy ra ở trẻ em. Đái tháo đường ở trẻ em (hay tiểu đường ở trẻ em) có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
TS.BS Trần Hữu Thanh Tùng, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Đái tháo đường là tình trạng lượng đường glucose trong máu tăng cao, mãn tính. Bình thường, hormone insulin sẽ giúp glucose di chuyển từ máu đến các tế bào của cơ thể, sau đó sẽ chuyển đổi glucose thành năng lượng. Tuy nhiên, khi trẻ bị đái tháo đường, lượng insulin được tạo ra trong tuyến tụy bị thiếu hụt so với lượng glucose hoặc các phản ứng của cơ thể với insulin không diễn ra như bình thường khiến glucose không được chuyển hóa thành năng lượng, lượng đường trong máu ngày càng tăng cao. (1)
Trẻ bị đái tháo đường được chia làm hai loại chính là đái tháo đường típ 1 và đái tháo đường típ 2. Cả hai loại đái tháo đường này đều có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhi bị đái tháo đường thuộc típ 1.
Đái tháo đường típ 1 ở trẻ em xảy ra do tuyến tụy không sản xuất đủ hormone insulin khiến glucose tích tụ trong máu ngày càng nhiều. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em từ 4 – 6 tuổi và thanh thiếu niên từ 10 – 14 tuổi. Theo một số nghiên cứu, nguyên nhân gây đái tháo đường típ 1 ở trẻ em có liên quan đến môi trường và yếu tố di truyền. Vì vậy, nếu trong gia đình có người bị đái tháo đường típ 1, trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Triệu chứng đầu tiên khi trẻ mắc bệnh là tần suất đi tiểu của trẻ tăng cao hơn, nhất là vào ban đêm. Thậm chí, trẻ có thể đái dầm khi ngủ hoặc khi chơi đùa. Việc điều trị đái tháo đường típ 1 được thực hiện bằng phương pháp thay thế insulin và kiểm soát lượng đường trong máu.
Đái tháo đường típ 2 ở trẻ em xảy ra do cơ thể kháng insulin. Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi, hiếm khi xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, theo ghi nhận trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ béo phì ngày càng cao, dẫn đến ngày càng có nhiều trẻ được chẩn đoán bị đái tháo đường típ 2. Bên cạnh yếu tố cân nặng, một số yếu tố có thể là tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 ở trẻ gồm: di truyền, mẹ bị đái tháo đường thai kỳ và một số vấn đề y tế khác. Đối với đái tháo đường típ 2, bệnh nhân thường sẽ được điều trị bằng chế độ ăn kiêng, giảm cân khoa học và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Nhìn chung, phần lớn trẻ bị đái tháo đường do các nguyên nhân sau:
Khi bị đái tháo đường, tình trạng thiếu hụt insulin trong máu, glucose tích tụ quá mức dẫn đến tình trạng glucose bị “tràn” vào nước tiểu khiến cơ thể sản xuất nước tiểu quá mức. Mặt khác, các tế bào của cơ thể không có đủ năng lượng do glucose không được chuyển hóa khiến các chất béo dự trữ trong cơ thể bắt đầu bị phá vỡ, sản xuất xeton (một loại axit) để thay thế, từ đó máu có tính axit. Chính vì vậy, khi trẻ bị đái tháo đường, trẻ sẽ có một số triệu chứng sau đây:
Bên cạnh việc chẩn đoán bệnh qua các triệu chứng điển hình của đái tháo đường, bác sĩ sẽ yêu cầu bố mẹ cung cấp thêm các thông tin về tiền sử bệnh của gia đình và trẻ. Từ đó, bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ thực hiện thêm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân cụ thể, loại bệnh và mức độ nghiêm trọng của đái tháo đường ở trẻ, gồm:
Nếu trẻ có tình trạng mất nước và nhiễm toan, trẻ sẽ được yêu cầu điều trị tại bệnh viện cho đến khi bệnh được kiểm soát ở mức an toàn.
Đái tháo đường típ 1 ở trẻ em là một loại bệnh tự miễn, không có thuốc chữa trị hoàn toàn. Vì vậy, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả kiểm tra lượng đường trong máu để bổ sung insulin với liều lượng phù hợp cho bệnh nhân bằng phương pháp tiêm insulin hoặc thực hiện liệu pháp bơm insulin. Đồng thời, trẻ cần thực hiện chế độ ăn kiêng phù hợp, tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút/ngày để tăng cường sức đề kháng, duy trì nồng độ đường trong máu ở mức ổn định.
Đối với trẻ mắc đái tháo đường típ 2, phương án điều trị gồm có:
Đái tháo đường típ 1 không phải là một căn bệnh truyền nhiễm, bệnh cũng không có cách ngăn ngừa. Tuy nhiên, đối với đái tháo đường típ 2, bố mẹ có thể chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ gồm:
Trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng của bệnh hoặc nghi ngờ trẻ mắc bệnh đái tháo đường, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt.
Đặc biệt, khi trẻ có biểu hiện mất nước nghiêm trọng, bắt đầu xuất hiện tình trạng nôn mửa và hôn mê, bố mẹ cần gọi cấp cứu để đưa trẻ đến bệnh viện khẩn cấp. Tình trạng này được gọi là nhiễm toan ceton do đái tháo đường (DKA), có nguy cơ gây tử vong ở trẻ cao.
Ngoài ra, trẻ cần được đưa đến bệnh viện ngay khi có các triệu chứng sau:
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Đái tháo đường ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của cơ thể như thận, mắt, tim, mach máu và hệ thận khi của người bệnh khi không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Bệnh nhân sau quá trình điều trị tích cực tại bệnh viện cần thăm khám sức khỏe định kỳ, thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu và tuân thủ theo đúng các chỉ định chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu của bác sĩ.