Cảm cúm ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp, có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khi không được phát hiện và điều trị đúng cách. Đặc biệt, triệu chứng của bệnh khá giống với cảm lạnh, khiến nhiều phụ huynh nhầm lẫn.
Cảm cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút cúm gây ra, bùng phát mạnh mẽ vào mùa đông xuân (từ tháng 11 đến tháng 4). Bệnh có thể tái nhiễm nhiều lần do virus cúm biến đổi kháng nguyên tạo ra nhiều chủng mới, miễn dịch đặc hiệu giảm dần theo thời gian và không có miễn dịch chéo giữa các type và phân type virus cúm.
Virus cúm lây truyền qua đường hô hấp, có thể lây lan nhanh chóng từ người này qua người khác, đặc biệt là ở những nơi đông người như trường học, nhà trẻ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 1 tỷ trường hợp mắc cúm mùa, trong đó có 3 – 5 triệu ca bệnh diễn ra ở mức độ năng, ước tính 250.000 đến 500.000 ca tử vong do cúm mỗi năm. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), cúm là một bệnh lý đang nằm ở mức báo động với diễn biến ngày càng tồi tệ, số ca mắc và tử vong không ngừng tăng. Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nghiêm trọng của cảm cúm khi mắc bệnh.
Cúm có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với giọt bắn nhỏ chứa virus trong không khí được phát tán ra môi trường bên ngoài khi người bệnh hắt hơi, ho. Các giọt này bay lơ lửng trong không khí và vô tình rơi vào miệng, mũi của những người xung quanh, xâm nhập vào đường hô hấp và bắt đầu gây bệnh.
Bên cạnh đó, virus gây bệnh cảm cúm ở trẻ có thể tồn tại khá lâu ở môi trường bên ngoài. Trẻ có thể nhiễm virus khi chạm tay vào các bề mặt như tay nắm cửa, đồ chơi, ly cốc có virus gây bệnh hay tiếp xúc cơ thể với trẻ đang mắc cúm rồi chạm tay lên mắt, mũi, miệng của mình.
Đặc biệt, người bệnh có thể bắt đầu lây lan bệnh từ 1 ngày trước khi bệnh bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Thời gian lây lan bệnh kéo dài 1 tuần hoặc lâu hơn đối với trẻ nhỏ. Chính vì khả năng lây lan nhanh chóng, cảm cúm có thể phát triển thành dịch bệnh hàng năm. Ngoài ra virus cúm có thể lây truyền từ gia cầm sang người. (1)
Virus cúm là nguyên nhân gây cảm cúm ở trẻ em, được chia làm 3 loại: cúm A, cúm B, cúm C. Tuy nhiên, loại virus này có thể biến đổi về cấu trúc di truyền, tạo thành chủng virus mới có khả năng kháng lại miễn dịch trước đó và tiếp tục gây cảm cúm cho trẻ. Tại Việt Nam các virus cúm hay gặp là cúm A/H1N1,cúm A/H3N2 và cúm B. Cơ chế biến đổi cấu trúc của virus cúm được chia làm 2 nhóm chính:
Triệu chứng cảm cúm ở mỗi trẻ sẽ có thay đổi khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa, độ tuổi và thể trạng sức khỏe của trẻ. Nhìn chung, thời gian ủ bệnh 1 đến 4 ngày, trung bình 2 ngày. Khởi phát trẻ sẽ bị sốt cao đột ngột, kèm theo một loạt các triệu chứng khác đi kèm như:
Phần lớn trẻ bị cảm cúm đều có thể phục hồi hoàn toàn thường mất 1-2 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ có hệ miễn dịch suy yếu kèm với việc không được chăm sóc đúng cách, trẻ có nguy cơ gặp phải các biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa…
Một số cách chữa cảm cúm cho trẻ nhỏ bố mẹ nên biết gồm:
Khi trẻ bị cảm cúm, bố mẹ nên chú ý theo dõi chặt chẽ các biểu hiện, đặc biệt là thân nhiệt của trẻ. Điều này sẽ giúp bố mẹ phát hiện và đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời nếu tình trạng sốt không có dấu hiệu cải thiện sau khi đã thực hiện các biện pháp hạ sốt tại nhà, sốt cao kéo dài.
Khi thân nhiệt của trẻ đo ở nách trên 38,5 độ C thì cho bé dùng thuốc hạ sốt (liều paracetamol 10-15 mg/kg/lần, cách 4h-6h/lần, không quá 60 mg/kg/ngày).
Các loại thuốc trị cảm cúm cho trẻ hiện có đều tập trung điều trị các triệu chứng, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Tùy thuộc vào triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và thể trạng sức khỏe của từng trẻ, bác sĩ sẽ cân nhắc kê toa thuốc với liều lượng phù hợp. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị cảm cúm ở trẻ gồm:
Cảm cúm khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn, thậm chí rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy). Bố mẹ cần thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất và phù hợp cho trẻ, từ đó, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Ngoài ra, tình trạng sốt, nôn mửa, tiêu chảy là nguyên nhân khiến trẻ mất nước và điện giải. Bố mẹ nên chú ý cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, đồng thời, bổ sung thêm các loại vitamin, điện giải thông qua các loại rau củ, trái cây như cam, quýt, ổi…
Hệ tiêu hóa của trẻ bị cảm cúm thường sẽ yếu hơn so với bình thường. Do đó, bố mẹ nên lựa chọn các thực phẩm mềm, dạng lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, sú.,..
Được sử dụng trong trường hợp sốt cao chưa đáp ứng với thuốc hạ nhiệt hoặc chưa đủ thời gian dùng thuốc hạ nhiệt , bố mẹ có thể dùng một chiếc khăn mềm thấm nước ấm (nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1-2 độ C), vắt khô và lau khắp người cho trẻ, nhất là ở khu vực nách, bẹn và trán. Đây là cách hạ sốt không dùng thuốc thường được sử dụng.
Tuy nhiên, bố mẹ nên lưu ý không dùng nước lạnh, rượu hoặc cồn để lau người cho trẻ vì điều này có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi bị cảm cúm, cơ thể trẻ sẽ mất nhiều năng lượng hơn để chống lại tác nhân gây bệnh. Lúc này, giấc ngủ được xem là cách tốt nhất để cơ thể hồi phục. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, cho trẻ ngủ trong những không gian thoáng khí, mát mẻ để trẻ cảm thấy thoải mái và ngon giấc.
Thông thường, bệnh cảm cúm có thể hồi phục trong 1-2 tuần. Tuy nhiên cúm có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm cơ tim cấp, viêm não… nếu trong quá trình chăm sóc, trẻ có 1 trong các biểu hiện dưới đây, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ càng sớm càng tốt:
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Tóm lại, cảm cúm ở trẻ em tuy là một trong những bệnh lý thường gặp, có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần chăm sóc đúng cách, tuy nhiên bố mẹ không nên vì thế mà chủ quan. Trong quá trình chăm sóc trẻ, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.