Cảm giác nghẹn ở thực quản đến từ chứng khó nuốt. Người bệnh khi nuốt thức ăn sẽ cảm thấy khó khăn, đôi khi đi kèm với cơn đau thực quản, hoặc nghiêm trọng hơn là không thể nuốt. Cảm giác nghẹn ở thực quản có thể là một hiện tượng sinh lý tạm thời do người bệnh ăn quá nhanh, nhai không kỹ. Tuy nhiên, đây có thể là triệu chứng của một tình trạng nặng cần điều trị.
Cảm giác nghẹn ở thực quản còn được diễn giải là chứng khó nuốt, cảm thấy vướng ở cổ, thức ăn đọng lại ở ngực.
Quá trình nuốt thức ăn diễn ra tương đối phức tạp, chia thành 4 giai đoạn gồm:
Trong 4 giai đoạn này, chỉ có giai đoạn đầu là người bệnh có thể chủ động thao tác. Những giai đoạn còn lại là phản xạ sinh lý tự nhiên của cơ thể. Chứng khó nuốt gây ra cảm giác nghẹn ở thực quản, xảy ra ở một trong ba giai đoạn này.
Nuốt nghẹn là hiện tượng sinh lý bình thường, sẽ hết nhanh sau đó hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý khác. Vì động tác nuốt được điều khiển bởi cơ chế thần kinh tương đối phức tạp nên có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹn ở thực quản, bao gồm lành tính và ác tính. Đa số người bệnh sẽ đi khám khi cảm giác nghẹn ở thực quản nặng hơn, đi kèm với triệu chứng khác hoặc kéo dài quá lâu.
Cảm giác nghẹn ở thực quản có thể xảy ra với bất cứ ai, ở bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, ở mỗi nhóm tuổi sẽ có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau: nếu ở người trẻ, cảm giác nghẹn ở thực quản có thể liên quan đến các bệnh chức năng thì với nhóm người lớn tuổi, nuốt nghẹn thường do ảnh hưởng từ những bệnh lý ác tính.
Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, nếu thấy cảm giác nghẹn ở thực quản kéo dài từ 1 -2 tuần, không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đi khám để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời (nếu có).
Triệu chứng nghẹn ở thực quản dù là nguyên nhân gì cũng bắt đầu với biểu hiện vướng thức ăn ở cổ, đọng lại ở phần ngực. Triệu chứng này có thể biến mất nhanh hoặc ngay sau đó. Tuy nhiên, có trường hợp người bệnh gặp các triệu chứng khác như nuốt đau, nuốt nghẹn khi nuốt thức ăn lỏng hay đặc, đau ngực. Điều này có thể là do cùng lúc mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau như co thắt tâm vị, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư thực quản, bệnh lý tim mạch…
Do đó, các triệu chứng nghẹn ở thực quản mà người bệnh cần lưu ý:
Cảm giác nghẹn ở thực quản không do bệnh lý thì chỉ là hiện tượng sinh lý thông thường. Nguyên nhân có thể do ăn quá nhanh, không nhai kỹ khiến cho quá trình nuốt bị chậm lại so với bình thường; xảy ra khi ăn thức ăn đặc, không xảy ra khi ăn lỏng. Hiện tượng sinh lý này sẽ hết rất nhanh sau đó, và cũng không gây biến chứng sức khỏe.
Nghẹn ở thực quản do bệnh lý được xác định khi người bệnh có thêm những triệu chứng như nuốt đau, đau ngực. Ngoài ra, những triệu chứng này kéo dài 1 – 2 tuần, không thuyên giảm, hoặc mắc nghẹn khi nuốt thức ăn lỏng, đau khi uống nước,… cũng có thể xem là những dấu hiệu của bệnh lý.
Như đã nói ở trên, nghẹn ở thực quản có thể là một dấu hiệu của nhiều bệnh lý cùng xảy ra, thường gặp là tim mạch. Ở người trẻ tuổi, nghẹn ở thực quản thường đến từ những bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản… Còn người lớn tuổi có thể là do hệ quả của những bệnh lý như co thắt tâm vị, suy tim, ung thư thực quản…
Người bệnh khi bị nghẹn ở thực quản do nguyên nhân bệnh lý, thường sẽ đi kèm với tổn thương thực quản. Những tổn thương thực thể có thể khảo sát thông qua các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Người bệnh cần được điều trị bệnh sớm, hạn chế bệnh trở nặng hơn, gây nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể.
Nuốt nghẹn có thể gây ra bởi các bệnh lý vùng hầu họng như rối loạn chức năng thần kinh cơ, ung thư…, các vấn đề của thực quản như rối loạn vận động, u bướu, viêm thực quản, hoặc chèn ép thực quản từ bên ngoài do u trung thất…
Các nguyên nhân thường gặp của nuốt nghẹn có thể kể đến như:
Co thắt tâm vị là sự rối loạn nhu động ở thực quản, có thể là vô căn hoặc gây nên bởi bệnh lý khác như nhiễm ký sinh trùng, tự miễn… Người bị co thắt tâm vị sẽ không thể giãn cơ vòng thực quản dưới đi kèm với tình trạng không có nhu động thực quản. Điều này làm cản trở quá trình nuốt, gây khó nuốt.
