Covid-19 làm đình trệ các dịch vụ hỗ trợ sinh sản, trì hoãn giấc mơ làm cha mẹ của hàng triệu vợ chồng hiếm muộn. Số trẻ không được sinh ra nhờ IVF cũng đáng quan ngại như số người tử vong vì đại dịch Covid-19.
Đại dịch Covid-19 khiến hàng triệu gia đình hiếm muộn không được điều trị kịp thời và liên tục dẫn đến dự trữ buồng trứng ngày càng thấp, chất lượng tinh trùng suy giảm… có thể vuột mất cơ hội làm cha mẹ.
Gần 1.000 bệnh nhân hiếm muộn được “khám từ xa” và tư vấn với các chuyên gia điều trị vô sinh hiếm muộn tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Hệ thống BVĐK Tâm Anh vui mừng khôn xiết vì chặng đường tìm con của họ không bị gián đoạn giữa đại dịch Covid-19.
Hoàng Thị Thu Hương (36 tuổi, TP.HCM) đã 8 lần thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), chuyển phôi tốt ngày 3 nhưng chưa một lần có tin vui. Ở độ tuổi ngoài 35, tắc hai bên vòi trứng, nội mạc tử cung hơi mỏng, thất bại làm tổ nhiều lần… chị Lành được Thạc sĩ, bác sĩ Giang Huỳnh Như – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM khuyên nên sớm bắt đầu chu kỳ điều trị mới. “Nếu trì hoãn thêm cho đến khi hết dịch bệnh, có thể cơ hội có con của bệnh nhân không còn nhiều vì dự trữ buồng trứng ngày càng suy giảm. Với trường hợp này, chúng tôi sẽ chỉ định cho bệnh nhân bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, áp dụng phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng, nuôi phôi ngày 5 và sinh thiết phôi chọn ra phôi tốt nhất, tăng tỷ lệ IVF thành công. Bệnh nhân cũng được bệnh viện hỗ trợ tiêm vắc xin Pfizer phòng Covid-19 ngay khi đến bệnh viện khám lần đầu”, bác sĩ Như cho biết.
Mong con 11 năm, từng điều trị tại nhiều bệnh viện lớn tại TP.HCM nhưng chị Trương Kim Liên (31 tuổi) bắt buộc phải ngừng hành trình điều trị vì đại dịch Covid-19. Chị kể, cách đây 10 năm chị từng có thai mà thai trứng. Chị nghẹn ngào khi bác sĩ thông báo chị có thể phải đối mặt với tình huống xấu nhất là phải xin trứng do chỉ số dự trữ buồng trứng của chị quá thấp – chỉ còn 0.3, qua siêu âm chỉ phát hiện 1 nang trứng.
Tại Việt Nam, làn sóng Covid-19 thứ nhất được ghi nhận từ trường hợp bệnh nhân số 17. Tính đến ngày…, cả nước ghi nhận tổng số 1,256 ca nhiễm, trong đó 1.101 người khỏi bệnh, 117 người đang điều trị và 35 người tử vong. Sau 1 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, con số này đã tăng đáng kể với tổng số gần 800.000 ca nhiễm, 636.081 ca khỏi, 19.437 ca tử vong. Bộ Y tế ban hành chính sách cách ly khu vực, cách ly toàn xã hội khi ca nhiễm ngày càng gia tăng không có điểm dừng và các ổ dịch ở bệnh viện được phát hiện.
Xem thêm: PHÒNG LAB HIỆN ĐẠI NHẤT ĐÔNG NAM Á ĐỂ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH
Đợt dịch thứ 4 diễn ra hết sức phức tạp tại TP.HCM khiến thành phố lockdown gần như 4 tháng kể từ 5/2021. Sự quá tải của hệ thống y tế làm ảnh hưởng đến các cấp cứu y tế khác. Điều trị vô sinh hiếm muộn được xếp vào những dịch vụ y tế không quá cần thiết ko thực hiện ngay, do đó các dịch vụ điều trị vô sinh hiếm muộn gần như ngưng trệ hoàn toàn. Người bệnh IVF bắt buộc phải dừng chu kỳ hoặc trì hoãn điều trị.
SARS-CoV-2 không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, không lây truyền qua đường tình dục. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, virus SARS-CoV-2 không hiện diện trong tinh dịch của nam giới, không ảnh hưởng quá nhiều đến dự trữ buồng trứng và chức năng sinh sản của nữ giới. Tuy nhiên, việc trì hoãn điều trị vô sinh hiếm muộn trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến rất nhiều vợ chồng đang mong muốn có con.
Thạc sĩ, bác sĩ Giang Huỳnh Như cho biết, trong hỗ trợ sinh sản, tuổi của cả nam và nữ đều ảnh hưởng đến cơ hội có thai. Khoảng thời gian càng kéo dài thì cơ hội có thai của các cặp vợ chồng càng giảm. Trì hoãn hay kéo dài thời gian điều trị vô sinh đều ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng có con của bệnh nhân hiếm muộn.
Tạp chí Times ghi nhận, thế giới ngày càng nhiều phụ nữ tự tiêm kích thích buồng trứng tại nhà để đông trứng, bảo tồn khả năng sinh sản. Người phụ nữ càng lớn tuổi thì dự trữ buồng trứng càng giảm, tăng tỷ lệ noãn bất thường, phôi bất thường, giảm tỷ lệ có thai, giảm cơ hội có con. Sức khỏe sinh sản của nam giới ít bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, tuy nhiên ở những trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân thì tăng độ tuổi của nam giới cũng làm giảm tỷ lệ làm tổ, giảm tỷ lệ có thai, cũng như tăng tỷ lệ sảy thai.
