Nếu đã bị COVID-19 và Bệnh tim mạch và hết bệnh thì tôi có bị lại nữa không? Đã mắc COVID-19 và khỏi bệnh có cần tiêm phòng nữa không? Đã tiêm đủ hai mũi vắc xin, liệu có bị nhiễm bệnh không? Người bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, dị ứng hải sản, thuốc kháng sinh… có được tiêm vắc xin COVID-19 không? Tiêm vắc xin có làm cho bệnh tim nặng hơn không? Có nên uống thuốc phòng tác dụng phụ trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 không?… Rất nhiều câu hỏi về bệnh COVID-19 và điều kiện chủng ngừa COVID-19 sẽ lần lượt được “giải mã” trong sách “COVID-19 & Bệnh tim mạch”.
“COVID-19 & Bệnh tim mạch” được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh TP.HCM: PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh – Giám đốc Trung tâm Tim mạch (chủ biên), TS.BS Nguyễn Anh Dũng – Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực, ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều – Trưởng khoa Nội tim mạch, BSCKI Vũ Năng Phúc – Trưởng khoa Tim bẩm sinh, BSCKI Phạm Thục Minh Thủy – Khoa Tim bẩm sinh, BS. Nguyễn Phạm Thùy Linh – Khoa Tim bẩm sinh và ThS.BS Phạm Hoàng Trọng Hiếu – Khoa Thông tim can thiệp.
Đặt mua sách tại đây.
Xem thêm: ĐIỀU TRỊ VÔ SINH HIẾM MUỘN HIỆU QUẢ SAU GIÃN CÁCH
Sách do Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh phối hợp cùng Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM phát hành, gồm 108 trang in màu với 5 chương sẽ cung cấp những thông tin khoa học về bệnh lý và chủng ngừa COVID-19 cho mọi đối tượng, đặc biệt là những người mắc bệnh mạn tính như tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận mạn, ung thư…
– Chương 1: Coronavirus & Dịch tễ học: Đây là phần khá thú vị từng bước “giải mã” những thông tin khoa học nhưng vô cùng dễ hiểu về tác nhân gây nên “đại dịch” kinh hoàng COVID-19 như: Tại sao bệnh có tên là COVID-19? Có phải có nhiều loại virus gây bệnh COVID-19? Tại sao Coronavirus lại có biến thể/biến chủng? SARS-CoV-2 sinh sôi như thế nào? Virus sống được bao lâu trên các bề mặt? Cách thức lây truyền ra sao? Bơi lội chung trong hồ có làm lây truyền virus? Người nhiễm bệnh không có triệu chứng có thể lây truyền virus không? SARS-CoV-2 có thể theo giọt bắn và ở lại bao lâu trên quần áo? SARS-CoV-2 có thể bám trên tóc khi tiếp xúc với người bệnh COVID-19 không? Cơ thể chống chọi với SARS-CoV-2 như thế nào?…
– Chương 2: Câu hỏi về bệnh lý COVID-19: Cung cấp thông tin chính thống và giải đáp những thắc mắc về bệnh COVID-19: Triệu chứng của bệnh COVID-19? Ai có nguy cơ mắc COVID-19 nặng phải nhập viện hoặc tăng tử vong? Bệnh nhân nhiễm COVID-19 có bị viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim hay suy tim không? Người mắc COVID-19 có phải dễ bị đột tử không? Các xét nghiệm nào dùng chẩn đoán COVID-19? Khi nào thì nên đi xét nghiệm COVID-19? Có nên đi xét nghiệm tầm soát mỗi tuần không? Sau khi khỏi bệnh COVID-19 thì có khả năng bị lại không?…
– Chương 3: Dược tính và cách bào chế thuốc chủng ngừa: Mang đến những thông tin được nhiều người quan tâm hiện nay như: Các kỹ thuật bào chế và dược tính của vắc xin phòng COVID-19? Các loại vắc xin COVID-19 khác nhau thế nào? Có tiêm hỗn hợp vắc xin COVID-19 được không? Khoảng cách xa nhất giữa hai mũi là bao lâu? Đã mắc bệnh có cần chủng ngừa nữa không? Hiệu quả bảo vệ của từng loại vắc xin? Tiêm vắc xin có hiệu quả bảo vệ ngay không? Nếu tiêm đủ hai mũi vắc xin thì có mắc bệnh không? Tiêm vắc xin sản xuất từ virus cũ, vậy có bảo vệ được không?…
– Chương 4: Điều kiện chủng ngừa (người lớn, trẻ em, bệnh nhân tim mạch,…): Đây là phần chính giải đáp những thắc mắc liên quan đến chủng ngừa COVID-19 cho mọi đối tượng: Người bệnh tim mạch, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, người ghép tạng, ung thư… có nên chủng ngừa không? Tiêm phòng COVID-19 có làm cho bệnh tim nặng hơn không? Người lớn tuổi, sức khỏe yếu có nên tiêm vắc xin COVID-19 không? Tiêm phòng cúm và phế cầu có thể được bảo vệ khỏi COVID-19 không? Tiêm vắc xin COVID-19 có tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim không? Tiêm vắc xin COVID-19 có làm tăng nguy cơ thải ghép ở người ghép thận không?…
– Chương 5: Một số vấn đề khác: Ăn uống như thế nào trong ngày tiêm chủng? Cần chuẩn bị gì trước khi tiêm vắc xin COVID-19? Có nên uống thuốc gì phòng ngừa tác dụng phụ trước không? Các loại vitamin hoặc thực phẩm chức năng có thể bảo vệ cơ thể chống lại COVID-19 không? Một số “mách nhỏ” ứng phó mùa dịch…
Với người khỏe mạnh, nhiễm COVID-19 đã là mối nguy đe dọa tính mạng, nhưng với người có bệnh nền tim mạch thì tình trạng còn nghiêm trọng hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân mắc bệnh cơ tim nặng, bệnh nhân đang điều trị suy tim, bệnh nhân tăng áp phổi, bệnh nhân sau ghép tim… là đối tượng có nguy cơ chuyển biến nặng phải nhập viện điều trị, thậm chí tử vong khi nhiễm COVID-19. Do đó, trong sách “COVID-19 & Bệnh tim mạch”, các tác giả dành phần lớn nội dung để giải đáp thắc mắc và cung cấp các thông tin cơ bản về điều kiện chủng ngừa COVID-19 cho bệnh nhân bệnh mạch vành, tăng huyết áp, tăng áp phổi, thay van tim, ghép tim, suy tim, nhồi máu cơ tim, tim bẩm sinh, sau tai biến…; tác dụng phụ của vắc xin đối với người bệnh tim mạch, tương tác của các loại thuốc điều trị bệnh tim với vắc xin phòng COVID-19…
Ngoài ra, còn rất nhiều những thông tin thú vị, bổ ích về virus gây bệnh COVID-19; con đường lây nhiễm SARS-CoV-2; công nghệ bào chế, hiệu quả bảo vệ, tác dụng phụ của các loại thuốc chủng ngừa; những phản ứng sau tiêm cần lưu ý…
Sách “COVID-19 & Bệnh tim mạch” chính thức phát hành vào ngày 1/10/2021 với số lượng giới hạn. Hãy nhanh tay đặt mua sách ngay!
Xem thêm: CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH HÔ HẤP Ở TRẺ NHỎ TRONG MÙA DỊCH