Người bệnh co thắt tâm vị sẽ bị nghẹn ở thực quản khi ăn thức ăn lỏng hay đặc. Một số trường hợp, bệnh cũng đi kèm với những triệu chứng khác như trào ngược thức ăn, nôn ói…
Trào ngược dạ dày thực quản là thuật ngữ chỉ triệu chứng dịch acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản, khiến thực quản bị tổn thương. Kèm theo đó, người bệnh cũng có những triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như: ợ nóng, ợ hơi, đau tức vùng thượng vị và khó nuốt.
Triệu chứng nghẹn ở thực quản cũng thường xảy ra ở người bệnh trào ngược dạ dày từ cấp độ B trở lên. Lúc này, thực quản đã bị tổn thương bởi dịch acid dạ dày, nguy cơ cao bị sưng tấy niêm mạc thực quản, phù nề. Do vậy, chức năng của thực quản cũng sẽ bị suy giảm, khiến người bệnh bị nghẹn ở thực quản, khó nuốt.
U lành tính hay ác tính có thể làm hẹp lòng thực quản. Ung thư thực quản là bệnh khó điều trị nhất trong những bệnh lý về thực quản, tiêu hóa. Bệnh có 2 dạng chính là ung thư biểu mô tế bào gai và ung thư biểu mô tuyến. Bệnh xảy ra do sự xuất hiện và phát triển bất thường của các tế bào bên trong niêm mạc thực quản. Những tế bào này tạo thành khối u ác tính, lâu dần sẽ làm tổn thương thực quản và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Thông thường, ung thư thực quản ở giai đoạn đầu không có triệu chứng. Người bệnh có thể sẽ bị chứng khó nuốt, cảm giác nghẹn ở thực quản kể cả ăn thức ăn lỏng hay đặc.
Suy tim xảy ra khi chức năng tim bị rối loạn, tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận hoặc tống máu. Bệnh đặc trưng với triệu chứng khó thở, suy kiệt, đặc biệt khi người bệnh vận động mạnh.
Nuốt nghẹn hay cảm giác nghẹn ở thực quản là một trong những triệu chứng của bệnh suy tim. Thường xuất hiện song song với hai triệu chứng chính là đau ngực và khó thở.
Nghẹn ở thực quản được chẩn đoán chủ yếu bằng những phương tiện hình ảnh. Phát hiện trên cận lâm sàng phổ biến nhất của nuốt nghẹn là có tổn thương thực thể thấy rõ thông qua hình ảnh.(1)
Trường hợp bác sĩ không tìm thấy tổn thương ở thực quản, người bệnh sẽ được xem xét những yếu tố liên quan đến tổn thương thần kinh hoặc tổn thương cơ thực quản.
Những phương pháp chẩn đoán nghẹn ở thực quản bao gồm:
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây cảm giác nghẹn ở thực quản, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu là do sinh lý sẽ tự động hết nhanh sau đó mà không cần điều trị.(2)
Một số phương pháp điều trị thông thường được áp dụng cho người bị nghẹn ở thực quản:
Khi cảm giác nghẹn ở thực quản xảy ra, người bệnh cần bình tĩnh và quan sát phản ứng của cơ thể. Nếu xác định nguyên nhân do ăn nhanh, thức ăn cứng, khó tiêu… thì người bệnh cần bình tĩnh vì hiện tượng chỉ xảy ra tạm thời và sẽ mất ngay sau đó.
Trường hợp cảm giác nghẹn ở thực quản kéo dài hơn 1 tuần, nuốt nghẹn với thức ăn lỏng hoặc có kèm theo những triệu chứng khác như nuốt đau, người bệnh cần thăm khám sớm để xem xét liệu có liên quan đến bệnh lý. Thăm khám với bác sĩ càng sớm sẽ tăng cao cơ hội điều trị tốt các bệnh lý này.
Nghẹn ở thực quản chủ yếu phòng tránh bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, đồng thời nâng cao chất lượng dinh dưỡng để giữ gìn sức khỏe hệ tiêu hóa. Đây là điều tốt nhất bạn cần làm để giữ cho mình một nền sức khỏe tốt, gồm hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Những biện pháp phòng ngừa nghẹn ở thực quản mà bạn có thể tham khảo là:
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về tiêu hóa từ nhẹ đến nặng (viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, nhiễm trùng đường ruột, đau ruột thừa,…). Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Cảm giác nghẹn ở thực quản là triệu chứng khi thực quản bị suy giảm chức năng, làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn xuống dạ dày. Thức ăn bị vướng lại ở cổ, ngực khiến người bệnh khó chịu, đôi khi ảnh hưởng tạm thời đến sức khỏe chung của người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chứng nuốt nghẹn, bao gồm sự ảnh hưởng từ những bệnh lý ngoài hệ tiêu hóa. Cần lưu ý rằng, cảm giác nghẹn ở thực quản khi xảy ra đồng thời với những triệu chứng khác, khả năng cao là người bệnh có những tổn thương, bệnh lý liên quan cần được can thiệp sớm.