Thế giới có hơn 232 triệu trường hợp nhiễm Covid-19 và gần 4,7 triệu ca tử vong, chiếm tỷ lệ khoảng 2-3%. Tỷ lệ tử vong trong độ tuổi sinh sản chỉ ước tính là 0,2-0,3% với tỷ lệ nam nhiều hơn nữ giới (khoảng 1,5/1) và chủ yếu là các bệnh nhân mắc bệnh nền.
Hàng hăm, hơn 1,5 triệu chu kỳ IVF được thực hiện trên toàn cầu. Khoảng 400.000 trẻ được sinh ra nhờ công nghệ hỗ trợ sinh sản, chiếm khoảng 0,3% tổng tỷ suất sinh sống hàng năm. Theo khuyến cáo hiện nay của nhiều tổ chức Y học sinh sản, nếu đóng cửa các dịch vụ hỗ trợ sinh sản điều trị vô sinh thì ước tính số trẻ không được sinh ra nhờ IVF tương đương số người tử vong vì đại dịch Covid-19. Việc ngưng trệ kéo dài các dịch vụ hỗ trợ sinh sản đang gây bất lợi cho toàn xã hội nói chung và bệnh nhân vô sinh nói riêng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ vô sinh cao nhất trên Thế giới và ngày càng trẻ hóa. Ước tính mỗi năm, Việt Nam có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, chiếm 7,7% các cặp trong độ tuổi sinh đẻ. Trong số đó, các cặp vợ chồng ở độ tuổi dưới 30 chiếm 50%. Tình trạng vô sinh thứ phát cũng đang gia tăng đến 15-20% sau mỗi năm và chiếm hơn 50% các cặp vợ chồng vô sinh.
“Liệu có nên chờ đến hết dịch rồi hãy khởi động việc khám và điều trị cho bệnh nhân hiếm muộn hay không? Đó là trăn trở của các bác sĩ vô sinh hiếm muộn. Có rất nhiều quan điểm khác nhau nhưng chúng ta cần xác định sống chung lâu dài với đại dịch. Giãn cách xã hội kéo dài gây ảnh hưởng đến cả bệnh nhân và xã hội, kinh tế, chính trị. Trong hỗ trợ sinh sản, tuổi của cả nam và nữ đều ảnh hưởng đến cơ hội có thai, do đó không thể trì hoãn điều trị, chỉ trì hoãn theo giai đoạn, chính sách của địa phương. Thực hiện sàng lọc, giãn cách và hạn chế tiếp xúc giữa bệnh nhân với bệnh nhân, và với nhân viên y tế. Phương châm của Bộ Y tế đã đề ra, vắc xin vẫn là chìa khóa để giúp đẩy lùi dịch bệnh, bên cạnh đó là công nghệ và 5k vẫn thực hiện, khử khuẩn, giãn cách, tiến tới kiềm chế, đẩy lùi, và dập tắt dịch Covid-19”, PGS.TS.BS Lê Hoàng – Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội chia sẻ.
Lựa chọn phác đồ điều trị cũng như áp dụng các biện pháp bảo vệ tốt nhất cho bệnh nhân và nhân viên y tế trong quá trình điều trị nhanh chóng được đưa gia. Phác đồ antagonist cố định, FSH tác dụng kéo dài và đông phôi nên ưu tiên lựa chọn. Cân nhắc nhóm bệnh nhân tiên lượng thấp Poseidon giảm dự trữ buồng trứng. Trữ lạnh tinh trùng nên tiếp tục tiến hành cho các bệnh nhân ung thư.
Bệnh nhân điều trị vô sinh hiếm muộn cũng nên ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19. Sử dụng vắc xin không ảnh hưởng đến chất lượng trứng hay quá trình tạo phôi. Nghiên cứu mới nhất năm 2021, vắc xin mRNA không thay đổi số lượng và chất lượng noãn, ko thay đổi số lượng và chất lượng tinh trùng, ko thay đổi số lượng và chất lượng phôi. Có nghĩa là đối với bệnh nhân được tiêm vắc xin mRNA hoàn toàn có thể kích thích buồng trứng được. Không có sự thay đổi hay ảnh hưởng bởi vắc xin.
Tháng 10/2021 đánh dấu 5 năm thành lập Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh. Gần 15.000 chu kỳ chuyển phôi, IVF Tâm Anh tự hào là trung tâm hỗ trợ sinh sản có tỷ lệ IVF thành công cao.
“Ngày 1/10/2021, khi xã hội trở lại trong trạng thái bình thường mới, các hoạt động hỗ trợ sinh sản cần quay trở lại. Những ngày đầu bình thường mới ở TP.HCM, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh đã đón số lượng khách hàng tăng đột biến. Người bệnh đã rất mong chờ ngày này, và chúng tôi hết sức hỗ trợ họ trên hành trình tìm con”, bác sĩ Giang Huỳnh Như chia sẻ.
(Tên của bệnh nhân đã được thay đổi)
Xem thêm: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ CHO HÀNG NGÀN VỢ CHỒNG HIẾM MUỘN