TTND.TS.BS.CKII PHAN THỊ XUÂN

TTND.TS.BS.CKII PHAN THỊ XUÂN

Trưởng khoa: Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc
Trưởng khoa: Khoa Cấp cứu
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

GIỚI THIỆU

Thầy thuốc Nhân dân, TS.BS CKII Phan Thị Xuân – Trưởng khoa Hồi sức tích cực & Chống độc và Trưởng khoa Cấp cứu BVĐK Tâm Anh TP HCM là một trong những chuyên gia hồi sức hàng đầu tại Việt Nam với hơn 30 năm kinh nghiệm.

Trước khi về BVĐK Tâm Anh, bác sĩ Phan Thị Xuân từng là Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy. Năm 1989 sau khi tốt nghiệp Đại học Y Dược TP HCM, bác Xuân là một trong số ít sinh viên xuất sắc được tuyển chọn để tiếp tục được học tập, đào tạo bác sĩ nội trú. Sau khi hoàn thành chương trình này, bác Xuân về công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy và kết duyên với khoa Hồi sức cấp cứu.

Công việc của bác sĩ Xuân gắn bó với công tác điều trị, hồi sức cho người bệnh nội, ngoại, chấn thương nặng có suy đa cơ quan cần hỗ trợ chức năng các cơ quan như thông khí cơ học, oxy hoá máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO), điều trị thay thế thận, thay huyết tương, ngoài ra còn tham gia hồi sức cho người bệnh hiến tạng và hồi sức người bệnh sau ghép cơ quan.

Là lãnh đạo của đơn vị đầu ngành về hồi sức tại khu vực phía Nam, tên tuổi bác sĩ Xuân gắn liền với danh hiệu người giành lại sự sống cho hàng ngàn người bệnh trước “lưỡi hái tử thần”. 18 năm liền điều hành ở vị trí Phó khoa, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, nơi tiếp nhận bệnh nhân “9 phần chết, 1 phần sống”,  bác sĩ Phan Thị Xuân luôn ấp ủ làm sao để cứu sống được nhiều người bệnh, giảm tỷ lệ nặng xin về, tỷ lệ tử vong. Trên cơ sở đó, nữ bác sĩ tài ba đã cùng đồng nghiệp tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó công trình “Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật lọc máu hiện đại trong hồi sức cấp cứu bệnh nhân nặng và ứng phó với một số dịch bệnh nguy hiểm” vinh dự được Chủ tịch nước trao Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ và triển khai ứng dụng thực tế tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã cứu sống hàng ngàn người bệnh mỗi năm.

Bác sĩ Xuân còn được biết đến là người ứng dụng thành công các kỹ thuật lọc máu hiện đại trên thế giới để cứu sống người bệnh suy đa cơ quan, đặc biệt với kỹ thuật Oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO), đã triển khai thành công tại bệnh viện Chợ Rẫy và chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện khác trong thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam, góp phần cứu sống hàng trăm người bệnh mỗi năm.

xem thêm

THÀNH VIÊN TỔ CHỨC

  • Hội Hồi sức cấp cứu chống độc Việt Nam, là thành viên ban chấp hành hội.
  • Hội Y học TP Hồ Chí Minh, là phó chủ tịch Liên chi hội Hồi sức cấp cứu.

LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN

  • Công tác cấp cứu tai nạn, thảm hoạ và ngộ độc hàng loạt.
  • Điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh nặng, có chức năng sống bị đe dọa cần phải hỗ trợ.
  • Thực hiện các quy trình chẩn đoán, điều trị, thủ thuật cấp cứu và hồi sức.
  • Phối hợp với các bệnh viện tuyến cuối khác trong việc hội chẩn và điều trị người bệnh.
  • Phối hợp với các khoa phòng trong Bệnh viện trong công tác cấp cứu, báo động đỏ toàn bệnh viện.
  • Đàotạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo chuyên khoa cho tuyến dưới.
xem thêm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cô gái ngộ độc do uống 60 viên thuốc hạ huyết áp, tiểu đường

Uống cùng lúc 60 viên thuốc trị bệnh huyết áp và tiểu đường, cô gái 22 tuổi bị nôn ói, tiêu chảy, mệt mỏi được các bác sĩ BVĐK Tâm Anh cấp cứu kịp thời, ngăn ngừa tử vong do ngộ độc thuốc. Đêm muộn, chị T.P.Y. (22 tuổi, nhà ở quận Tân Phú, TP.HCM)...

Kỹ năng sơ cấp cứu các tai nạn thường gặp

Nắm vững các biện pháp sơ cấp cứu tại chỗ do vết thương chảy máu, bong gân, đuối nước, hóc dị vật… sẽ giúp nạn nhân hạn chế thương tổn, thậm chí cứu sống người bệnh trong gang tấc. Xử lý vết thương Vết thương trầy xước, chảy máu nhẹ Rửa sạch...

Sơ cấp cứu khi té ngã tại nhà – Những điều cần lưu ý

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm ước tính có 684.000 người chết vì té ngã trên toàn cầu, trong đó hơn 80% là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình; khoảng 10-20% trường hợp té ngã dẫn đến gãy xương, hầu hết xảy ra tại nhà...

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM