Sỏi thận là một bệnh lý phổ biến, chiếm gần 2/3 tổng số các bệnh lý về tiết niệu. Đây là loại bệnh gây nhiều biến chứng nặng nề như thận ứ nước, nhiễm trùng, ứ mủ, suy thận, thậm chí có thể tử vong và dễ tái phát.
Bệnh sỏi thận là hiện tượng bị lắng cặn các khoáng chất bên trong nước tiểu, hình thành sỏi thận. Sỏi thận có nhiều kích thước, tùy giai đoạn có thể nhỏ hoặc lớn đến vài centimet. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như uống không đủ nước dẫn đến nước tiểu bị cô đặc, tích trữ lâu dần thành sỏi; do dị dạng bẩm sinh… trong đó do chế độ ăn uống chưa khoa học chiếm phổ biến nhất.
Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì rất quan trọng, chế độ ăn uống vừa giúp hạn chế hình thành sỏi mà còn đảm bảo được dinh dưỡng, ngăn ngừa bệnh biến chứng. Những người bệnh sỏi thận nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp nhất cho bản thân, hạn chế được biến chứng, giúp nhanh chóng khỏi bệnh và có một sức khỏe tốt hơn.
Nam giới thường có thói quen uống nhiều rượu bia. Không chỉ có gan mà thận cũng bị đe dọa nghiêm trọng khi chúng ta uống rượu bia quá nhiều. Lâu lâu uống đương nhiên không ảnh hưởng, nhưng nếu cơ thể tiếp nhận mỗi ngày lượng rượu bia cao trên 2 lon trở lên, thận sẽ phải hoạt động liên tục để thải độc.
Thuốc lá là tác nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến mạch máu, cản trở sự lưu thông máu đến các cơ quan khác. Lưu thông máu đến thận bị ảnh hưởng thì chức năng của thận có xu hướng bị ảnh hưởng.
Vì vậy, cần tránh xa rượu bia, chất kích thích và thuốc lá không chỉ với người bình thường mà đặc biệt rất nguy hại cho người bị sỏi thận, có thể gây ra biến chứng bệnh nặng, ảnh hưởng đến quá trình lọc máu, thải độc.
Những thực phẩm có gốc oxalate là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hình thành sỏi thận. Các thực phẩm có gốc oxalate là: rau bina, củ cải đường… Vì thế, người bệnh sỏi thận cần tránh tuyệt đối những thực phẩm này.
Các loại trái cây sấy khô: Mận khô, nho khô và chà là hay các loại cá hồi ngâm dầu đóng hộp, đậu đen, đậu trắng… chứa hàm lượng kali cao, khiến lượng kali trong máu tăng rất cao gây nên áp lực rất lớn cho thận. Thế nên, người bệnh thận cần hạn chế ăn thực phẩm nói trên.
Ăn mặn, cụ thể là muối chính là kẻ thù của người bệnh sỏi thận. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu hình thành các chất gốc oxalate trong cơ thể và tạo ra sỏi thận. Muối còn gây áp lực rất lớn cho quá trình thanh thải độc tố trong cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận. Người bệnh sỏi thận chỉ nên ăn tối đa 3gr muối/ngày.
Các loại đồ ngọt như kẹo, socola sữa…, đặc biệt đường có chứa hàm lượng fructose và sucrose rất cao. Các loại đường này làm tăng nguy cơ gây sỏi thận và khiến tăng nguy cơ bị tiểu đường, dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho cơ thể.
Đạm có khả năng tích tụ axit uric trong máu và khiến tinh thể muối urat hình thành và tích tụ tại thận. Vì thế, người bệnh cần tránh các loại thịt đỏ và các loại rau củ quả giàu chất đạm. Mỗi ngày chỉ nên bổ sung ít hơn 200gr protein cho cơ thể.
Chất béo làm giảm sức đề kháng cho cơ thể, tăng lượng muối dung nạp, điều này khiến suy giảm chức năng thận. Chất có trong các loại thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến chiên xào nhiều… Người bệnh thận tốt nhất nên ăn luộc hấp thay vì chiên xào, hạn chế đồ ăn đóng hộp.
Người sỏi thận thường nghĩ, phải kiêng canxi trong thức ăn vì chất này hình thành các tinh thể khoáng trong thận. Nhưng hoàn toàn sai lầm nếu kiêng các thực phẩm chứa canxi khiến người bệnh bị mất cân bằng dinh dưỡng, cơ thể tăng hấp thụ oxalate, hình thành sỏi thận cao hơn. Do đó, cần bổ sung canxi vào thực đơn hàng ngày bằng cách tăng cường các thực phẩm từ sữa, sữa chua, phô mai, các loại hạt…
Chất xơ cũng rất quan trọng đối với quá trình chuyển hóa thức ăn, tốt cho hệ tiêu hóa và hệ bài tiết. Do đó, nhóm dưỡng chất này rất cần thiết giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi thận. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như: các loại ngũ cốc nguyên cám, các loại rau xanh như bông cải xanh, bắp cải, ớt chuông, cần tây, mồng tơi, rau lang…
Vitamin A giúp giảm hiện tượng kết tủa của gốc oxalate, cũng như ngăn ngừa sự lắng đọng khoáng chất dẫn tới hình thành các tinh thể khoáng trong niệu quản và thận. Bên cạnh đó, vitamin A còn giúp điều hòa nước tiểu thải ra ngoài cơ thể, nhờ đó bào mòn hoặc hòa tan sỏi thận tốt hơn. Các thực phẩm giàu vitamin A như: ớt chuông, khoai lang, cà rốt, cà chua, bí đỏ, các loại trái cây có màu đỏ, vàng…
Vitamin D có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hấp thụ và tổng hợp canxi cho cơ thể. Nó hỗ trợ cơ thể chuyển hóa canxi tốt hơn, giúp xương khớp chắc khỏe và đặc biệt làm giảm lượng oxalate trong nước tiểu, ngăn ngừa hình thành sỏi thận. Các thực phẩm giàu vitamin D cần bổ sung trong thực đơn hàng ngày là: cá biển, lòng đỏ trứng gà, sữa…
Vitamin C có nhiều trong các trái cây họ nhà cam quýt và đặc biệt những loại trái này còn chứa một lượng lớn hoạt chất citrate. Đây là hoạt chất giúp hòa tan một số thành phần hình thành sỏi thận, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch. Thế nên người bị sỏi thận cần bổ sung các loại quả nhiều hàm lượng vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi, ổi, kiwi…
Mỗi ngày uống từ 2 đến 2,5 lít nước giúp hòa tan khoáng chất, chất cặn bã tích tụ trong hệ bài tiết và đào thải ra ngoài thông qua cơ chế đi tiểu. Cung cấp đủ nước giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa nguy cơ sỏi thận. Đặc biệt, nước giúp chức năng thận hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa bệnh lý thận rất hiệu quả. Bên cạnh nước lọc, có thể uống thêm các nước ép dứa, ép táo, ép lựu… chứa hàm lượng vitamin C, giúp giảm lượng axit trong nước tiểu và tăng cường chất chống oxy hóa cho cơ thể.
Nên đảm bảo một chế độ dinh dưỡng phù hợp, góp phần hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh thận và bảo vệ sức khỏe cơ thể tốt nhất.